Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh gan

(4.1) - 23 đánh giá

Đối với trẻ mắc bệnh gan, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Chế độ ăn uống cân đối với đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn và rút ngắn thời gian nằm viện.

Mẹ cần chuẩn bị cho con khẩu phần ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mắc bệnh gan

Gan đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ vì hai lý do chính sau đây:

  • Gan tạo ra mật, giúp hấp thụ chất béo trong thức ăn;
  • Nó chuyển đổi các dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết sự phát triển của cơ thể.

Trẻ bị vàng da do bệnh gan sẽ khó hấp thu dinh dưỡng trong sữa và luôn cảm thấy đói. Vì vậy, trẻ có xu hướng uống sữa nhiều hơn. Mặt khác, trẻ em bị bệnh gan thường rất kén ăn nhưng nhu cầu về năng lượng của bé lại rất cao. Hai điều này làm cho trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến tăng trưởng kém, thiếu năng lượng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Giúp mẹ thiết lập chế độ ăn uống cho trẻ mắc bệnh gan theo từng độ tuổi

Nếu con của bạn mắc bệnh gan, bạn cần chú ý về khẩu phần ăn, loại sữa đặc biệt mà bé cần uống để con dễ hấp thụ. Tùy theo độ tuổi của bé, bạn có thể tham khảo chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho con dưới đây.

Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh gan

Nếu em bé mắc bệnh gan uống sữa ít và không tăng trưởng tốt, bác sĩ sẽ cho dùng một loại sữa công thức đặc biệt. Sữa này chứa chất béo chuỗi ngắn dễ hấp thụ mà không cần mật từ gan. Bạn phải theo dõi cân nặng của con và luôn cập nhật tình hình cho bác sĩ biết để kịp thời giải quyết. Trường hợp bạn đang cho con bú thì bạn cũng nên bổ sung thêm cho bé sữa đặc biệt. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn cách phối hợp hai loại sữa mẹ và sữa công thức.

Đối với bé ở tuổi tập đi mắc bệnh gan

Bạn nên cho bé ăn dặm từ 4 đến 6 tháng tuổi và cho bé ăn giống như những trẻ khỏe mạnh khác. Bạn có thể hỏi bác sĩ dinh dưỡng phương pháp cai sữa mẹ cho bé dần dần.

Một em bé bị bệnh gan thì không cần phải kiêng bất kỳ thực phẩm nào, nhưng cần phải cho ăn thành nhiều bữa nhỏ và tốt hơn hết là cho bé ăn cùng với mọi người trong gia đình để bé tập kỹ năng xã hội và giao tiếp với mọi người.

Đối với trẻ đã lớn

Trẻ lớn có thể ăn giống như người bình thường. Mẹ có thể cho con ăn ăn các loại thực phẩm giống như gia đình và bạn bè của bé vẫn thường ăn. Bạn không cần thay đổi lượng chất béo trong chế độ ăn của bé.

Dinh dưỡng tốt là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh gan của trẻ. Nếu bạn cần bất kỳ sự giúp đỡ hoặc tư vấn, bạn có thể liên hệ với một chuyên gia dinh dưỡng tại các bệnh viện mà trẻ đang được điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cảnh báo: Đừng chủ quan khi bị đau khớp

(92)
Đau khớp có thể xảy ra ở bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện trên toàn quốc tại Mỹ thì có khoảng 1/3 số người trong ... [xem thêm]

Nội tiết tố sinh dục nam và nguy cơ bị đột quỵ

(86)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Bạn muốn sinh con năm 2019? Hãy đọc ngay bài viết này!

(20)
Sinh con năm 2019 là dự định của rất nhiều cặp vợ chồng bởi theo quan niệm, người tuổi Heo thường có số an nhàn, giàu sang.Ngày nay, khi có ý định mang thai, ... [xem thêm]

Trị liệu nghệ thuật: Cách chữa bệnh dễ dàng mà bạn nên thử

(80)
Bạn đã ngán ngẩm cảnh phải điều trị bệnh với các thiết bị y tế hay căn phòng ngột ngạt? Thay vì đến bệnh viện gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách ... [xem thêm]

Tư thế ngủ khi mang thai: nằm sấp, nằm ngửa hay nằm nghiêng?

(11)
Nhiều mẹ bầu ngủ rất ngon nhưng một số mẹ khác lại ít khi “thẳng giấc” vì tư thế ngủ khi mang thai không thuận lợi. Mẹ có biết, ngủ sai tư thế có ... [xem thêm]

Trầm cảm theo mùa

(34)
Tìm hiểu chungTrầm cảm theo mùa là bệnh gì?Trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu bạn mắc bệnh này, các triệu ... [xem thêm]

Sa tử cung có quan hệ được không? Tìm hiểu ngay!

(92)
Sa tử cung là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, nhất là với những người sau sinh nở. Vậy sa tử cung có quan hệ được không? Trước tiên, mời bạn tìm ... [xem thêm]

Mẹ bầu ăn đậu phộng cần cẩn thận để không gặp nguy

(77)
Mẹ bầu ăn đậu phộng là điều có thể cũng như có lợi bởi đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đề phòng nguy cơ dị ứng.Bà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN