Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở mẹ bầu

(4.03) - 28 đánh giá

Tháng năm là tháng phòng chống đột quỹ ở Mỹ, đột quỵ dường như không liên quan đến đến việc mang thai, tuy nhiên đột quỵ có thể xảy ra trong quá trình mang thai gây những hậu quả nghiêm trọng.

Cứ 100.000 phụ nữ sinh con, 2-70 người trong số đó sẽ bị đột quỵ. Đột quỵ có vẻ hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng mỗi năm có đến hàng ngàn phụ nữ bị đột quỵ cả khi đang mang thai hoặc vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Đáng chú ý hơn, đột quỵ gây ra 10 % các ca tử vong liên quan đến thai nhi.

Khoảng 10 % thai phụ bị đột quỵ trước khi sinh, trong khi 40 % xảy ra trong quá trình sinh nở. 50 % còn lại xảy ra sau khi sinh em bé, thường là trong vòng sáu tuần sau khi sinh con.

Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi mang thai

Nói chung, các triệu chứng của đột quỵ trong khi hoặc sau khi mang thai là tương tự như các triệu chứng gây ra các cơn đột quỵ bất kỳ khác. Tuy nhiên, một số triệu chứng đột quỵ cụ thể trong khi hoặc sau khi mang thai có thể khác một chút so với các dấu hiệu ở những cơn đột quỵ thông thường.

Bao gồm:

  • Nhức đầu: Đau đầu thường xuyên là một dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Đâu đầu là dấu hiệu phổ biến trong đột quỵ do xuất huyết khối tĩnh mạch não (CVT). Thông thường những cơn đau đầu đau đớn hơn, hoặc kéo dài hơn nhiều, so với các cơn nhức đầu thông thường của bạn. Bạn nên đến phòng cấp cứu nếu bạn bị nhức đầu như vậy cùng với các triệu chứng nhìn một thành hai, mệt mỏi, tê liệt và các triệu chứng đột quỵ thường gặp khác. Một dạng đau đầu khác khi bị bạn phải đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức là nhức đầu dữ dội.
  • Nhìn một thành hai: tầm nhìn đôi là một triệu chứng hiếm gặp của đột quỵ, nhưng nó có thể xảy ra trong khi bị CVT hoặc động mạch não bị vỡ sau khi phình to. Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng này thường đi kèm với nhức đầu.
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng: huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến chức năng của một số mạch máu trong vùng não sau, một trong số các mạch máu đó kiểm soát cảm giác thăng bằng của chúng ta. Những phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp trong thời kỳ mang thai dễ bị đột quỵ hoặc có nguy cơ bị đột quỵ, mà triệu chứng đầu tiên là chóng mặt và / hoặc chóng mặt. Đột quỵ cũng có thể gây ra buồn nôn hoặc nôn ọe.
  • Mắt nhìn mờ: Bởi vì các thùy chẩm xử lý các chức năng liên quan đến tầm nhìn trong bộ não nằm trong khu vực não sau, phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cũng có thể có mắt nhìn bị mờ. Điều này thường xảy ra như là kết quả của hội chứng bệnh lý chất trắng não sau có thể hồi phục được (RPLS).
  • Động kinh: Bất kỳ cơn đột quỵ nào đều có thể gây ra các cơn co giật. Trong thực tế, động kinh là dấu hiệu đầu tiên ở một tỷ lệ nhỏ các ca đột quỵ. Tuy nhiên, động kinh là một triệu chứng phổ biến của hội chứng bệnh lý chất trắng não sau có thể hồi phục được (RPLS) và đột quỵ xuất huyết não, cả hai hội chứng này đều có thể xảy ra khi bạn bị huyết áp cao. Mặc dù hiếm, đột quỵ có các triệu chứng như trên có thể xảy ra trong hoặc sau khi mang thai.
  • Mê man và hôn mê: chảy máu nặng hoặc sưng bên trong não có thể dẫn đến buồn ngủ đến cùng cực và / hoặc mê man. Các dấu hiệu này có thể xảy ra do RPLS, CVT, huyết áp cao, và các hội chứng bệnh khác của đột quỵ trong thai kỳ.

Bạn phải đi khám bác sĩ khi bạn bắt đầu phát hiện ra những triệu chứng này, để các bác sĩ có thể quyết định cách điều trị cho bạn.

Một số yếu tố gây nguy cơ đột quỵ

Các nhân tố gây nguy cơ bị đột quỵ khi mnag thai cũng giống như các nguy cơ gây đột quỵ thông thường – người lớn tuổi, người bị béo phì, đau nửa đầu, hút thuốc, và bị bệnh tim.

Tuy nhiên một số nhân tố đặc biệt sẽ gây ra các nguy cơ bị đột quỵ trong thai kỳ như tiểu đường trong thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ (huyết áp cao), và chảy máu sau khi sinh. Tăng huyết áp gây ra nguy cơ cao bị đột quỵ. Một phần ba các ca đột quỵ khi mang thai có liên quan đến huyết áp cao.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cảnh báo 7 hậu quả kinh hoàng từ việc nạo phá thai

(11)
Hậu quả của việc nạo phá thai đối với nữ giới là rất nghiêm trọng. Thậm chí, thủ tục nguy hiểm này còn có thể dẫn đến tử vong nếu bạn không ý ... [xem thêm]

Bí kíp phòng ngừa và điều trị nám khi mang thai

(37)
Nám da phổ biến ở phụ nữ mang thai, làm làn da xuất hiện các mảng đốm nâu, xám nâu. Nhưng bạn không cần phải lo lắng, vì đây là vấn đề khá phổ biến ... [xem thêm]

Các lợi ích sức khỏe mà tôm mang lại cho chúng ta là gì?

(82)
Hải sản nói chung và tôm nói riêng là nguồn thực phẩm mang lại dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những lợi ích sức khỏe của ... [xem thêm]

Ăn chay trường đúng cách để bảo vệ sức khỏe

(43)
Nếu bạn ăn chay trường đúng cách thì sẽ tăng cường sức khỏe cho bản thân nhưng lại tăng nguy cơ cao bị thiếu chất dinh dưỡng khi ăn uống không lành mạnh. ... [xem thêm]

Bạn nên chọn chế độ ăn kiêng low carb hay low fat?

(93)
Bạn đang băn khoăn về việc lựa chọn chế độ ăn kiêng low carb hay low fat để giảm cân hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra một câu trả ... [xem thêm]

Mách mẹ bầu bí quyết giảm ù tai khi mang thai

(61)
Ù tai khi mang thai là triệu chứng thai kỳ khá phổ biển. Mặc dù không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó lại khiến bạn cảm thấy ... [xem thêm]

Tìm hiểu hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

(71)
Bên cạnh rối loạn tiêu hoá, nhiều trẻ còn mắc phải hội chứng ruột kích thích. Bố mẹ hãy đọc bài viết này để cùng tìm ra giải pháp nếu con bạn gặp ... [xem thêm]

Ngực con gái tuổi dậy thì phát triển thế nào?

(27)
Tuổi dậy thì là thời điểm mà cơ thể sẽ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đối với con gái, sự thay đổi lớn nhất là những khác lạ xuất hiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN