Những điều bố mẹ cần biết khi con bị cảm lạnh

(4.02) - 47 đánh giá

Cảm lạnh là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ bị cảm lạnh tuy không mấy nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh lại ít nhiều gây khó chịu cho trẻ.

Có nhiều cách có thể giúp trẻ bị cảm lạnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn hãy tìm hiểu những thông tin về bệnh cảm lạnh để phòng và điều trị cho bé thông qua bài viết dưới đây của Chúng tôi.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh là tên gọi của bệnh nhiễm trùng miệng, mũi và họng. Các bác sĩ gọi đây là đường hô hấp trên. Cảm lạnh là do một trong nhiều loại virus khác nhau gây ra. Trẻ sơ sinh có xu hướng bị cảm lạnh, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và hoàn thiện.

Bệnh cảm lạnh dễ lan truyền khi ai đó bị bệnh rồi hắt hơi hoặc ho, hoặc khi trẻ hít phải một loại siêu vi khuẩn nào đó trong không khí có khả năng gây bệnh. Cảm lạnh cũng có thể lây lan qua tay của trẻ khi chơi đùa. Với trẻ lớn, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ luôn luôn che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay sau khi hỉ mũi, hắt hơi.

Bệnh cảm lạnh ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Nếu con bạn bị cảm lạnh, trẻ có thể có những triệu chứng sau đây:

  • Sốt
  • Ho
  • Mắt đỏ
  • Viêm họng
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Chán ăn
  • Khó chịu và bứt rứt
  • Các hạch bạch huyết sưng lên ở dưới nách, trên cổ hay phía sau đầu.

Bé yêu có thể bị khó thở do nghẹt mũi, vì vậy việc cho ăn có thể rất khó khăn. Khi còn nhỏ, trẻ không thể tự hỉ mũi, cho nên bạn phải quan sát và giúp bé làm sạch, lấy đi dịch nhầy trong mũi thường xuyên.

Bé cũng có thể sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm vì mũi bị nghẹt rất khó chịu. Hãy luôn sẵn sàng thức giấc trong đêm với con, nhẹ nhàng vỗ về và làm sạch mũi cho bé. Các triệu chứng của cảm lạnh thường sẽ biến mất trong vòng 10 – 14 ngày dù bé có được điều trị hay không.

Cách xử lý khi trẻ bị cảm lạnh

Tình trạng cảm lạnh của bé sẽ tự biến mất trong vòng 10 – 14 ngày. Bạn có thể làm để giảm bớt sự khó chịu cho con khi áp dụng những cách sau:

  • Đảm bảo con được nghỉ ngơi nhiều
  • Khuyến khích cho trẻ hít thở nhiều hơn. Nếu trẻ bú sữa công thức hoặc ăn dặm, hãy cho bé uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp cơ thể bé giữ được nước
  • Nếu con còn quá nhỏ chưa thể tự hỉ mũi, bố mẹ hãy làm sạch mũi cho bé thường xuyên hơn bằng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su giúp bé thở dễ dàng hơn
  • Dùng paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm cơn sốt. Bạn có thể dùng paracetamol cho trẻ từ 2 tháng tuổi nếu bé được sinh đủ tháng và nặng hơn 4kg. Trường hợp dùng ibuprofen thì áp dụng đối với bé được 3 tháng tuổi hoặc hơn và nặng ít nhất 5 kg. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn về liều lượng chính xác mà trẻ bị cảm lạnh đang dùng
  • Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc cho ăn vì bị nghẹt mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý giúp thông mũi trước khi cho bé ăn 15 phút
  • Dầu gió có thể giúp bé thở dễ dàng hơn. Các mẹ có thể mua nó từ các hiệu thuốc rồi bôi vào ngực và lưng trẻ. Tuyệt đối không bôi vào lỗ mũi của trẻ vì nó có thể làm hạn chế hơi thở của trẻ
  • Thở bằng hơi nước có thể giúp thông thoáng đường dẫn khí bị chặn và làm giảm ho. Hãy thử cho bé ngồi trong phòng tắm một vài phút với vòi sen đang xả nước nóng. Đừng đặt bé quá gần nước nóng, vì bé có thể bị chảy nước mắt, sau đó lau khô và thay đồ cho bé.

Nếu con bạn bị nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác, hãy kiểm tra xem có thứ gì bị mắc kẹt trong mũi bé hay không. Ngoài ra, bố mẹ không được cho bé uống bất kỳ loại thuốc ho hay thuốc không được kê đơn, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ bị phản ứng phụ.

Khi nào mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Nếu con của bạn dưới ba tháng, hãy đưa con đến bác sĩ khi con xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Đối với trẻ lớn hơn ba tháng, bạn cũng có thể đưa bé đến bác sĩ để xác nhận rằng đó là một cơn cảm lạnh thông thường.

Trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ cũng đưa con đến bác sĩ nếu phát hiện:

  • Tình trạng cảm lạnh không cải thiện sau 5 ngày
  • Nhiệt độ lên đến trên 38ºC nếu bé dưới ba tháng, và trên 39ºC nếu bé dưới sáu tháng tuổi
  • Bé gặp vấn đề về đường hô hấp
  • Cơn ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày
  • Trẻ thường xoa tai với sự khó chịu. Điều này có thể báo hiệu bé đã bị nhiễm trùng tai
  • Bé ho ra đàm xanh, vàng hoặc nâu hoặc nó chảy ra từ mũi.

Mẹ nên làm gì để giúp bé tránh bị cảm lạnh?

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé. Điều này giúp tạo ra kháng thể trong máu bé giúp chống lại nhiễm trùng. Đây không phải là cách tuyệt vời nhất để ngăn bé bị cảm lạnh, song việc cho trẻ bú mẹ vẫn tốt hơn để kháng lại cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác.

Mẹ cũng có thể bảo vệ bé bằng cách giữ cho bé tránh xa những người bị ho hoặc cảm lạnh hoặc yêu cầu họ đeo khẩu trang và rửa tay thật kỹ trước khi bế bé hoặc chạm vào đồ đạc của trẻ.

Nếu cha hay mẹ hút thuốc lá, tốt nhất là nên cai thuốc lá và đừng cho con bạn đến những khu vực mà có người đang hút thuốc. Trẻ em sống với người hút thuốc bị cảm lạnh nhiều hơn và bệnh kéo dài hơn so với những trẻ không thường tiếp xúc với khói thuốc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài tập yoga tại nhà cho người mới bắt đầu

(80)
Nếu thời gian và điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể tập yoga tại nhà chỉ với dụng cụ tập thích hợp cũng như các bài tập hợp lý.Đến lớp ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh lupus

(26)
Lupus là tên gọi ngắn của bệnh lupus đỏ hệ thống. Từ lupus có nghĩa là con sói trong tiếng Latin. Lupus được gọi là bệnh “tự miễn dịch” vì hệ thống ... [xem thêm]

Nói lời xin lỗi: 7 bước để có một lời xin lỗi chân thành

(74)
Không phải tất cả lời xin lỗi nói ra đều được mọi người tha thứ, mà phụ thuộc vào việc bạn đã nói lời xin lỗi một cách chân thành hay chưa. Để có ... [xem thêm]

Bệnh thủy đậu ở trẻ, những điều bạn cần biết

(65)
Dù không còn phổ biến như trước đây nhưng bệnh thủy đậu (trái rạ) vẫn xuất hiện và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trẻ em. Sau đây là ... [xem thêm]

Làm sao để gắn kết với con khi cho bé bú?

(36)
Lúc đầu, bạn cần phải cho bé bú thường xuyên ít nhất tám đến mười hai lần trong 24 giờ (thậm chí nhiều hơn nếu bé muốn) và cho bé bú cạn ít nhất một ... [xem thêm]

Bệnh trĩ nội và những thông tin cần biết

(33)
Trĩ chảy máu là tình trạng búi trĩ bị vỡ, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân phổ biến nhất là do táo bón.Bệnh trĩ (còn được gọi là lòi dom) ... [xem thêm]

Ăn chay có tốt cho sức khỏe hay không?

(98)
Chế độ ăn chay có tốt không phụ thuộc vào sự cân đối dinh dưỡng, nếu thực hiện không đúng cách thì sẽ khiến bạn thiếu chất đấy!Hẳn là không ít ... [xem thêm]

Rối loạn tuyến giáp

(35)
Ở cổ có một bộ phận hình cánh bướm gọi là tuyến giáp, chịu trách nhiệm sản xuất hormone (nội tiết tố) điều hòa các phản ứng chuyển hóa trong cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN