38 tuần

(4.41) - 74 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Vào tuần thứ 38, bé sẽ có khả năng:

  • Đẩy người đứng lên từ vị trí ngồi;
  • Bò hoặc trườn đi;
  • Ngồi lên từ tư thế nằm sấp;
  • Phản đối nếu bạn lấy đồ chơi đi;
  • Vịn vào người hoặc đồ vật gì đó để đứng;
  • Nhặt đồ vật nhỏ bằng ngón cái và các ngón còn lại (giữ đồ vật gây nguy hiểm ra khỏi tầm tay của trẻ);
  • Liên tục nói “mama”, “papa”;
  • Chơi trò ú oà;
  • Nhớ được thông tin cụ thể hơn, chẳng hạn như nơi để đồ chơi của mình trong nhà;
  • Bắt chước những hành động mà bé nhìn thấy từ khoảng một tuần trước.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Hiện tại bé có thể đặt các vật thể vào hộp chứa và lấy chúng ra. Hãy đưa cho bé một cái xô nhựa và một số khối hộp màu sắc để bé có thể thực hành kỹ năng mới này. Hãy đảm bảo các khối hộp hoặc các vật màu sắc này không quá nhỏ để phòng trường hợp bé sẽ cho vào miệng và nuốt. Bé cũng thích những món đồ chơi với các bộ phận chuyển động như tay nắm, đòn bẩy hoặc cửa mở và đóng. Xe hơi nhựa lớn mà bé có thể đẩy lăn xung quanh trên sàn nhà cũng là một món đồ chơi thú vị.

Nếu bạn lấy một món đồ chơi khỏi bé, bé sẽ có khuynh hướng phản đối. Bé đang bắt đầu có khả năng thể hiện và muốn mọi người hiểu nhu cầu và mong muốn của mình. Một số lời khuyên cho bạn: hãy đưa bé món đồ mới trước khi bạn lấy đồ vật khác đi.

Khoảng một nửa số trẻ em ở độ tuổi này sẽ bắt đầu trò chơi chuyền đồ vật. Hãy trở thành bạn chơi của bé. Bạn hãy thử lăn một quả bóng đến bé rồi xem liệu bé có lăn nó lại cho bạn không. Cho bé một món đồ chơi phân loại hoặc những chiếc nhẫn xếp chồng và xem liệu bé có sắp xếp, chất chúng lên, đưa các mảnh ghép cho bạn không. Bé cũng sẽ muốn chia sẻ thức ăn của mình, do đó hãy chấp nhận những món quà này một cách nhiệt tình.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Tùy vào từng tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thể chất tổng quát, sử dụng kỹ thuật chẩn đoán và thủ tục thực hiện cũng rất khác nhau. Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra toàn bộ hoặc hầu hết các điều sau:

  • Khám sức khỏe bao gồm cả kiểm tra lại bất kỳ vấn đề nào trước đó.
  • Đánh giá sự tăng trưởng của bé: các bác sĩ sẽ cho bé thực hiện một loạt các bài kiểm tra để đánh giá khả năng bé tự ngồi, đứng lên mà có hoặc không có sự trợ giúp, tiến tới và nắm bắt các đồ vật, cào cấu và nhặt những vật nhỏ bé, tìm kiếm một vật bị rơi hoặc bị che giấu, phản ứng khi nghe thấy tên mình, nhận ra những từ như “mẹ”, “ba”, “bai-bai”, “không”, bé có thích những trò chơi như đánh tay và ú oà, hoặc các bác sĩ chỉ đơn giản dựa trên quan sát cùng với những ghi chép cũng như lời kể lại của bạn về những gì bé đã trải qua và thực hiện tại nhà.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Bé tự cai sữa

Bé có thể chỉ hợp tác một vài giây tại một vài thời điểm. Bé sẽ tỏ ra không hứng thú hoặc trở nên dễ dàng bị phân tâm trong khi bú. Đừng ngạc nhiên nếu bé muốn bú mẹ trở lại bởi những thay đổi trong quá trình phát triển đôi khi tạm thời làm giảm hứng thú của bé.

Tất cả trẻ em đều tự cai sữa một cách tự nhiên, nhưng rất hiếm các bé cai sữa trước khi được 9 hoặc 10 tháng tuổi. Vào thời điểm đó, bé có thể thể hiện dấu hiệu của sự tự cai sữa. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình cai sữa khi thường xuyên cho bé những lựa chọn thay thế cho việc bú mẹ bao gồm sữa mẹ được bơm vào bình, sữa bột và thức ăn dặm.

Để bắt đầu cai sữa, hãy giảm dần số lần bú của bé từng chút một và cung cấp cho bé các loại sữa thay thế. Hãy bắt đầu bằng cách bỏ một lần bú ban ngày bất kì, sau đó là bỏ đi lần bú vào sáng sớm. Lần bú trước giờ đi ngủ hãy để đến cuối cùng. Hãy thử làm cho các lần bú ngắn hơn và cho bé ăn nhẹ ngay sau đó. Bạn cũng có thể đánh lạc hướng, làm bé quên và hài lòng bằng một bình hoặc cốc sữa bơm ra hoặc sữa công thức thay thế.

Đứng lên

Nếu đôi chân của con bạn chưa sẵn sàng để giữ vững, bé sẽ không tự đứng lên được. Giống như hầu hết các bé vừa mới học đứng, bé sẽ đứng lên ở một vị trí, sau đó ngã và ngồi thụp xuống. Và đó chính là thời điểm bạn chạy ra giúp bé. Ngay khi bạn nhận thấy được sự tức giận ở bé, hãy nhẹ nhàng giúp bé ngồi xuống chậm rãi để bé có được khái niệm về cách tự mình ngồi xuống, việc này sẽ phải mất một vài ngày hoặc nhiều nhất là một vài tuần.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Vào tuần 2 của tháng thứ 9, bé sẽ có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm tới:

Bé kén ăn

Để chắc chắn bé luôn ăn đầy đủ, hãy áp dụng các bí quyết sau:

  • Hãy cho bé ăn ngũ cốc, chuối hoặc bất cứ thức ăn nào mà bé thích.
  • Cho bé ăn thêm khi có thể: đừng cố ép bé ăn, nếu bé muốn ăn thêm, hãy đáp ứng nhu cầu của bé.
  • Bỏ món cháo sệt: bạn có nhận thấy bé đã ngán ăn cháo hoặc những thức ăn nghiền nát và bé đã sẵn sàng ăn những loại thức ăn dành cho người lớn? Bạn cũng có thể cho bé chuyển sang thức ăn đặc và thức ăn cầm tay mềm.
  • Thay đổi thực đơn: thay đổi các món ăn có thể là những gì bé cần để ăn ngon miệng trở lại.
  • Hãy đảo vai trò với bé: Có lẽ đây chỉ là thời kỳ bé trở nên cứng đầu nên không bao giờ chịu ăn khi ngồi vào bàn. Hãy trao cho bé trách nhiệm tự chủ khi ăn uống và bé có thể háo hức mở miệng ăn các món mà bé chưa bao giờ chịu ăn khi bạn đút.
  • Đừng làm bé đánh mất sự ngon miệng. Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi ăn rất ít vì các bé uống quá nhiều nước trái cây, sữa bột hoặc sữa mẹ. Bé nên uống không quá 120–180 ml nước ép trái cây và không nhiều hơn 380–720 ml sữa bột (hoặc sữa tươi sau khi bé được một tuổi) mỗi ngày. Nếu bé muốn uống nhiều hơn, hãy cho bé uống nước hoặc nước trái cây pha loãng và dàn trải khẩu phần ăn cho cả ngày.
  • Cho bé ăn đồ ăn vặt. Hãy hạn chế cho bé ăn vặt xuống chỉ còn một bữa vào giữa sáng và một bữa vào giữa trưa cho dù bé có ăn ít cỡ nào trong bữa ăn chính.
  • Hãy luôn mỉm cười. Bạn sẽ gặp rắc rối lâu dài khi cho bé ăn nếu bạn cứ nhăn nhó tỏ vẻ không hài lòng khi bé quay đầu đi từ chối chiếc thìa đang đưa tới hay bạn tỏ ra không mấy vui vẻ khi bé rời khỏi chiếc ghế cao với cái bụng trống rỗng hoặc bạn dành nửa giờ cố gắng năn nỉ dỗ dành để đưa một vài thìa đồ ăn vào miệng bé với sự dỗ dành. Luôn tạo không khí thoải mái và vui vẻ để khuyến khích bé ăn uống.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 điều mà phụ nữ nên biết về đàn ông

(49)
Với tính cách mạnh mẽ và thẳng thắn, nam giới luôn được coi là “một nửa” thật thà của thế giới, trái ngược hoàn toàn với phụ nữ. Tuy nhiên, không ... [xem thêm]

Những điều bố mẹ cần biết khi con bị cảm lạnh

(47)
Cảm lạnh là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ bị cảm lạnh tuy không mấy nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh lại ít nhiều gây ... [xem thêm]

Thay đổi lối sống để ngừa bệnh chảy máu khớp

(35)
Bệnh rối loạn đông máu có thể gây bệnh về khớp như chảy máu khớp (trong khớp). Chảy máu ở đầu gối, khuỷu tay hoặc các khớp khác là một hình thức ... [xem thêm]

Hen suyễn ở trẻ em: Các bậc phụ huynh cần biết

(75)
Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên ... [xem thêm]

Rặn nhiều khi chuyển dạ tăng nguy cơ rách tầng sinh môn đến 700%

(80)
Bạn có biết khoảng 9/10 sản phụ bị rách tầng sinh môn trong khi sinh em bé hay không? Tuy mức độ tổn thương sẽ khác nhau, nhưng có thể tệ nhất là bạn bị ... [xem thêm]

Công dụng bất ngờ khi bạn tắm muối epsom

(60)
Bạn đang phải chịu đựng những cơn đau đầu, nhức cơ bắp hay mất ngủ? Hãy thử ngay liệu pháp tắm muối epsom! Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, ... [xem thêm]

Bảo hiểm nhân thọ và những điều bạn nên biết

(35)
Ngày nay, thuật ngữ bảo hiểm nhân thọ đã trở nên vô cùng phổ biến. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về chính sách, lợi ích cũng như ý nghĩa mà loại ... [xem thêm]

Bệnh lậu nên kiêng gì? 4 thứ bạn đừng làm ngơ

(86)
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ kháng sinh. Tuy nhiên trong khi điều trị, người ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN