3 điều bạn nên biết về liệu pháp bổ sung testosterone

(3.78) - 83 đánh giá

Khi tuổi tác tăng, mức testosterone sẽ giảm nên bạn sẽ khó lòng duy trì được vóc dáng săn chắc, sức khỏe dẻo dai hay tinh thần vui vẻ như trước. Thế nhưng, bạn đừng vội tìm đến liệu pháp testosterone vì liệu pháp này có ẩn chứa một số rủi ro.

Nhiều nam giới xem liệu pháp bổ sung testosterone như một cách nhanh chóng để lấy lại thể lực và vóc dáng thời trẻ. Thế nhưng, bạn cần tìm hiểu rõ những tác động của liệu pháp này lên sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ kỹ trước khi thực hiện.

1. Tại sao bạn cần liệu pháp bổ sung testosterone?

Testosterone là một hormone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn. Hormone này giúp nam giới duy trì:

  • Tóc và lông
  • Mật độ xương
  • Ham muốn tình dục
  • Sự sản xuất hồng cầu
  • Sự sản xuất tinh trùng
  • Sức mạnh và khối lượng cơ bắp
  • Sự phân bổ chất béo trong cơ thể

Mức testosterone thường đạt đỉnh điểm trong tuổi thiếu niên và những năm đầu tiên của tuổi trưởng thành. Khi tuổi tăng, mức độ testosterone sẽ giảm dần. Thông thường, mức độ hormone này sẽ giảm khoảng 1% sau tuổi 30 hoặc 40. Khi này, bạn có thể gặp một số dấu hiệu lão hóa.

Một số dấu hiệu lão hóa có thể xảy ra do mức độ testosterone thấp là:

• Thay đổi chức năng tình dục: Bạn có thể bị giảm ham muốn tình dục, ít cương cứng tự phát hơn và vô sinh.

• Thay đổi thói quen ngủ nghỉ: Đôi khi tình trạng testosterone thấp có thể gây mất ngủ hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ khác.

• Thay đổi về mặt thể chất: Những thay đổi về thể chất bạn có thể quan sát bao gồm tăng lượng mỡ trong cơ thể, giảm khối lượng và sức mạnh cơ bắp cũng như giảm mật độ xương. Bạn cũng có thể thấy ngực to lên hoặc nhạy cảm hơn (chứng nữ hóa tuyến vú) cũng như rụng lông trên cơ thể. Đôi khi, bạn có thể có ít năng lượng hơn lúc trước.

• Thay đổi về mặt cảm xúc: Lượng testosterone thấp có thể góp phần làm giảm hứng thú với cuộc sống hoặc độ tự tin. Bạn có thể cảm thấy buồn, chán nản, khó tập trung hoặc khó ghi nhớ mọi thứ.

Một số triệu chứng kể trên có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc do một số bệnh lý như chứng ngưng thở khi ngủ, các vấn đề tuyến giáp, tiểu đường và trầm cảm. Bạn có thể làm xét nghiệm máu để xác định xem nguyên nhân gây ra các dấu hiệu này có phải do testosterone thấp hay không.

Nếu nguyên nhân gây ra các dấu hiệu lão hóa trên là do lượng testosterone thấp, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định liệu pháp bổ sung testosterone vì liệu pháp này có thể cải thiện các dấu hiệu của tình trạng testosterone thấp. Bác sĩ có thể kê toa testosterone dưới dạng tiêm, viên uống, miếng dán hoặc gel.

2. Tác động của liệu pháp testosterone

Liệu pháp bổ sung testosterone có thể cải thiện tình trạng giảm năng tuyến sinh dục. Đây là tình trạng cơ thể không thể sản xuất một lượng testosterone bình thường do tinh hoàn hoặc do tuyến yên có vấn đề. Một số nam giới cũng tin rằng dùng thuốc testosterone có thể giúp họ cảm thấy trẻ trung hơn và mạnh mẽ hơn dù đã lớn tuổi.

Thế nhưng, kết quả của một số nghiên cứu về liệu pháp này vẫn chưa thật sự thống nhất. Trước khi thực hiện, bạn cần tìm hiểu những rủi ro của liệu pháp testosterone như:

  • Khiến ngực tăng kích cỡ.
  • Gây mụn hoặc các phản ứng trên da khác.
  • Giảm sản xuất tinh trùng hoặc giảm kích cỡ tinh hoàn.
  • Có thể gây chứng ngưng thở khi ngủ, một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.
  • Góp phần gây u xơ tuyến tiền liệt và khiến tình trạng ung thư tuyến tiền liệt sẵn có phát triển thêm.
  • Giảm sản xuất tinh trùng hoặc giảm kích cỡ tinh hoàn.
  • Tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu. Những cục máu đông này có thể vỡ ra, đi vào máu và tích tụ trong phổi gây thuyên tắc phổi.

Ngoài ra, liệu pháp testosterone có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng này còn chưa rõ ràng.

3. Cách tăng testosterone một cách tự nhiên

Nếu lo sợ những tác động tiêu cực của liệu pháp testosterone, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách cải thiện lượng hormone này tại nhà. Những cách tự nhiên này có thể giúp bạn cải thiện những dấu hiệu lão hóa do thiếu testosterone cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.

• Tập luyện thể lực: Bạn có thể ưu tiên các bài tập tăng cơ bắp như tập tạ khi tập luyện.

• Hạn chế đồ uống có cồn: Rượu bia có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone cũng như lượng testosterone trong cơ thể. Thậm chí, tình trạng nghiện rượu nặng còn có thể làm teo tinh hoàn, giảm lông trên cơ thể và tăng mức hormone nữ estrogen trong cơ thể nam giới.

• Bổ sung thêm protein: Nếu không có đủ protein, lượng testosterone trong cơ thể có thể giảm dần. Vậy nên, bạn có thể bổ sung protein cho cơ thể từ thịt bò nạc, thịt gà, cá, trứng hay các loại hạt và đậu. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết lượng protein phù hợp mình nên bổ sung mỗi ngày.

• Ưu tiên dùng đồ thủy tinh: Trong các loại đồ nhựa có chứa bisphenol-A (BPA), một chất ảnh hưởng tiêu cực tới lượng hormone trong cơ thể. Vậy nên, bạn hãy ưu tiên dùng đồ thủy tinh trong ăn uống hay tích trữ đồ ăn.

Liệu pháp bổ sung testosterone tuy có thể mang lại một số lợi ích trong việc cải thiện một số dấu hiệu lão hóa nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe bạn cần cẩn thận. Nếu muốn duy trì thể chất và tinh thần trẻ trung, bạn có thể áp dụng các cách tự nhiên, an toàn hơn như điều chỉnh chế độ luyện tập và ăn uống.

Như Vũ |HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách chăm sóc “cậu bé” các đấng mày râu nên biết

(12)
Khi chăm sóc “cậu bé” đúng cách, bạn không những sung mãn khi bước vào cuộc yêu mà còn đảm bảo sức khỏe cho bản thân nữa đấy!“Cậu bé” (dương ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị nổi mụn ở tinh hoàn?

(19)
Nổi mụn ở tinh hoàn là tình trạng xảy ra khá phổ biến gây hoang mang, lo lắng ở cánh đàn ông. Nổi mụn ở tinh hoàn thường vô hại, nhưng đây cũng có thể ... [xem thêm]

7 lý do bất ngờ khiến tinh dịch tự chảy ra

(41)
Tinh dịch có thể rò rỉ ra khỏi dương vật do kích thích tình dục, tác dụng phụ của thuốc hay do các bệnh nguy hiểm. Bạn cần tìm đúng nguyên nhân mới có ... [xem thêm]

Bạn phát hiện tinh dịch có máu?

(77)
Khi tinh dịch có máu, chắc hẳn đấng mày râu nào cũng sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. ... [xem thêm]

Tinh dịch loãng

(43)
Tìm hiểu chungTinh dịch loãng là gì?Chất lượng tinh dịch của đàn ông là một dấu hiệu tốt về sức khỏe. Hầu hết nam giới giải phóng một ít chất lỏng, ... [xem thêm]

Gia tăng số lượng tinh trùng ở nam giới dễ hay khó?

(15)
Tinh trùng ít ở nam giới là một trong những nguyên nhân khiến kế hoạch sinh em bé của các cặp vợ chồng bị chậm trễ. Các chàng băn khoăn không biết làm cách ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

(18)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh chỉ gặp ở nam giới. Bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn có khả năng dẫn đến một số rủi ro ... [xem thêm]

Hẹp bao quy đầu

(75)
Định nghĩaHẹp bao quy đầu là gì?Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bị thắt chặt và không thể kéo tuột xuống để cho đầu dương vật lộ ra cho dù ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN