Công dụng bất ngờ khi bạn tắm muối epsom

(3.93) - 60 đánh giá

Bạn đang phải chịu đựng những cơn đau đầu, nhức cơ bắp hay mất ngủ? Hãy thử ngay liệu pháp tắm muối epsom! Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, công dụng của muối epsom còn giúp bạn chăm sóc làn da khô sạm nữa đấy.

Muối epsom có tên gọi bắt nguồn từ một con suối ở Surrey (Anh), là sự kết hợp của hai khoáng chất tự nhiên là magie và sulfat. Loại muối này thường được thêm vào bồn tắm nước ấm để giảm căng thẳng, đau cơ, nhức đầu và cải thiện tình trạng táo bón.

Hãy thử tự khắc phục những vấn đề về sức khỏe ngay tại nhà với một phương pháp cực kỳ an toàn và không hề tốn kém như tắm với muối epsom nhé.

Lợi ích của việc tắm muối epsom

Việc tắm muối epsom đang càng ngày trở nên phổ biến trong nhiều năm qua khi chị em phụ nữ ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe của bản thân. Đây được biết đến như là một phương pháp hiệu quả để giảm thiểu căng thẳng và chứng đau nhức cơ.

Ngâm bồn tắm nước nóng với muối thực sự là một phương pháp trị liệu hiệu quả đối với những cơn đau nhức nhẹ, vì magie là chất hóa học làm giãn cơ một cách tự nhiên. Khi trong hợp chất muối, magie sẽ loại bỏ lượng nước, axit latic dư thừa khỏi các mô bị tổn thương và làm giảm sưng viêm.

Vì vậy nên rất nhiều người thực hiện liệu pháp này sau buổi luyện tập thể thao hoặc để chữa trị chứng đau do chấn thương. Ngoài ra, công dụng của muối epsom còn giúp xoa dịu hệ thần kinh, giảm bớt căng thẳng, lo âu và thậm chí chứng trầm cảm. Loại muối đặc biệt này cũng làm tăng năng lượng cho cơ thể, giảm đau đầu, chữa trị chứng mất ngủ và giúp bạn có được giấc ngủ sâu hơn.

Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, phương pháp tắm muối epsom còn có một số công dụng làm đẹp như tẩy da chết, phục hồi làn da cháy nắng và giảm viêm ngứa do côn trùng cắn. Ngoài ra, bí quyết này cũng được khuyến khích áp dụng đối với những người mắc chứng viêm khớp hoặc đau cơ xơ hóa.

Cách sử dụng muối epsom hiệu quả

Nếu bạn đã sẵn sàng trải nghiệm những lợi ích của phương pháp trị liệu tắm muối epsom, hãy tham khảo một số bí quyết mà các chuyên gia gợi ý cho bạn sau đây.

• Tắm muối epsom để tẩy tế bào chết: Muối epsom có thể được sử dụng để làm chất tẩy tế bào chết tại nhà cho làn da khô vào mùa đông. Bạn nên áp dụng trên chân và cánh tay, đặc biệt là phần khuỷu tay. Trong lúc tắm, hãy lấy một ít muối chà xát lên làn da ướt. Bạn nên lưu ý tránh để muối dính vào mặt và nhẹ nhàng xoa bóp muối ở cổ và hai vai của bạn. Cách tốt nhất để sử dụng muối epsom là hòa tan trong nước, vì muối sẽ hấp thụ vào làn da tốt hơn theo cách này.

• Bạn nên tắm muối Epsom với nước ấm: Hãy thêm muối trong khi đang xả nước để hòa tan nhanh và đều hơn. Hầu hết các sản phẩm đều có hướng dẫn sử dụng đính kèm, nhưng thường thì bạn chỉ cần 1 – 2 chén muối epsom cho một bồn tắm với kích thước chuẩn để có hiệu quả tốt nhất cho cho cơ thể.

Muối epsom rất dễ mua với giá cả phải chăng. Bạn có thể tìm thấy ở hầu hết các hiệu thuốc, cửa hàng chuyên bán thực phẩm sức khỏe hoặc tiệm tạp hóa. Muối epsom thường được đựng trong một túi lớn và bạn có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra, đừng quên đóng chặt túi sau mỗi lần sử dụng để tránh làm đổ lãng phí.

Liệu pháp tắm với muối epsom tuy đơn giản nhưng lại giúp bạn thư giãn và khỏe mạnh hơn. Nếu không muốn phiền phức khi phải đến bệnh viện hay tốn kém khi khám bác sĩ, đừng bỏ qua những công dụng của muối epsom nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư vú

(22)
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra các khối u ở vú và làm thay đổi hình dáng, kích thước của vú và da vú.Xét nghiệm duy nhất có thể xác định chắc ... [xem thêm]

3 dấu hiệu cho thấy bạn cần một đôi giày thể thao mới

(96)
Việc lựa chọn quần áo khá quan trọng cho việc tập luyện thể dục, bên cạnh đó việc chọn giày tập cũng quyết định cách bạn thực hiện các động tác ... [xem thêm]

Liệu bạn có mắc phải những sai lầm này khi muốn giảm cân?

(59)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Xét nghiệm để điều trị bệnh di truyền thalassemia

(13)
Bệnh thalassemia là bệnh thiếu máu di truyền. Hầu hết trẻ em mắc bệnh di truyền thalassemia mức độ trung bình hoặc nặng đều xuất hiện triệu chứng trong ... [xem thêm]

Trắc nghiệm: bạn đã hiểu rõ bệnh tăng huyết áp chưa?

(20)
Bệnh tăng huyết áp là một tình trạng sức khỏe có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, không mấy người hiểu rõ sự nguy hiểm mà căn bệnh này đem ... [xem thêm]

Giúp con tự tin hơn chỉ với 9 bí quyết nhỏ

(78)
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ nhỏ trở nên nhút nhát, thụ động chẳng hạn như tính cách, môi trường xung quanh… Tuy nhiên, bạn có thể giúp con tự tin hơn ... [xem thêm]

Bạn cần mất bao lâu để phục hồi sau cơn đột quỵ?

(85)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Meloxicam liệu có an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú?

(92)
Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần cẩn trọng trong việc tiếp nạp bất kỳ loại thuốc nào, chẳng hạn như Meloxicam, để tránh các tác dụng phụ không mong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN