Xơ gan mất bù: Biến chứng nguy hiểm chết người

(4.33) - 33 đánh giá

Xơ gan mất bù là căn bệnh nguy hiểm có khả năng lớn dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh gan mất bù còn được gọi là xơ gan mất bù. Xơ gan là loại bệnh gan mãn tính phổ biến trong những năm gần đây. Nó xảy khi những vết mô sẹo xuất hiện ở gan. Khi gan bị tổn thương, các tế bào gan sẽ tự cố gắng sửa chữa dẫn đến những mô sẹo được hình thành. Bệnh lý này là hệ quả của tình trạng viêm gan kéo dài hoặc rối loạn do lạm dụng rượu.

Xơ gan mất bù là gì?

Các chuyên gia phân xơ gan thành hai nhóm, theo chức năng, bao gồm:

Xơ gan còn bù

Xơ gan còn bù là tình trạng cơ thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lý. Xơ gan còn bù cũng được xem là xơ gan nhẹ, xơ gan giai đoạn đầu.

Xơ gan mất bù

Bạn sẽ được chẩn đoán đến giai đoạn xơ gan mất bù khi bệnh phát triển đến mức gan không còn đảm nhiệm đúng chức năng và bạn bắt đầu bắt gặp các triệu chứng của bệnh.

Các triệu chứng xơ gan mất bù

Khi xơ gan còn bù tiến vào giai đoạn xơ gan mất bù, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi
  • Dễ bầm tím và chảy máu
  • Ngứa
  • Màu da và mắt chuyển vàng
  • Chất lỏng tích tụ trong bụng (cổ trướng)
  • Chất lỏng tích tụ ở mắt cá chân và chân
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Nước tiểu màu nâu hoặc cam
  • Chán ăn hoặc giảm cân đáng kể
  • Lú lẫn, mất trí nhớ hoặc mất ngủ (bệnh não gan)

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan mất bù

Mô sẹo của tình trạng xơ gan có thể do một số bệnh gan gây ra, ba loại phổ biến nhất gồm:

  • Viêm gan siêu vi (viêm gan B và viêm gan C)
  • Bệnh gan liên quan đến rượu
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Hemochromatosis (bệnh thừa sắt hoặc hàm lượng sắt trong cơ thể quá cao)
  • Xơ nang
  • Bệnh Wilson (tích lũy đồng ở gan)
  • Viêm đường mật (ống mật hình thành kém)
  • Galactosemia hoặc rối loạn lưu trữ glycogen (rối loạn di truyền chuyển hóa glucose)
  • Hội chứng Alagille (rối loạn tiêu hóa di truyền)
  • Viêm đường mật tiên phát (phá hủy các ống mật)
  • Viêm đường mật xơ cứng tiên phát (ống mật cứng và có sẹo)
  • Các loại thuốc như methotrexate (Rheumatrex), amiodarone (Cordarone) và methyldopa (Aldomet)

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh xơ gan và cảm thấy chúng bất thường, hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn đã từng được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan, hãy đến bệnh viện gần nhất khi bạn gặp phải tình trạng:

  • Sốt hoặc rét run
  • Khó thở
  • Nôn ra máu
  • Thường xuyên mất ngủ
  • Rối loạn tâm thần

Điều trị xơ gan mất bù

Việc điều trị xơ gan mất bù thường tập trung vào việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Liệu pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây bệnh. Một số phương pháp thông dụng bao gồm:

  • Ngưng sử dụng thức uống chứa cồn (cai từ từ hoặc ngưng hẳn)
  • Giảm cân
  • Sử dụng thuốc trị viêm gan, chẳng hạn như ribavirin (Ribasphere), entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread) hoặc lamivudine (Epivir)
  • Sử dụng thuốc để kiểm soát các nguyên nhân khác, chẳng hạn như ursodiol (Actigall) trong điều trị viêm đường mật tiên phát hoặc penicillamine (Cuprimine) đối với bệnh Wilson

Những người bị tổn thương gan nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật ghép gan.

Người mắc bệnh xơ gan mất bù sống được bao lâu?

Những người được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan mất bù có thể kéo dài tuổi thọ thêm từ 1–3 năm. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các biến chứng tiềm ẩn, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và những bệnh khác.

Đối với những người được ghép gan, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 75%. Nhiều người nhận ghép gan có thể kéo dài cuộc sống bình thường lên đến 20 năm hoặc hơn sau phẫu thuật.

Triển vọng

Xơ gan mất bù là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong. Nếu lo lắng về việc có thể có nguy cơ mắc bệnh gan mất bù hoặc bạn gặp phải các triệu chứng của xơ gan mất bù, hãy đến gặp bác sĩ và thảo luận về các lựa chọn của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách làm hồng nhũ hoa cho phái đẹp quyến rũ khó cưỡng

(12)
Sở hữu nhũ hoa hồng hào, tươi tắn là mong muốn của nhiều phụ nữ. Bài viết dưới đây chia sẻ cách làm hồng nhũ hoa bằng phương pháp tự nhiên giúp chị em ... [xem thêm]

7 cách giảm nóng trong người mà không cần máy lạnh

(38)
Những ngày nóng bức có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi cơ thể toát mồ hôi, nhiệt độ tăng cao như bị sốt… Liệu có cách giảm nóng trong người ngay ... [xem thêm]

Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?

(19)
Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng bà bầu mọc lông bụng khi mang thai là điều bình thường và sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tháng kể từ lúc con yêu ra ... [xem thêm]

10 lời khuyên giúp lựa chọn thực phẩm giàu protein

(93)
Protein đóng vai trò quan trọng đối với tất cả những tế bào trong cơ thể. Làm thế nào có thể lựa chọn thực phẩm giàu protein cho hoạt động hàng ngày của ... [xem thêm]

3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

(65)
Các cách chẩn đoán viêm phổi giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh, nhờ đó quá trình điều trị viêm phổi sẽ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả ... [xem thêm]

Bạn biết gì về vật lý trị liệu cho bệnh đa xơ cứng?

(21)
Vật lý trị liệu cho bệnh đa xơ cứng là một phương pháp hữu hiệu giúp điều trị bệnh. Đối với từng giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương ... [xem thêm]

[Hỏi đáp nha sĩ] Tẩy trắng răng có tốt không?

(47)
Hiện nay, rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng được giới thiệu là có thể giúp bạn có được hàm răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, tẩy trắng răng có tốt ... [xem thêm]

Cha mẹ nên làm gì để cải thiện chứng chậm tăng trưởng ở trẻ?

(76)
Chậm tăng trưởng là thuật ngữ dùng để mô tả đứa trẻ không phát triển đúng với tiêu chuẩn thông thường. Khi đó, trẻ sẽ tăng cân hay chiều cao chậm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN