Trong lúc bạn say sưa nhậu nhẹt, hút thuốc… thì bệnh xơ gan vẫn đang âm thầm tiến triển đấy. Có rất nhiều người chủ quan về vấn đề sức khỏe của chính bản thân mình, để rồi, khi phát hiện ra, bệnh đã đến giai đoạn cuối cùng, có nguy cơ trở thành ung thư gan.
Bệnh lý về gan đang ngày một tăng lên nhưng dường như nhận thức của chúng ta về nó lại đi theo chiều hướng ngược lại. Bệnh xơ gan là một trong số những căn bệnh nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị. Cùng Chúng tôi tìm hiểu các giai đoạn của bệnh để có biện pháp đối phó kịp thời nhé.
Tổng quan về xơ gan
Xơ gan xảy ra khi các tế bào gan tổn thương và suy giảm chức năng dần. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, người ta chia xơ gan ra thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn này, bệnh nhân gặp phải vấn đề nhiễm trùng với tình trạng sưng do có sự hiện diện của các tế bào miễn dịch gây viêm và một số tế bào gan bị tổn thương. Bên cạnh đó, một số mô liên kết bất thường cũng phát triển. Các nhân tố này ngăn chặn con đường trao đổi chất của gan. Con đường này có nhiệm vụ liên kết các động mạch gan, mạch máu và ống mật. Đây là nơi máu và các chất dịch lưu thông ở gan.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, điển hình nhất là tình trạng viêm nhiễm và các chỗ xơ (sẹo để lại do mô gan bị tổn thương) bắt đầu xuất hiện. Các tế bào bất hoạt sẽ chiếm chỗ của các tế bào khỏe mạnh trong gan. Các dấu hiệu bệnh vẫn chưa xuất hiện ở giai đoạn này do các tế bào khỏe vẫn có thể bù đắp số tế bào đã bị suy giảm chức năng. Tuy nhiên, các tế bào bị tổn thương này vẫn tiếp tục thay thế các tế bào khỏe mạnh vì chúng không thể tự phục hồi lại chức năng.
Giai đoạn 3
Khi xơ gan đã tiến triển tới giai đoạn này, các tế bào gan bị phá hủy nghiêm trọng hơn, các chỗ xơ lớn dần thành các “cầu xơ”. Vì các “cầu” này ở giữa động mạch gan, mạch máu và ống mật sẽ xuất hiện các liên kết bất thường. Điều này dẫn tới thay đổi trong lưu thông máu và tình trạng tăng huyết áp trong gan. Huyết áp trong gan cao còn được gọi là xung huyết gan. Vấn đề này có nguy cơ cao gây ra nhiều tổn thương đến thận.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn nguy cấp nhất của bệnh. Số lượng các mô tổn thương và mất chức năng phát triển nhanh đến độ gan không thể hoạt động bình thường. Ở giai đoạn 4 này, bệnh nhân có một số triệu chứng như:
- Xuất huyết đường tiêu hóa;
- Mắt và da bị vàng (bệnh vàng da);
- Các vấn đề về thần kinh như buồn ngủ bất thường, lơ mơ hay nói không rõ tiếng;
- Sưng phù;
- Ngứa da không rõ lý do.
Bạn có biết?
Gan chính là ông vua của bộ máy điều hành cơ thể đấy. Lá gan thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau và là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể chúng ta.
Thận suy, chúng ta có máy chạy thân, máy lọc máu nhân tạo. Tim suy, ta đã cho ra đời tim nhân tạo. Tuy nhiên, không có gì thay thế được cho cỗ máy tuyệt vời mang tên gan. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố, tạo máu, tiết mật để tiêu hóa thức ăn.
Gan mang trong mình những nhiệm vụ trọng yếu như vậy, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa dành cho gan sự quan tâm và bảo vệ cần thiết nào cả.
Để có một lá gan khỏe, ngoài việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh, không hút thuốc, không lạm dụng bia rượu, bạn cũng đừng quên bổ sung những chế phẩm với chiết xuất từ thiên nhiên. Cây kế sữa, bồ công anh, ngũ vị tử, cỏ thi hay atisô chính là người bạn đồng hành không thể thiếu của lá gan đấy. Chúng có công dụng giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm nhiễm ở gan và hỗ trợ phục hồi chức năng gan hiệu quả sau bệnh xơ gan.
Bệnh xơ gan đã và đang trở thành mối lo ngại lớn đối với sức khỏe chúng ta. Đặc biệt với những đấng mày râu thường xuyên dùng rượu bia, các chị em hãy là người phụ nữ thông thái giúp bạn đời của mình đối phó với xơ gan hiệu quả bằng những thảo mộc quý trên nhé.