5 lời đồn khiến các mẹ bối rối khi cho bé ăn dặm

(3.98) - 35 đánh giá

Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại bột, bánh ăn dặm được chế biến sẵn trên thị trường, bao gồm cả thực phẩm hữu cơ dành cho bé. Thế nhưng, nhiều mẹ bỉm sữa vẫn cố gắng tự tay nấu thức ăn cho con để đảm bảo mình biết rõ các chất dinh dưỡng được cung cấp cho bé.

Bắt đầu từ 4–6 tháng tuổi, hầu hết các bé đã sẵn sàng ăn dặm bổ sung bên cạnh việc bú sữa. Trẻ sẽ ngưng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng mà thay vào đó là bắt đầu phối hợp cử động ở miệng để di chuyển thức ăn vào trong họng và nuốt. Tuy nhiên, dạ dày và đường tiêu hóa nói chung của trẻ còn rất non yếu nên bố mẹ cần thận trọng trong khâu lựa chọn thức ăn cho bé.

Ở thời điểm bé tập ăn dặm, lượng thức ăn mà chúng ăn mỗi bữa thường rất ít, có khi chỉ ăn được mỗi một thìa bột. Do đó, nhiều mẹ thường sử dụng bột ăn dặm chế biến sẵn khi không có nhiều thời gian chế biến thức ăn.

Sử dụng bột chế biến sẵn cho bé tập ăn dặm

Trong giai đoạn đầu khi trẻ có thể bắt đầu ăn được thức ăn mềm, hơi đặc bên cạnh việc bú sữa, nhiều bà mẹ đã lựa chọn sử dụng bột ăn dặm chế biến sẵn cho bé. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột ăn liền với công thức đã được nghiên cứu là phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Các loại bột này cũng rất đa dạng về thành phần để cho mẹ lựa chọn và thay đổi cho trẻ.

Quá trình pha bột cho trẻ ăn cũng đơn giản nên các mẹ sẽ tiết kiệm thêm được ít thời gian để giải quyết công việc khác. Dù vậy, việc tự chuẩn bị và nấu thức ăn dặm cho trẻ từ những thực phẩm tươi ngon vẫn giúp trẻ có nhiều hứng thú hơn trong việc ăn uống. Đa dạng hóa thức ăn vừa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa để trẻ tìm hiểu nhiều món ăn hơn.

Lợi ích khi tự chuẩn bị thức ăn cho bé tập ăn dặm

Thời gian đầu, bạn nên bột ăn dặm cho bé với một nguyên liệu đơn lẻ trước khi bắt đầu phối hợp nhiều thành phần khác nhau. Điều này giúp bạn dễ phát hiện món ăn có thể gây ra dị ứng ở trẻ. Bạn có thể bắt đầu với những nguyên liệu như rau củ, trái cây xay nhuyễn, các loại đậu, sữa chua.

Những lợi ích thiết thực mà bạn có thể nhận được khi tự tay lựa chọn thức ăn và nấu cho trẻ nhà mình là:

  • Biết chính xác loại thực phẩm mà trẻ ăn
  • Có thể tiết kiệm hơn so với mua các sản phẩm bột ăn liền hay cháo dinh dưỡng ngoài tiệm
  • Tự tay chọn lựa các loại trái cây, rau quả hay những thực phẩm tươi ngon cho bé thay vì chỉ ăn một số rau quả nhất định trong loại bột, cháo ăn liền
  • Tập cho bé thói quen ăn các loại thức ăn giống với bữa ăn của gia đình

Quá trình ăn dặm cùng con chắc chắn không hề dễ dàng, đặc biệt khi bạn muốn tự tay mang đến cho bé những gì tốt nhất. Nhiều mẹ đã từ bỏ việc tự nấu bột, cháo ăn dặm cho con hoặc sử dụng xen kẽ với bột ăn liền vì không có nhiều thời gian hay gặp khó khăn trong bảo quản nguyên liệu. Dù là phương thức nào, bạn cũng cần cân đối đủ các chất dinh dưỡng bổ sung cho trẻ trong giai đoạn này.

Lựa chọn thực phẩm cho bé tập ăn dặm

Ở giai đoạn mới tập ăn dặm, bạn cần cung cấp các thực phẩm giàu sắt, kẽm cho bé. Thực tế, từ 6 tháng tuổi trở đi, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể bé giảm dần và lượng sắt trong sữa mẹ thì rất thấp. Theo nghiên cứu của tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ vào năm 2007, từ 9–10 tháng tuổi, 90% lượng sắt và kẽm bé hấp thụ được đến từ những bữa ăn dặm.

Các thực phẩm bạn có thể chế biến thành bột cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn đầu gồm:

  • Các loại rau củ không quá ngọt, như bông cải xanh, bông cải trắng, cải bó xôi, cải xoăn, cà rốt, bí ngòi…
  • Một số loại trái cây quen thuộc như chuối, dâu, thơm (dứa), táo, cam, xoài, đào…
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột gồm khoai tây, cơm, cháo, ngũ cốc…
  • Thực phẩm cung cấp protein và các chất dinh dưỡng cần thiết (như sắt, kẽm) gồm thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá, các loại đậu…

Khi chế biến, bạn cần rửa sạch nguyên liệu, nấu chín và xay nhuyễn chúng thành dạng bột hơi sệt. Hãy nhớ, trẻ nhỏ không cần ăn thêm muối và đường nên bạn không cần nêm thêm gia vị khi cho trẻ ăn dặm. Thức ăn quá mặn sẽ không tốt cho thận và đường thì có khả năng gây ra sâu răng.

Một số lưu ý khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm

Ngoài ra, có một số thực phẩm dễ gây dị ứng thường thấy là:

  • Sữa bò
  • Trứng
  • Động vật có vỏ
  • Đậu nành
  • Thực phẩm có gluten như lúa mì, lúa mạch…
  • Đậu phộng

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm với một loại thực phẩm mới nào, các mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi các biểu hiện dị ứng có xuất hiện hay không để can thiệp kịp thời.

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo rằng mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé được ít nhất là 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy có thể cho bé ăn dặm sớm hơn nhưng theo khuyến cáo, bạn không nên cho bé dưới 3 tháng tuổi ăn dặm các loại rau củ chứa nhiều nitrate như cà rốt, các loại đậu có màu xanh hay rau chân vịt,…

Mách mẹ một số mẹo nhỏ nấu bột, cháo ăn dặm cho con

Tự nấu ăn cho con mang nhiều lợi ích thiết thực nhưng cũng có một số bất lợi đối với mẹ, vì thế một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như chuẩn bị cho con bữa ăn đơn giản nhưng đầy đủ dưỡng chất:

  • Món ăn không nên có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể.
  • Bạn cần cẩn trọng khi sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn. Thức ăn có thể không được hâm nóng đều trong lò vi sóng, khiến cho một số chỗ có nhiệt độ cao hơn chỗ khác. Do đó, bé có thể bị bỏng nếu ăn phải chỗ thức ăn nóng hơn. Để tránh khỏi trường hợp trên, bạn hãy trộn đều thức ăn sau khi hâm nóng bằng lò vi sóng và chờ vài phút trước khi cho bé ăn.
  • Chỉ lấy vừa đủ lượng thức ăn mà bé cần và bỏ đi những thức ăn thừa của bé. Nước bọt lẫn trong thức ăn cũ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến ôi thiu.
  • Đừng cho bé ăn thức ăn có nhiều đường, đặc biệt là mật ong. Những thực phẩm này có thể khiến con có nguy cơ mắc phải ngộ độc độc tố và dễ dẫn đến tử vong.

Tự chuẩn bị thức ăn cho trẻ là một điều không quá khó khăn nhưng cũng chẳng phải dễ dàng, nhất là đối với các bà mẹ bận rộn. Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý, sắp xếp thời gian và kiên trì trong việc lên thực đơn ăn dặm, bạn sẽ đảm bảo được chất lượng các bữa ăn, giúp bé phát triển khỏe mạnh, vui vẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đối tượng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

(56)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

Nguyên nhân bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12

(95)
Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường là do cơ thể không sản xuất đầy đủ các yếu tố nội tại hay do các nguyên nhân khác, như nhiễm trùng, ... [xem thêm]

8 loại rau củ tốt cho cả bà bầu và thai nhi

(35)
Vấn đề dinh dưỡng khi mang thai là một phần quan trọng của thai kỳ mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng đặc biệt quan tâm. Bà bầu nên ăn rau gì hay tránh ăn gì là ... [xem thêm]

Người mắc bệnh ung thư vú nên ăn gì?

(29)
Người bị ung thư vú nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, một số loại thực phẩm nhất định có thể hỗ trợ điều trị ung ... [xem thêm]

Học 11 cách kiểm soát lo lắng để sống an nhiên

(36)
Kiểm soát lo lắng không phải là kỹ năng tự có của một người. Điều đó cần có thời gian để luyện tập. Nếu thực hiện tốt, cuộc sống của bạn sẽ ... [xem thêm]

Người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột?

(29)
Để kiểm soát lượng đường huyết, bạn cần biết cách lượng tinh bột khi xây dựng kế hoạch ăn uống cho mình. Tính toán lượng tinh bột giúp bạn theo dõi ... [xem thêm]

5 sự thật về âm đạo có thể bạn chưa từng biết

(69)
Hiện nay, phải thừa nhận là hầu hết chúng ta đều chưa hiểu rõ sự kì diệu của cơ quan sinh dục người phụ nữ. Không giống những bộ phận khác trên cơ ... [xem thêm]

Kiểm soát cơn thèm ngọt ở bé từ điều đơn giản

(86)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN