5 cách giúp bạn giảm đau răng tại nhà

(4.15) - 58 đánh giá

Bạn bị đau răng nhưng chưa thể thu xếp thời gian đi khám? Hãy áp dụng ngay các cách giảm đau răng tại nhà để giảm cơn khó chịu nhanh chóng nhất có thể nhé!

Khi bị đau răng, cảm giác ê nhức sẽ khiến bạn khó chịu đến mức dễ sinh cáu gắt và mất hứng thú làm việc. Trong những trường hợp không thể lập tức đến gặp nha sĩ, hãy áp dụng một số cách khắc phục tại nhà sau đây để làm giảm cơn đau răng tạm thời:

1. Súc miệng bằng nước muối

Một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể thực hiện để làm giảm cơn đau răng là súc miệng bằng nước muối ấm, bao gồm 1/2 thìa cà phê muối và 230ml nước.

Sau đó, bạn nên nhổ ra chứ không được nuốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhẹ nhàng dùng chỉ nha khoa làm sạch vùng răng đau nhức để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt trong đó. Biện pháp này vừa đơn giản, không tốn kém nhưng cũng giúp bạn giảm đau răng hiệu quả.

2. Uống thuốc giảm đau

Đối với trẻ em, các nha sĩ khuyên dùng loại thuốc aceteminophen và người lớn có thể mua thuốc giảm đau mà không cần toa thuốc của bác sĩ, chẳng hạn như ibuprofen.

Nếu bạn chọn thuốc aspirin, hãy uống trực tiếp và không nên đặt trong nướu hoặc răng hàm. Vì phương pháp chữa bệnh dân gian này không hiệu quả và thậm chí có thể gây hại cho miệng của bạn.

3. Chườm túi nước lạnh

Nếu gương mặt của bạn bị sưng lên, hãy đặt một chiếc túi nước lạnh bên vùng má để làm dịu cơn đau. Tình trạng sưng phồng trên gương mặt cũng có thể là triệu chứng của bệnh áp xe răng, nghĩa là xuất hiện túi mủ ở sâu trong chân răng của bạn.

Điều này sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở hàm và nhiều răng khác. Ngoài ra, dấu hiệu của căn bệnh này còn bao gồm sốt và nướu sưng đỏ.

4. Sử dụng thuốc gây tê

Bạn hãy bôi trực tiếp các loại gel và thuốc gây tê vào răng và vùng nướu xung quanh.

Vì thành phần benzocaine trong các loại thuốc này sẽ gây tê miệng trong thời gian ngắn, do đó bạn bớt cảm nhận thấy cơn đau.

5. Dùng đá lạnh massage tay

Biện pháp này không áp dụng trực tiếp trên răng mà được làm trên bàn tay của bạn. Bạn hãy đặt một vài viên đá lạnh trong lòng bàn tay, nhớ là ở bên cùng phía với răng bị đau nhé.

Sau đó, cọ xát đá giữa ngón cái và ngón trỏ trong 7 phút hoặc cho đến khi tay trở nên tê liệt. Vì các nhà nghiên cứu lý giải rằng đá có thể gây ra các tín hiệu lạnh có thể tạm dừng các tín hiệu đau răng ở não bộ.

Cơn đau răng không những khiến bạn chẳng còn muốn ăn uống mà còn dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Mỗi khi bạn cảm thấy mình có triệu chứng đau răng, hãy thử áp dụng các cách trên để giảm đau một cách nhanh nhất có thể. Nếu bạn cảm thấy cơn đau không thuyên giảm thì hãy đến nha sĩ khám càng sớm càng tốt và hãy tạo cho mình thói quen khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực đơn dành cho người bệnh đa u tủy xương

(98)
Duy trì dinh dưỡng tốt là chìa khóa quan trọng để điều trị thành công các loại ung thư, chẳng hạn như bệnh đa u tủy xương.Trong quá trình điều trị bệnh ... [xem thêm]

Cách làm bánh trung thu thơm ngon và bổ dưỡng

(29)
Nếu biết cách làm bánh trung thu, bạn có thể an tâm vì các thành phần nguyên liệu tốt cho sức khỏe lại không chứa chất bảo quản. Đặc biệt, bạn còn có ... [xem thêm]

Bạn đã biết dùng bột baking soda để tắm cho bé chưa?

(98)
Bột baking soda không chỉ hữu ích với người lớn mà còn đem đến nhiều tác dụng tốt khác cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Có thể bạn chưa biết nhưng bột baking ... [xem thêm]

Dương vật nổi mụn đỏ: Dấu hiệu mắc bệnh của các đấng mày râu!

(98)
Những đốm đỏ hình thành trên dương vật khiến các đấng mày râu không khỏi lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như mụn rộp sinh dục, giang ... [xem thêm]

3 bí quyết giúp ngừa sâu răng cho bé trong mùa Giáng sinh

(14)
Sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được gọi là sâu răng ở trẻ đang ở tuổi bú bình. Sâu răng ở trẻ tuổi bú bình xảy ra khi những chất lỏng có vị ... [xem thêm]

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em: Biểu hiện và phương pháp điều trị

(66)
Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ luôn là nỗi phiền muộn của bố mẹ. Những thông tin sau sẽ giúp bạn nhận biết những hiểu hiện sớm các dấu hiệu và tìm ... [xem thêm]

Tránh nhiễm trùng tại nơi làm việc

(91)
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm tại nơi làm việc? Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về phẫu thuật thay đổi màu mắt

(92)
Một số người muốn thay đổi màu mắt đến mức họ đã thử đủ mọi cách, thậm chí trải qua những cuộc phẫu thuật nguy hiểm để có được màu mắt như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN