31 tuần

(3.7) - 94 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Bé có thể bắt đầu mọc răng sớm khi được 3 tháng tuổi hoặc muộn nhất là 12 tháng tuổi, nhưng hầu hết các bé có răng mới nhú đầu tiên (thường là hai chiếc răng giữa ở phía dưới) vào giữa lúc bé được 4 – 7 tháng tuổi. Đừng lo lắng nếu bé có quá nhiều khoảng trống giữa răng. Răng thường trồi lên từ nướu răng ở góc độ bất thường và các khoảng trống này thường biến mất khi bé được 3 tuổi.

Khi bé bắt đầu mọc răng, bạn có thể thấy bé chảy nước dãi nhiều hơn và tạo ra các âm thanh lạ từ miệng bởi khi ấy trong miệng bé đang xảy ra rất nhiều thay đổi.

Vào tuần thứ 31, con bạn sẽ có thể:

  • Lê lết, bò, trườn;
  • Chuyền khối hình hay đồ vật từ tay này sang tay kia;
  • Vịn vào người khác hoặc đồ vật gì đó để đứng lên.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Việc bé trở nên miễn cưỡng khi phải xa mẹ có thể khiến bạn thích thú nhưng đôi lúc cũng sẽ làm bạn hơi bực bội. Nếu bạn bận việc đi ra ngoài và phải để bé ở nhà, hãy ôm hôn bé thật nhiều trước khi rời khỏi nhà và nói với bé bạn rằng sẽ trở lại nhanh thôi. Bé sẽ không hiểu rằng bạn sẽ trở lại trong một giờ, nhưng tình yêu và biểu hiện tình cảm của bạn có thể an ủi và giúp bé vượt qua những khó khăn cho đến khi gặp lại bạn.

Ngoài ra, hãy cố gắng để tạo nên thói quen mỗi lần rời đi bạn sẽ để bé lại với ai đó mà bé quen biết. Bằng cách đó, nếu bé không có mẹ hoặc bố bên cạnh, ít nhất bé cũng sẽ cảm thấy hài lòng với người chăm sóc tạm thời.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết các bác sĩ sẽ không sắp xếp kiểm tra sức khoẻ cho bé vào tháng này. Về mặt tích cực, nó có nghĩa là không có vấn đề nghiêm trọng với bé; về mặt tiêu cực là bạn sẽ không thể nhận biết bé đang phát triển như thế nào. Hãy chuẩn bị các câu hỏi cho lần kiểm tra vào tháng tiếp theo, nhưng cũng đừng e ngại mà hãy gọi điện ngay cho bác sĩ nếu có bất kì vấn đề gì bạn quan tâm lo lắng mà không thể đợi đến lần tái khám tiếp theo.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Mọc răng

Để giảm bớt sự khó chịu của bé khi mọc răng, hãy cho bé nhai một thứ gì đó, như vòng cao su hay khăn lạnh. Bé cũng có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhờ ăn các loại thức ăn lạnh như nước sốt táo hoặc sữa chua (nếu bé đang ăn dặm) vì thức ăn lạnh có thể tạm thời làm tê chỗ đau. Bạn có thể cho bé một chiếc bánh quy cứng không đường để gặm. Bạn cũng có thể thử cọ xát ngón tay của bạn lên nướu răng đau hay bôi gel giảm đau cho bé.

Hóc

Hóc có nghĩa là bé đang cố gắng để lấy không khí hoặc khạc ra thứ gì đó làm cản trở đường thở của mình. Bé có thể đang bị hóc nếu bé tỏ ra khó thở, phát ra âm thanh bất thường, nôn khan, ho hoặc thở khò khè. Da của bé có thể chuyển sang màu đỏ hoặc xanh và bé có thể mất ý thức do thiếu oxy.

Khi nghi ngờ con bị hóc, nếu bé vẫn ho, khóc nói chuyện và thờ bình thường thì chứng tỏ đường thở của bé không hoàn toàn bị chặn. Bé đôi khi có thể tự mình đẩy vật gây tắc nghẽn ra ngoài và điều tốt nhất mà bạn có thể làm là giữ bình tĩnh và trấn an bé. Nhưng nếu bé thở hổn hển, da chuyển từ đỏ sang xanh, có vẻ hoảng sợ (mắt và miệng mở to) hoặc bất tỉnh, hãy gọi 115 ngay lập tức và cố gắng thông đường thở cho bé càng sớm càng tốt trong trường hợp sau:

  • Nếu (và chỉ nếu) bạn thấy vật gây hóc, hãy dùng ngón tay để lấy nó ra. Nếu bạn không nhìn thấy vật gây hóc thì đừng đặt ngón tay vào miệng của bé vì bạn có thể đẩy vật gây nghẽn tiến sâu vào trong cổ họng bé.
  • Giữ bé nằm sấp trên cánhtay của bạn, đỡ cằm bé trong tay bạn. Giữ cho đầu của bé thấp hơn so với phần còn lại của cơ thể.
  • Vỗ vào lưng bé 5 lần: nhanh, dứt khoát nhưng nhẹ nhàng, vỗ vào giữa xương bả vai của bé. Hãy nhớ rằng cơ quan nội tạng của bé rất yếu.
  • Nếu bé bắt đầu ho, hãy để bé tự khạc dị vật gây hóc ra thay vì chèn ngón tay của bạn vào trong miệng bé để loại bỏ nó. Nếu bé không thể ho ra được dị vật, hãy cẩn thận lật bé lại và dùng hai hoặc bốn ngón tay của bạn ấn vào giữa xương ức và nhấn 5 lần vào ngực bé (sâu vào khoảng 1,2-2,5 cm).
  • Nếu dị vật vẫn không thoát ra ngoài, hãy kiểm tra xem có thể thấy được dị vật hay không. Đặt bé nằm thẳng, giữ lưỡi bé xuống bằng ngón tay cái của bạn và nâng cằm lên nhìn phía trong cổ họng của bé. Nếu bạn vẫn không thể nhìn thấy các dị vật, hãy thực hiện thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo ngay. Nếu không, hãy lặp lại các bước 2 và 3. Tiếp tục làm hết sức có thể và nhờ tới giúp đỡ của bác sĩ càng nhanh càng tốt.

Để ngăn chặn bị hóc, hãy cho bé ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi (thực phẩm nghiền hoặc ép và thức ăn cầm trên tay an toàn như bánh quy cho trẻ mọc răng và ngũ cốc hình chữ O), giám sát bé trong lúc ăn (không để bé ăn vội vàng hoặc ăn trong xe hơi), và luôn luôn cho bé ngồi thẳng khi ăn. Đừng để bé chơi với những vật nhỏ, đồ chơi có các bộ phận nhỏ hoặc vật có chứa phấn rôm em bé. Hãy lựa chọn đồ chơi phù hợp cho bé – điều này không chỉ giúp bạn lựa chọn đồ chơi có tính giáo dục hoặc kỹ năng phát triển phù hợp với bé mà còn đảm bảo tiêu chí an toàn. Hóc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ em, do đó bạn và người chăm sóc bé nên tham gia học các lớp cấp cứu và hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh để có thể xử lý kịp thời khi trường hợp này xảy ra.

Các bé thường nuốt các vật thể nhỏ (như tiền xu) và chúng thường đi qua ruột mà không gây hại gì. Nhưng nếu bạn nhận thấy bé chảy nước dãi quá nhiều hoặc không thể nuốt, giảm đáng kể cảm giác thèm ăn, hoặc nếu bé cảm thấy đau nơi dị vật có thể bị mắc kẹt, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Bé có phải là thiên tài tương lai?

Nếu bạn muốn biết liệu con mình có tài năng thiên bẩm hay không, hãy xem các biểu hiện sau:

  • Phát triển vượt bậc đồng nhất tất cả mọi mặt;
  • Trí nhớ tốt và có khả năng quan sát;
  • Sáng tạo và độc đáo;
  • Hài hước;
  • Hay tò mò và rất tập trung;
  • Có khả năng tạo sự kết nối giữa các sự vật và sự việc;
  • Trí tưởng tượng phong phú;
  • Khó ngủ;
  • Biết nhiều và nhạy cảm.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

Nên ăn gì để thanh lọc gan?

(83)
Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể để lọc và bài tiết các chất độc hại. Vậy làm sao để thanh lọc gan và có một lá gan khỏe mạnh?Trước tiên, bạn ... [xem thêm]

8 loại rau củ giàu protein nhất cho người ăn chay

(35)
Hầu hết mọi người không nghĩ rằng rau là một nguồn protein chính, nhưng thực chất có nhiều loại rau củ giàu protein, đủ để cung cấp nhu cầu protein hàng ... [xem thêm]

Mách mẹ bí quyết chăm sóc trẻ bị chàm

(18)
Bệnh chàm ở trẻ khá phổ biến và sẽ làm cho trẻ rất khó chịu. Mẹ hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem chăm sóc trẻ bị chàm thế nào là đúng để con mau ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh nhiễm trùng đường tiểu?

(90)
So với người trẻ tuổi, người cao tuổi dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

Xơ gan mất bù: Biến chứng nguy hiểm chết người

(33)
Xơ gan mất bù là căn bệnh nguy hiểm có khả năng lớn dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.Bệnh gan mất bù còn được gọi là xơ gan mất ... [xem thêm]

6 lợi ích tuyệt vời từ quả măng cụt

(19)
Ngoài hương vị thơm ngon, ngọt, quả măng cụt còn có rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, E cùng kháng thể Xanthones rất có lợi cho người muốn giảm cân, ổn ... [xem thêm]

11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng

(83)
Khám tuyến giáp thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được các diễn biến bất thường như hình dạng, kích thức khối u… để có sự can thiệp y ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN