5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng dầu tràm

(3.71) - 88 đánh giá

Tinh dầu tràm là sản phẩm của quá trình chưng cất từ lá và cành non của cây tràm và tràm gió. Bạn có thể sẽ nhầm lẫn dầu tràm với dầu tràm trà hay dầu tràm năm gân.

Dầu tràm khá phổ biến với các mẹ khi mới sinh con vì dân gian xưa hay dùng để tắm và thoa trẻ sơ sinh nhằm giúp bé khỏe mạnh và chống gió. Vậy liệu loại dầu có thực sự hiệu quả như thế và bạn đã biết dùng đúng cách chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Hiệu quả của tinh dầu tràm

Dù chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh nhưng dưới đây là những công dụng và hiệu quả của dầu mà nhiều người công nhận với các tình trạng như:

  • Đau răng
  • Cảm lạnh
  • Đau đầu
  • U bướu
  • Thuốc bổ
  • Long đàm
  • Nấm da
  • Đau khớp

2. Tác dụng

Dầu tràm chứa chất hóa học được gọi là cineole. Khi bôi lên da, cineole có thể kích thích và làm ấm da, giúp giảm đau cho các cơ nằm sâu dưới da.

Dầu còn được dùng để trị cảm lạnh, đau đầu, đau răng và u bướu. Bên cạnh đó, dầu là chất loãng đờm hiệu quả nên thường dùng để trị ho và còn là thuốc bổ cho cơ thể.

Một vài người bôi dầu lên da để trị ghẻ và nấm. Dầu tràm có thể dùng đơn độc hay trộn chung với các thành phần khác thành dung dịch diệt khuẩn, điều trị đau khớp và các chứng đau khác.

Trong công nghiệp, dầu từ cây tràm còn có tác dụng giảm đau nướu sau khi nhổ răng. Trong công nghệ chế biến thực phẩm và đồ uống, dầu tràm còn được dùng để làm hương liệu với lượng nhỏ.

3. Mức độ an toàn của tinh dầu tràm

Một lượng rất nhỏ sẽ khá an toàn khi cho kèm với thức ăn để làm hương liệu. Thế nhưng, bạn không nên uống với lượng nhiều vì tác hại chưa rõ ràng.

Dầu tràm có thể an toàn với hầu hết mọi người khi thoa một lượng ít lên vùng da không có vết thương, nhưng có thể gây phản ứng dị ứng với một số người.

4. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, không có thông tin nào đáng tin cậy về độ an toàn khi sử dụng dầu tràm. Vì thế, bạn nên tránh sử dụng nếu không cần thiết nhé.

  • Trẻ em: Dầu có thể không an toàn với trẻ khi hít phải hay bôi lên da mặt vì có thể gây các vấn đề hô hấp nghiêm trọng. Bạn nên để dầu tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Hen: Hít phải dầu có thể gây cơn hen cấp. Người có tiền căn hen suyễn không nên sử dụng.

5. Dầu tràm có sự tương tác thuốc nào không?

Một vài thuốc được chuyển hóa bởi gan và dầu tràm có thể làm chậm quá trình này. Sử dụng dầu chung với một số thuốc có thể làm tăng hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế, trước khi kết hợp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.

Những thuốc có thể bị ảnh hưởng khi dùng chung với dầu tràm gồm amitriptyline (Elavil), clozapine (Clozaril), codeine, desipramine (Norpramin), donepezil (Aricept), fentanyl (Duragesic), flecainide (Tambocor), fluoxetine (Prozac), meperidine (Demerol), methadone (Dolophine), metoprolol (Lopressor, Toprol XL), olanzapine (Zyprexa), ondansetron (Zofran), tramadol (Ultram), trazodone (Desyrel)…

Liều lượng thích hợp

Liều lượng dầu tràm thích hợp được dùng để điều trị bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một vài tình trạng bệnh khác. Hiện nay, chưa có đủ thông tin khoa học nào xác định liều an toàn khi sử dụng dầu tràm. Do đó, bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đáng tin cậy hay hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đường huyết tăng cao phải làm thế nào?

(23)
Đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người bị ... [xem thêm]

6 tuyệt chiêu đối phó với trẻ thích la hét

(77)
Khi không vừa ý điều gì, trẻ thích hét lên để phản đối hay gây sự chú ý của ba mẹ. Để đối phó tình huống này, bạn hãy áp dụng các cách sau của ... [xem thêm]

Giải mã hành động liếm của cún cưng

(88)
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao chó cưng liếm bạn, hay liếm móng chân không? Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng chó thường liếm ai đó để biểu ... [xem thêm]

9 bí quyết ăn uống lành mạnh khi dự tiệc

(48)
Tham gia một bữa tiệc với vô số món ăn hấp dẫn nhưng không phải món nào cũng tốt cho sức khỏe, do đó, bạn cần vạch sẵn kế hoạch ăn uống lành mạnh khi ... [xem thêm]

Các biến chứng nguy hiểm của hen suyễn

(74)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Công thức lấy lại vóc dáng sau sinh cực kỳ đơn giản

(19)
Khi con chào đời, ngoài niềm hạnh phúc với thiên chức làm mẹ thì chị em phụ nữ chúng ta cũng không khỏi băn khoăn: Làm sao có thể lấy lại vóc ... [xem thêm]

Người bệnh huyết áp cần biết gì về tinh bột và chất xơ?

(59)
Tinh bột và chất xơ là hai trong số các nhóm thực phẩm thiết yếu mà bạn cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Nhưng liệu bạn hiểu được những “người bạn ... [xem thêm]

Tại sao ngày càng có nhiều đàn ông sử dụng thuốc cương dương?

(74)
Trong những năm gần đây, chứng rối loạn cương dương ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở giới trẻ. Điều này dẫn đến việc ngày càng có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN