5 điều bạn cần biết về tiền sản giật

(3.87) - 41 đánh giá

Rất nhiều phụ nữ trên thế giới tử vong hoặc phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do cao huyết áp để lại, bao gồm tiền sản giật và sản giật.

Lâu nay, bạn ít nhiều nghe nói đến sản giật và tiền sản giật nhưng bạn biết gì về hai chứng bệnh này? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu 5 điều nên biết về tiền sản giật và sản giật:

1. Sản giật là một biến chứng nghiêm trọng của tiền sản giật

Biểu hiện đặc trưng nhất của tiền sản giật chính là một hoặc nhiều cơn co giật trong khi mang thai hoặc trong thời kỳ hậu sản. Ở các nước phát triển, sản giật rất hiếm gặp và thường có thể điều trị tốt nếu được can thiệp kịp thời và điều trị thích hợp. Nhưng nếu không được điều trị, các cơn co giật có thể dẫn đến hôn mê, tổn thương não và có nguy cơ gây tử vong ở người mẹ hoặc trẻ sơ sinh.

Bác sĩ thường điều trị cho sản phụ bị tiền sản giật bằng magnesium sulfate. Đây là hoạt chất đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sản giật.

Ngày nay, hầu hết các cơn sản giật chỉ xảy ra sau sinh vì bác sĩ đã cho sản phụ sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa sản giật trong chuyển dạ. Thời điểm có nguy cơ sản giật cao nhất chính là cuối mỗi lần rặn khi phụ nữ sinh thường (tức là sinh theo ngả âm đạo). Tiền sản giật cũng có thể ảnh hưởng đến gan – gọi là hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu hoặc thận.

2. Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ

Tiền sản giật thường xuất hiện nhiều nhất trong tam cá nguyệt thứ ba với triệu chứng đặc trưng nhất là tăng huyết áp và suy thận. Các bác sĩ thường sẽ theo dõi huyết áp của thai phụ cũng như kiểm tra lượng chất đạm dư thừa trong nước tiểu. Đây được coi là một biến chứng của 4–5 tháng cuối thai kỳ và sau sinh.

Tiền sản giật ban đầu được coi là một rối loạn xảy ra trước sản giật, vì thế nó mới có tên gọi như bây giờ. Các bác sĩ từng tin rằng sản giật là một sự tiến triển của tiền sản giật, nhưng chứng co giật có thể xảy ra một cách đột ngột ở những phụ nữ trước đây chưa có dấu hiệu của tiền sản giật.

Tiền sản giật, cùng với các rối loạn tăng huyết áp khác của thai kỳ như hội chứng HELLP, ảnh hưởng đến khoảng 5–8% các ca sinh.

Thai phụ cần phải được chăm sóc dưới điều kiện y tế hết sức đặc biệt trước khi sinh. Hằng năm, hơn 50.000 ca tử vong xảy ra trên thế giới do sản giật, chủ yếu là ở các nước đang phát triển, nơi chưa có nhiều hiểu biết về việc chăm sóc thai phụ trước khi sinh.

3. Tiền sản giật thường có xu hướng xảy ra trong lần mang thai đầu tiên

Những yếu tố nguy cơ gây ra tiền sản giật bao gồm đa thai (có thai nhiều em bé cùng lúc); tiền sử cao huyết áp mãn tính, tiểu đường, bệnh thận hoặc từng ghép nội tạng; tiền sử bệnh lý gia đình có người đã bị tiền sản giật; độ tuổi của thai phụ và người bị béo phì, đặc biệt với những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30.

Sản giật là bệnh lý xảy ra do độ tuổi vì bệnh thường xuất hiện ở những thai phụ trong độ tuổi thanh thiếu niên hoặc ở độ tuổi 30 đến 40. Bạn không bị tiền sản giật trong lần mang thai đầu không có nghĩa là những lần mang thai sau sẽ không bị nữa. Ví dụ, hội chứng HELLP lại xảy ra phổ biến ở những lần mang thai sau.

Ngày nay, người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đồng thuận rằng nhau thai đóng vai trò quan trọng trong việc gây nên tiền sản giật, và những phụ nữ có bệnh cao huyết áp mãn tính và các bệnh chuyển hóa nhất định như tiểu đường sẽ dễ bị hơn.

Mang thai là tác nhân của tiền sản giật, các vấn đề cụ thể giữa thai nhi và mẹ, gen từ người cha… đều có thể là tác nhân mang nguy cơ gây bệnh.

Thai phụ mắc chứng tiền sản giật có nhiều nguy cơ gặp các biến chứng như con nhẹ cân, sinh non hay nhau bong non – nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh.

4. Tiền sản giật có thể diễn tiến rất âm thầm

Thông thường, các sản phụ không biết mình đang bị tiền sản giật. Vì thế, các mẹ bầu nên đi khám thường xuyên dù cho không xuất hiện các dấu hiệu để có thể điều trị kịp thời. Bệnh khởi phát từ từ, âm thầm nên thai phụ không hề nhận ra mình đang tăng huyết áp hay bị bệnh.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sưng ở tay và mặt hoặc phù nề. Lưu ý một số dạng phù được coi là bình thường trong quá trình mang thai, nhưng các bác sĩ sẽ đặc biệt tìm kiếm những vị trí phù ở mặt và phía sau mắt.
  • Tăng cân đột ngột chỉ trong 1–2 ngày đến hơn 1kg/một tuần.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, sản phụ có thể bị:

  • Nhức đầu mà không thuyên giảm
  • Đau bụng trên bên phải, dưới xương sườn hoặc đau vai phải
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Thay đổi thị lực: mù tạm thời, nhìn thấy những tia hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ.

5. Cách duy nhất để chữa bệnh tiền sản giật chính là sinh con

Nếu bị chẩn đoán mắc phải tiền sản giật khi sắp đến ngày sinh con hoặc thai đã được 37 tuần, bạn nên nghỉ ngơi trên giường, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc thậm chí là nằm viện nếu cần thiết. Đa số các trường hợp bị sản giật trước khi sinh đều có thể được điều trị với steroid.

Hầu hết các ca sản giật hậu sản đều xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu kể từ lúc sinh, nhưng tình trạng này cũng có thể khởi phát trong vòng 4–6 tuần sau khi sinh. Chữa lành tiền sản giật bắt đầu với chuyển dạ, khi mô nhau được lấy ra hoàn toàn.

Sản giật ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ. Gần 80% phụ nữ tử vong vì sản giật trong giai đoạn hậu sản. Mất ngủ, trầm cảm sau sinh, việc quá chú ý đến đứa con và thiếu kinh nghiệm sau sinh đều khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua hoặc không chú ý đến các dấu hiệu của tiền sản giật.

Sau khi sinh, các bà mẹ thường dồn hết tâm trí vào bé yêu nên bỏ qua các cơn đau đầu và nhiều dấu hiệu mệt mỏi khác mà không hề biết rằng những cơn đau đầu nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật sau sinh. Bạn hãy chú ý chăm sóc bản thân nhiều hơn để có một sức khỏe tốt và ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay chứng sản giật. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu có băn khoăn hay thắc mắc nào bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 loại thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho bé

(45)
Thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho trẻ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể giúp bé phát triển tốt hơn. Hãy tham khảo bảy loại thực phẩm sau nhằm ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc phá thai nguy hiểm thế nào?

(63)
Hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc phá thai sẽ giúp các chị em kiểm soát rõ hơn những triệu chứng mà mình gặp phải và có những cách chăm sóc sức khỏe để ... [xem thêm]

Nhận diện những ngành nghề có nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp cao

(91)
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), hơn 1/3 số người trên 65 tuổi có các triệu chứng đau xương khớp. Điều này cho thấy đau xương khớp ... [xem thêm]

Dấu hiệu ung thư vòm họng Dấu hiệu ung thư vòm họng rất dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường

(25)
Có thể bạn quan tâm: Kiểm tra nhanh nếu bạn nghi ngờ có triệu chứng bệnh Cổ họng có cảm giác bị vướng tuy không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt và ... [xem thêm]

Ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

(30)
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao, ngược lại trẻ thiếu ngủ sẽ chậm lớn ... [xem thêm]

Thai nhi có khả năng bị đột quỵ?

(32)
Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già. Trẻ thường bị đột quỵ trong ... [xem thêm]

Stress khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi

(69)
Căng thẳng là một điều rất bình thường trong cuộc sống, ngay cả khi mang thai bạn cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy stress ... [xem thêm]

Quần độn mông: “Cứu tinh” hay “sát thủ” của phái đẹp?

(18)
Các cô nàng có vòng 3 khiêm tốn nhanh chóng tôn sùng chiếc quần độn mông như vị “cứu tinh” mỗi khi diện những chiếc váy ôm sát. Thế nhưng, chiếc quần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN