Bạn nghĩ rằng tình trạng rối loạn tâm lý chỉ xảy ra ở người lớn khi họ gặp những khó khăn, áp lực bởi trăm nghìn mối lo “cơm, áo, gạo, tiền”? Tuy nhiên, sự thật là trong cuộc sống hiện nay, trẻ em cũng chịu nhiều áp lực nên tâm lý dễ bị căng thẳng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tâm lý ở trẻ thường là do áp lực học hành, bố mẹ quá bận rộn, thường cãi nhau và ly hôn. Nguy hiểm hơn, những vấn đề về tâm lý như thế này đều để lại những dấu ấn đậm, nhạt khác nhau trong tâm hồn trẻ thơ và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh rất khó khăn trong việc nhận biết bệnh tâm thần ở trẻ em. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những dấu hiệu về bệnh tâm thần và cách để có thể đương đầu với chúng qua bài viết sau đây nhé.
Tại sao bạn lại khó khăn trong việc xác định bệnh rối loạn tâm lý ở trẻ?
Việc xác định được bệnh ở trẻ là rất khó và bạn cũng có thể nhầm lẫn với những hành vi bình thường khác. Nguyên nhân chính là vì các bé thiếu ngôn ngữ và khả năng để giải thích rõ ràng cho bạn. Hơn thế nữa, những lo ngại về sự kỳ thị bệnh tâm thần, các loại thuốc tâm thần và chi phí điều trị cũng có thể làm bạn không tin con mắc bệnh này.
Những bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm lý thường gặp nhất ở trẻ
Sau đây là những triệu chứng rối loạn thường gặp ở trẻ nhỏ:
- Rối loạn lo âu: Trẻ bị rối loạn lo âu thường đáp ứng với những tình huống một cách sợ hãi cũng như các dấu hiệu của lo lắng, căng thẳng như tim đập nhanh và đổ mồ hôi;
- Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Trẻ bị ADHD thường có vấn đề chú ý hay tập trung, dường như không thể làm theo hướng dẫn, dễ chán với các trò chơi hoặc việc làm nào đó. Chúng có xu hướng di chuyển liên tục và bốc đồng (không suy nghĩ trước khi hành động);
- Rối loạn hành vi gây rối: Trẻ có những rối loạn này có xu hướng coi thường các quy tắc;
- Rối loạn phát triển lan tỏa: Trẻ với những rối loạn này thường bị mơ hồ trong suy nghĩ và những vấn đề hiểu biết về thế giới xung quanh chúng;
- Rối loạn học tập và giao tiếp: Trẻ có những rối loạn này có vấn đề về lưu trữ và xử lý thông tin;
- Rối loạn tâm trạng: Những dấu hiệu này liên quan đến cảm giác buồn dai dẳng hay nhanh chóng thay đổi cảm xúc và rối loạn lưỡng cực;
- Tâm thần phân liệt: Rối loạn này liên quan đến những suy nghĩ và nhận thức méo mó.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn tâm lý ở trẻ
- Thay đổi tâm trạng: Bạn có thể nhìn thấy những cảm xúc buồn kéo dài ít nhất 2 tuần hay thay đổi tâm trạng nghiêm trọng trong các mối quan hệ của bé khi ở nhà hay ở trường;
- Thay đổi hành vi: Các thay đổi mạnh mẽ, vượt khỏi tầm kiểm soát trong hành vi hay nhân cách. Những hành vi muốn chiến đấu, sử dụng vũ khí, muốn sát thương ai đó cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm;
- Khó tập trung;
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Triệu chứng vật lý: Khác với người lớn, trẻ có vấn đề về tâm thần thường có thể bị nhức đầu hay đau bụng hơn là buồn và lo lắng;
- Tự hại bản thân: Các hành vi tự làm tổn hại cơ thể như cắt tay hoặc tự làm bỏng. Trẻ với các bệnh lý tâm cũng có thể có suy nghĩ tự tử;
- Lạm dụng chất gây nghiện: Một số trẻ sử dụng ma túy hay rượu để đối phó với cảm xúc của họ.
Điều trị bệnh rối loạn tâm lý ở trẻ
Bệnh rối loạn tâm lý và nhiều bệnh lý khác như tiểu đường hay tim mạch đòi hỏi phải điều trị liên tục. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ở người lớn, nhưng những phương pháp điều trị cho trẻ em còn nhiều khó khăn và chưa xác định rõ. Đến nay, đã có nhiều lựa chọn điều trị cho trẻ em với nhiều loại thuốc được sử dụng như ở người lớn nhưng với liều lượng khác nhau. Một số phương pháp điều trị có thể sử dụng bao gồm:
- Thuốc men: Thuốc để điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em bao gồm thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm, chống lo âu, kích thích và các loại thuốc giúp cho tâm trạng ổn định;
- Liệu pháp tâm lý: bao gồm một quá trình mà các nhà chuyên gia tâm lý trao đổi với bệnh nhân để hiểu và giải quyết các triệu chứng, suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng với trẻ em là hỗ trợ, liệu pháp nhận thức hành vi;
- Liệu pháp sáng tạo: Một số phương pháp điều trị như nghệ thuật có thể giúp ích đặc biệt cho trẻ nhỏ có vấn đề trong giao tiếp.
Nếu bạn đang lo lắng về sức khỏe tâm lý của con thì cần tìm đến những nhà tư vấn y khoa. Với những sự hỗ trợ thích hợp, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bệnh, tình trạng của trẻ cũng như các lựa chọn điều trị để giúp cho bé khỏe mạnh hơn đấy!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 8 biện pháp tự nhiên chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên
- Bố mẹ cần làm gì khi con bị trầm cảm?
- Nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh trầm cảm ở nam giới