7 quan niệm sai lầm về vắc-xin phòng cúm

(3.95) - 42 đánh giá

Cúm có thể lây lan và xảy ra theo mùa, tuy nhiên việc tiêm vắc xin cúm không có nghĩa rằng bạn sẽ hoàn toàn ngăn ngừa được chứng bệnh này.

Bạn đã bao giờ từng nghe nói rằng chúng ta vẫn có khả năng bị ốm ngay cả sau khi tiêm vắc xin cúm? Việc tiêm vắc xin cúm tuy là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp chống lại những chủng virus cúm phổ biến nhất, nhưng sẽ không bảo vệ bạn khỏi tất cả các bệnh về đường hô hấp.

Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu 4 lý do tại sao bạn vẫn bị bệnh sau khi đã tiêm vắc xin cúm nhé!

1. Vắc xin chưa đủ thời gian tác động

Thông thường vắc xin cúm phải mất khoảng hai tuần để phát triển khả năng miễn dịch với cúm sau khi được tiêm. Nếu bạn mắc phải bệnh cúm trong vòng hai tuần sau khi tiêm, điều này có lẽ do bạn đã tiếp xúc với virus ngay trước hoặc ngay sau khi bạn được tiêm phòng.

Nhiều người cho rằng việc tiêm vắc xin cúm đã khiến họ bị cúm. Tuy nhiên, vắc xin được sản xuất và sử dụng ​​từ virus đã chết hoặc bất hoạt nhằm kích thích cơ thể tạo kháng thể, do đó không thể khiến bạn mắc bệnh cúm.

Bạn có thể mắc phải nhiều căn bệnh có triệu chứng giống như bệnh cúm. Việc tiêm phòng cúm không thể giúp bạn bảo vệ chống lại một số bệnh như:

  • Cảm lạnh
  • Viêm phế quản
  • Bệnh cúm dạ dày
  • Viêm phổi (tuy nhiên có thể ngăn ngừa trong trường hợp viêm phổi là biến chứng của bệnh cúm)

Dù đã tiêm vắc xin cúm, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc bệnh vào một lúc nào đó trong mùa cúm với một số bệnh khác có thể nhầm lẫn với bệnh cúm. Chỉ vì bạn đã tiêm phòng cúm, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị bệnh gì cả. Bạn có thể mắc một căn bệnh tương tự do một loại virus khác.

2. Chủng cúm mắc phải không có trong vắc xin

Việc tiêm phòng cúm nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại chủng cúm cụ thể mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể chống lại các bệnh xảy ra ở các mùa trong năm. Tuy nhiên, điều này không thể giúp cơ thể bạn chống lại tất cả các chủng cúm có thể xảy ra. Đồng thời, virus cúm cũng tự biến đổi và thay đổi hàng năm. Đây là lý do loại vắc xin mới phải cần được thực hiện và kiểm soát vào mỗi mùa cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.

Trong mùa cúm 2019 – 2020, Ban tư vấn về thực hành Chủng ngừa khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên với bất kỳ loại vắc xin cúm nào được cấp phép phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người nhận. Điều này bao gồm kể cả vắc xin cúm bất hoạt (IIV), vắc xin cúm tái tổ hợp (RIV) hoặc vắc xin cúm sống dạng xịt mũi (LAIV4). Đồng thời không có loại vắc xin nào được khuyến cáo ưu tiên hơn các loại khác.

Virus cúm gây bệnh cho người có nhiều loại khác nhau. Khi chủng cúm chính xuất hiện trong mùa cúm gây bệnh nhưng không có vắc xin, nhiều người bệnh vẫn sẽ mắc phải chứng bệnh này.

3. Cơ thể không đáp ứng đủ với vắc xin

Trong một số trường hợp ít gặp, bạn vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm phòng cúm do cơ thể đáp ứng miễn dịch không đủ. Mặc dù vậy, khả năng bị biến chứng nghiêm trọng xảy ra khá thấp nếu bạn đã tiêm phòng. Điều này thường xảy ra ở 2 nhóm có hệ thống miễn dịch không ổn định, đó là người lớn tuổi và trẻ em. Việc tiêm phòng cúm có khả năng hoạt động theo những cách hơi khác nhau đối với hai nhóm này.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn những người được tiêm phòng cúm có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn đáng kể khi bị bệnh hơn so với những người không được tiêm chủng.

4. Người trên 65 tuổi nên tiêm vắc xin cúm hàng năm

Bất cứ ai trên 65 tuổi đều được coi là thuộc nhóm có nguy cơ cao và nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Vắc xin tuy không thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa cúm ở lứa tuổi này, thế nhưng trong số những người lớn tuổi không mắc bệnh mãn tính và không sống trong viện dưỡng lão, mũi tiêm này có hiệu quả từ 40–70% trong việc ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến cúm.

Ở người lớn tuổi sống trong viện dưỡng lão hoặc mắc bệnh mãn tính có nguy cơ phải nhập viện do viêm phổi và cúm cao hơn từ 50–60%. Ngoài ra, 70–90% các ca tử vong liên quan đến cúm theo mùa đã xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Những người trong độ tuổi trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm, do đó người chăm sóc cũng cần có sự phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe phù hợp.

Với 4 lý do tại sao bạn vẫn bị bệnh sau khi đã tiêm vắc xin cúm, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng. Đồng thời, bạn cũng nên chủ động hơn trong việc thăm hỏi bác sĩ về liều vắc xin cúm mỗi năm nhé.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung

(21)
Tìm hiểu về đốt viêm lộ tuyến cổ tử cungĐốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp điều trị bằng nhiệt cho ... [xem thêm]

14 nguyên nhân khiến bạn đói bụng liên tục

(37)
Có khi nào mà bạn vừa ăn xong một bữa thật no nê nhưng chẳng lâu sau đó cái bụng đói lại sôi lên cồn cào? Bạn nên lưu ý một số nguyên nhân khiến cơn ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho người cao tuổi: bạn cần phải làm gì?

(46)
Một số mẹo nhỏ trong cách lựa chọn thực đơn cũng như chế biến và bài trí món ăn sẽ giúp việc đảm bảo dinh dưỡng cho người cao tuổi trở nên dễ dàng ... [xem thêm]

9 loại thực phẩm đàn ông nên tránh khi muốn có con

(78)
Không chỉ phụ nữ mới chuẩn bị sức khỏe để làm mẹ mà ngay cả đàn ông muốn có con cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày nữa đấy.Chế ... [xem thêm]

Hé lộ từ A đến Z những điều bạn cần biết về da hỗn hợp

(64)
Mỗi khi lựa chọn những sản phẩm dưỡng da, câu hỏi đầu tiên mà bạn thường nghe luôn là: “Bạn thuộc tuýp da nào?”. Chúng ta cũng thường xuyên được nghe ... [xem thêm]

Giải đáp 9 thắc mắc về bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ

(26)
Sốt tinh hồng nhiệt (ban đỏ) là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh có khả năng lây truyền cao. Vì vậy, bố mẹ cần chăm sóc cẩn thận khi con mắc ... [xem thêm]

Nhận diện hen suyễn ở trẻ em và người lớn: Có phải hen nào cũng giống nhau?

(90)
Hen suyễn ở người trưởng thành là hiện tượng hen suyễn khởi phát sau 20 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

Bạn đã biết người mắc bệnh gan kiêng ăn gì chưa?

(21)
Tìm hiểu vấn đề người mắc bệnh gan kiêng ăn gì góp phần tăng tỷ lệ thành công cho quá trình điều trị.Khi mắc bệnh gan, bạn có thể gặp một số khó ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN