Sơ cứu khi bị thú hoang cắn

(4.24) - 13 đánh giá

Có hai loại vết cắn từ thú hoang: loại mang mầm bệnh dại và loại không mang mầm bệnh dại.

Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong. Vết cắn hoặc cào của dơi, chồn hôi, chồn hương, cáo, sói hoặc những con vật hoang có kích thước lớn đều vô cùng nguy hiểm. Bởi vì, những loài động vật này đều có thể truyền bệnh dại dù chúng không mang các triệu chứng bệnh. Những loài ít nguy hiểm hơn như chuột, chuột chũi, sóc chuột và thỏ đều được xem là không mang mầm bệnh dại.

Dấu hiệu của vết cắn từ động vật hoang dã là gì?

Khi bị động vật hoang dã cắn, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Vết cắt lớn có thể chảy máu trên da hoặc không;
  • Vết bầm;
  • Vết thương do bị nghiền khi cắn;
  • Vết cắn chính xác.

Cách sơ cứu vết cắn từ động vật hoang dã

Tùy thuộc vào từng loại vết thương mà sẽ có cách sơ cứu khác nhau:

Đối với các vết thương nhỏ: nếu vết thương không quá sâu và không có dấu hiệu nhiễm trùng hay bệnh dại. Bạn nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Sau đó, thoa kem kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và băng bó lại vết thương bằng băng sạch.

Đối với vết thương sâu: Nếu vết cắn sâu và chảy máu, bạn nên rửa sạch vết thương, sau đó dùng băng buộc chặt để cầm máu và đến gặp ngay bác sĩ.

Đối với vết thương bị nhiễm trùng: Nếu có những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau hay chảy mủ, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đối với trường hợp bạn nghi ngờ mắc bệnh dại: Nếu bạn nghi ngờ vết cắn từ loài động vật mang bệnh dại, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Vết cắn là của một loài thú hoang mang mầm bệnh dại;
  • Vết cắn xuyên qua da (dù là rất nhỏ);
  • Bạn có những thắc mắc khẩn thiết.

Bạn nên phòng ngừa vết cắn từ động vật hoang dã như thế nào?

Hãy dạy cho con tránh xa những con thú hoang ngay cả khi trông chúng không được khỏe mạnh.

Khi đi trong rừng hoặc những khu vực nhiều cây cối, nên mặc áo quần dài tay để hạn chế bị động vật cắn.

Bạn nên tiêm ngừa uốn ván mỗi 10 năm, vì rất có thể trong nước dãi của động vật có chứa mầm vi rút gây uốn ván.

Tiêm phòng dại cũng như các bệnh khác cho vật nuôi trong nhà bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm sao để bạn cai nghiện cà phê dễ dàng hơn?

(78)
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi cai nghiện cà phê, có lẽ bạn vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ loại thức uống quyến rũ này. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải hạ quyết ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Vì sao bạn nên dùng sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường?

(59)
Sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường không chỉ mang ý nghĩa lớn đối với môi trường sống, hệ sinh thái mà còn đóng vai trò rất quan trọng với ... [xem thêm]

6 sai lầm khi điều trị mụn mà ai cũng mắc phải

(15)
Biết được những sai lầm khi điều trị mụn mà ai cũng từng mắc phải sẽ giúp chúng ta rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, nhờ đó bạn sẽ sớm có ... [xem thêm]

Giúp đỡ người thân thoát khỏi cảnh bạo hành gia đình

(49)
Bạn để ý thấy những vết bầm tím kỳ lạ trên cơ thể cô bạn của mình? Bạn trai hoặc người chồng của cô ấy có hung hăng và bạo lực không? Có thể ... [xem thêm]

Cách sử dụng trà xanh giảm cân hiệu quả

(84)
Nếu bạn đang phân vân uống trà xanh có giảm cân không, nếu có thì cách uống trà xanh giảm cân như thế nào để mang lại hiệu quả và an toàn nhất? Không chỉ ... [xem thêm]

7 điều bạn cần biết về sức khỏe nam giới tuổi 40

(35)
Đàn ông thường tràn đầy sinh lực vào những năm 20 và 30 tuổi, nhưng khi bước sang 40 thì phong độ dường như lại không được như cũ. Liệu thời hoàng kim ... [xem thêm]

Vạch mặt nguyên nhân gây viêm khớp sau sinh

(37)
Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ có thể bị đau khớp cổ tay, chân, đau khớp háng một cách dữ dội. Nếu bạn mới sinh con và đang rơi vào tình trạng này, rất có ... [xem thêm]

10 cách làm vết thương mau lành tại nhà (vết thương kín/hở)

(87)
Nếu biết các mẹo chữa để làm vết thương mau lành, bạn sẽ không cần phải vội vàng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khi bị trầy xước hoặc gặp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN