Đi cầu nhiều lần trong ngày báo hiệu bệnh gì?

(4.37) - 18 đánh giá

Đi cầu là một nhu cầu bức thiết giúp bạn đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Thông thường, việc đi tiêu của bạn diễn ra với một tần suất nhất định. Tuy nhiên, nếu bỗng nhiên đi cầu nhiều lần trong ngày, đó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề mà bạn cần đặc biệt chú ý.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày là gì và bạn cần làm gì để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đi cầu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?

Không có quy ước cụ thể về số lần bạn nên đi cầu mỗi ngày. Tuy nhiên, đi ngoài từ 3 lần/1 ngày đến 3 lần/1 tuần được xem là tần suất bình thường.

Nguyên nhân khiến bạn đi cầu nhiều lần trong ngày

Nếu bạn đi vệ sinh nhiều hơn mức bình thường mỗi ngày, đó có thể là do cơ thể cần tiêu hóa nhiều thức ăn hơn. Ngoài ra, nguyên nhân khiến bạn đi cầu nhiều hơn cũng có thể đến từ việc ăn phải các loại thức ăn bị hư hỏng hay do chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Khi đó hệ tiêu hóa của bạn sẽ phản ứng bằng cách thải chất cặn bã nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn đi cầu nhiều lần trong ngày, đó có thể là do cuộc sống của bạn đang có một vài thay đổi, ví dụ như:

  • Bạn bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ như ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp thúc đẩy việc tiêu hóa của bạn.
  • Bạn tập thể dục thường xuyên hơn hoặc tăng cường độ tập luyện của mình. Đẩy mạnh thói quen tập thể dục có thể làm cho bạn đi tiêu nhiều hơn bình thường. Tập thể dục giúp kích thích các cơ trong ruột co bóp để đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn gấp đôi bình thường. Đó là lý do tại sao các bác sĩ có thể khuyến khích bạn tập thể dục nhiều hơn nếu bạn đang bị táo bón.
  • Chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ cũng ảnh hưởng tần suất đi tiêu. Phụ nữ trước và trong giai đoạn hành kinh sẽ đi cầu nhiều lần hơn trong ngày và phân thường lỏng hơn bình thường. Đó có thể chỉ là sự thay đổi hormone diễn tra trong những ngày đèn đỏ và điều này hoàn toàn bình thường.
  • Thuốc: Nếu bạn bắt đầu dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thì khả năng cao bạn sẽ gặp phải tình trạng đi cầu nhiều lần trong ngày. Thuốc kháng sinh có thể làm đảo lộn sự cân bằng bình thường của hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó khiến bạn dễ bị tiêu chảy.

Bạn có thể đi ngoài thường xuyên do thay đổi thói quen sống. Tuy nhiên, việc đi vệ sinh nhiều lần trong ngày có thể là biểu hiện của một số tình trạng khác nghiêm trọng hơn, ví dụ như:

  • Bạn đang gặp căng thẳng. Những người bị căng thẳng hoặc lo lắng thường xuyên có xu hướng đi cầu nhiều lần hơn trong ngày và phân sẽ lỏng hơn bình thường.
  • Bạn đang gặp tình trạng viêm nhiễm. Nhiễm virus hay vi khuẩn có thể làm bạn đi cầu nhiều lần hơn bình thường và thậm chí gây tiêu chảy. Nếu bạn phát hiện phân của mình có lẫn máu hoặc bị sốt, hãy đến bác sĩ kiểm tra để được điều trị kịp thời.
  • Bạn đang bị hội chứng ruột bị kích thích (IBS). Căn bệnh này khá phổ biến ở phụ nữ trẻ tuổi và bạn không nên xem thường nó. IBS làm rối loạn đường ruột gây đau bụng, xì hơi, chuột rút và khiến bạn đi vệ sinh nhiều lần hơn trong ngày.
  • Bệnh mạn tính: Một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như viêm ruột (bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng), có thể khiến bạn đi tiêu nhiều hơn.

Khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ?

Việc đi cầu nhiều hơn bình thường có thể là do những nguyên nhân không đáng lo ngại như ăn quá nhiều chất xơ hay nâng cao cường độ luyện tập thể thao. Tuy nhiên, đi tiêu thường xuyên trong ngày sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn có những triệu chứng đi kèm như:

  • Đi cầu quá nhiều (tiêu chảy)
  • Phân dẹp, hẹp hoặc phân lỏng, chảy nước
  • Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ
  • Phân có máu, chất nhầy và/hoặc mủ.

Một số căn bệnh có thể gây ra những triệu chứng tương tự như bệnh Celiac, bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột), cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức), duodenitis (viêm phần đầu của ruột non), viêm loét đại tràng hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị bạn đang sử dụng.

Nếu gặp phải các triệu chứng hoặc căn bệnh nêu trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đi cầu nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến mất nước và khiến bạn bị suy nhược.

Ai cũng phải đi đại tiện để thải những chất cặn bã ra bên ngoài. Tuy nhiên, đôi khi tần suất đi cầu của bạn có thể thay đổi do chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, do viêm nhiễm hay căng thẳng trong cuộc sống. Nếu số lần đi tiêu trong ngày của bạn thay đổi bất thường hoặc có kèm theo những triệu chứng đi kèm như phân lẫn máu/chất nhầy hoặc bị đau bụng dữ dội, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được theo dõi nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Động viên người đang chạy thận như thế nào?

(14)
Quá trình lọc máu (hay còn gọi là chạy thận nhân tạo) là quá trình giúp loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu khi thận không còn có thể làm ... [xem thêm]

Sỏi thận do biến chứng bệnh tiểu đường

(59)
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, nước tiểu sẽ có tính axit cao nên làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận do biến chứng bệnh tiểu đường.Tiểu đường là ... [xem thêm]

Viện dưỡng lão: Không phải lúc nào cũng là sự rũ bỏ trách nhiệm

(81)
Cuộc sống hiện đại quá bận rộn khiến bạn phải cân nhắc đến viện dưỡng lão khi chuẩn bị cho tuổi già hoặc chăm sóc người thân? Dù quyết định ở ... [xem thêm]

Cách chăm sóc mắt trước, trong và sau phẫu thuật lasik

(83)
Bạn có mắc phải các tật khúc xạ của mắt như loạn thị, cận thị hay viễn thị? Hiện nay, nhiều người chọn phương pháp phẫu thuật lasik để có thể ... [xem thêm]

Thai phụ có thể sử dụng kẹo ngậm ho không?

(94)
Cảm cúm, viêm họng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong thời gian bầu bì, thai phụ không thể tùy tiện sử dụng thuốc. Do đó, kẹo ngậm ho là ... [xem thêm]

Duy trì mối quan hệ với bác sĩ sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ

(60)
Chẳng có nỗi đau nào nhói lòng bằng khi bạn phải chứng kiến người thân đau đớn vật vã với căn bệnh hiểm nghèo ngày qua ngày. Khi chăm sóc người thân ung ... [xem thêm]

Bệnh celiac do biến chứng bệnh tiểu đường

(89)
Bệnh celiac là một rối loạn tiêu hóa, do một phản ứng miễn dịch với gluten gây ra. Bệnh celiac còn được gọi là bệnh sprue, bệnh sprue không – nhiệt đới, ... [xem thêm]

DHA quan trọng như thế nào đối với trẻ nhỏ?

(50)
Tên gốc của DHA: Omega 3Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạchTên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN