5 chất phụ gia có hại cho đường ruột

(4.13) - 88 đánh giá

Khi ăn bánh mỳ hay các loại thực phẩm đóng hộp, bạn đã nạp vào người một lượng chất phụ gia nhất định. Một số chất phụ gia giúp bạn bảo quản thực phẩm lâu hơn nhưng cũng có chất gây ảnh hưởng xấu cho đường ruột.

Các chất phụ gia thực phẩm là những chất được thêm vào trong quá trình chế biến thức ăn để làm món ăn ngon miệng, đẹp mắt và lâu hư hơn. Tuy nhiên, chất phụ gia lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và đường ruột nói riêng. Vậy, bạn hãy cùng Hello Bacsi điểm danh những chất phụ gia cần tránh nhé.

1. Chất phụ gia polysorbate 80

Polysorbate 80 là một chất nhũ hóa giúp các loại chất lỏng khác nhau hòa lại và tạo thành một hợp dạng kem đồng nhất. Bạn có thể tìm thấy chất này trong các thực phẩm đóng gói có chứa cả chất lỏng và chất béo như kem đặc, nước cốt dừa, nước sốt đóng chai, nước sốt salad…

Một nghiên cứu năm 2017 cho biết polysorbate 80 có thể làm giảm lợi khuẩn trong ruột. Ngoài ra, hại khuẩn trong ruột cũng ăn polysorbate 80 và phát triển. Điều này khiến tình trạng viêm ruột nặng thêm và làm tăng nguy cơ tăng cân.

Tác hại của chất phụ gia polysorbate 80 lên vi khuẩn đường ruột thường không thể hiện rõ nếu bạn không bị mất cân bằng đường ruột nghiêm trọng. Tuy nhiên, tác hại này sẽ lớn dần theo thời gian. Vậy nên, bạn nên tránh polysorbate 80 để bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé.

Bạn cũng sẽ tìm thấy polysorbate 80 trong rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm nhưng những mỹ phẩm này sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa.

2. Chất phụ gia carboxymethyl cellulose

Carboxymethyl cellulose (hay còn gọi là cellulose gum hoặc CMC) là một chất nhũ hóa phổ biến khác có thể ảnh hưởng tới ruột. Chất này đôi khi được dùng để làm đặc thực phẩm và thường có mặt trong nước ép trái cây đóng hộp, sữa, kem, sữa công thức cho trẻ phô mai kem, phô mai, nước sốt cũng như các thực phẩm có chất gelatin.

Không giống như tác hại tích tụ dần theo thời gian của polysorbate 80, carboxymethyl cellulose sẽ gây viêm ruột ngay lập tức. Vi khuẩn đường ruột khi tiếp xúc với carboxymethylcellusose sẽ sản xuất quá mức flagellin, một loại protein gây kích thích đường ruột.

3. Chất phụ gia sucralose

Sucralose (splenda) là một chất làm ngọt nhân tạo từng được cho là có thể gây ung thư. Hiện nay, chất phụ gia này đã được chứng minh là không gây ung thư nếu bạn không tiêu thụ quá nhiều chất này. Tuy nhiên, sucralose cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.

Những con chuột ăn một lượng sucralose bình thường bị giảm gần 50% lợi khuẩn và tăng men gan. Điều này có thể cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng và thuốc.

Sucralose thường có mặt trong soda dành cho người ăn kiêng, các sản phẩm không đường, bột protein và đồ uống cho người tập thể thao. Bạn có thể tránh sucralose bằng cách tìm mua các thực phẩm được tạo ngọt bằng stevia, xylitol hoặc một số chất làm ngọt lành mạnh khác để thay thế.

4. Chất phụ gia aspartame

Aspartame (NutraSweet) là một chất làm ngọt nhân tạo phổ biến khác có thể ảnh hưởng tới ruột. Chất này khiến các vi khuẩn trong ruột xử lý đường kém hơn.

Bạn có thể tránh aspartame bằng cách hạn chế dùng soda dành cho người ăn kiêng và các sản phẩm ăn kiêng khác. Nếu muốn dùng, bạn hãy chọn nhưng sản phẩm dành cho người ăn kiêng có chất tạo ngọt lành mạnh hơn.

5. Chất phụ gia BPA, BPS và BPF

Mặc dù Bisphenol-A (BPA) không thật sự là chất phụ gia thực phẩm nhưng là một thành phần phổ biến có trong bao bì thực phẩm. Chất có rất nhiều trong các loại bao bì nhựa cũng như trong các hộp kim loại đựng thực phẩm và có thể đi vào thực phẩm rồi gây hại cho ruột.

Ở chuột, BPA làm tăng hại khuẩn trong ruột cũng như làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) và ung thư đại trực tràng. BPA cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố ở người.

Đôi khi nhà sản xuất thay BPA bằng các chất tương tự như Bisphenol-S (BPS) và Bisphenol-F (BPF). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới cho thấy BPS và BPF cũng có thể ảnh hưởng tới hormone và các enzyme trong ruột như BPA.

Bất cứ sản phẩm nào có bao bì bằng nhựa hoặc nhôm đều có thể chứa BPA, BPS và BPF. Bạn nên tránh các thực phẩm được đóng gói trong bao bì nhựa hoặc nhôm và ưu tiên các thực phẩm đóng gói trong thủy tinh để tránh bisphenol hoàn toàn.

Chất phụ gia là cần thiết để giữ các thực phẩm đóng gói lâu hư và ngon miệng hơn. Dù vậy, bạn nên hạn chế dùng những thực phẩm này vì chất phụ gia có thể gây nhiều tác hại cho đường ruột đấy!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 tác hại của củ dền khi bạn sử dụng sai cách

(83)
Bên cạnh những tác dụng của củ dền, thì món ăn dinh dưỡng này cũng có thể để lại những tác hại nếu bạn sử dụng không đúng cách. Vậy bạn đã biết ... [xem thêm]

Làm thế nào để tuổi teen sống khỏe với đột quỵ?

(16)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

20 lợi ích đáng ngạc nhiên của ánh nắng mặt trời

(29)
Chúng ta đều biết tiếp xúc nhiều với tia cực tím (tia UV) từ ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da và lão hóa sớm. Thế nhưng, đó không phải là lý do ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

(76)
Tình trạng hở van tim 3 lá có nguy hiểm không là do bạn có sẵn sàng bước vào cuộc chiến giành giật sinh mạng của mình hay buông xuôi chấp nhận số phận. ... [xem thêm]

5 bài tập hiệu quả cho người bị bệnh tiểu đường

(14)
Với những người bị bệnh tiểu đường, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì tập thể dục cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích không ngờ tới. ... [xem thêm]

Vitamin nào tốt nhất cho sức khỏe phụ nữ?

(31)
Cơ thể phụ nữ có nhu cầu về việc hấp thu vitamin đa dạng hơn nam giới. Các loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe tổng quát của phái đẹp. Do đó, bạn ... [xem thêm]

5 chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến nhất hiện nay

(34)
Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp chấn thương. Hiển nhiên, chơi đá bóng cũng không phải là ngoại lệ. Trong đó, chấn thương đầu gối ... [xem thêm]

Bạn có biết về xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh?

(67)
Thực tế, bố mẹ thường chỉ quan tâm đến hình dáng bên ngoài cũng như một số rối loạn thường gặp của trẻ. Tuy nhiên, một số tình trạng hiếm gặp (như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN