3 cách chữa bệnh trầm cảm nặng giúp bạn đi qua thăng trầm

(3.74) - 90 đánh giá

Bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc kết hợp trị liệu tâm lý trị liệu và điều chỉnh lối sống. Bệnh trầm cảm nhẹ có thể chuyển biến nặng hơn nếu như bạn không sớm nhận ra các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.

Những thăng trầm của cuộc sống có thể khiến tâm lý của bạn bất ổn và dẫn đến trầm cảm với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nếu bạn bị bệnh trầm cảm nhẹ, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng như buồn bã, khóc một mình, cáu kỉnh, giận dữ và mệt mỏi kéo dài suốt nhiều tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Những biểu hiện trầm cảm này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ.

Các dấu hiệu trầm cảm có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và chuyển biến thành trầm cảm nặng với các vấn đề đi kèm như mất cảm giác ngon miệng, sút cân, mất ngủ và ý nghĩ tự sát. Các dấu hiệu của trầm cảm nặng có thể bao gồm:

  • Cáu gắt
  • Tuyệt vọng
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ xung quanh
  • Mất hứng thú với các hoạt động đã từng thích
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc cố gắng tự sát

Trong trường hợp rất nghiêm trọng, người trầm cảm nặng có thể xuất hiện các triệu chứng ảo giác hoặc ảo tưởng. Nhiều người không có khả năng tự chăm sóc bản thân như vệ sinh cá nhân hoặc hoàn thành trách nhiệm hàng ngày.

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh trầm cảm nặng sẽ có nguy cơ tự sát cao. Dấu hiệu trầm cảm dẫn đến tự sát thường bắt đầu với các ý nghĩ u ám về cái chết. Bên cạnh bệnh trầm cảm hoặc các bệnh tâm lý khác, các yếu tố nguy cơ trầm cảm dẫn đến tự sát bao gồm:

  • Bị tống giam
  • Cảm giác tuyệt vọng
  • Tiền sử gia đình có người tự sát
  • Đã cố gắng tự sát trong quá khứ
  • Cất giữ vũ khí nguy hiểm trong nhà
  • Hiện tại hoặc quá khứ từng lạm dụng chất gây nghiện
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện

Ý nghĩ muốn tự sát là dấu hiệu khẩn cấp nhất của bệnh trầm cảm nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, có đến 15% người bị trầm cảm dẫn đến tự sát.

Nếu bạn mắc bệnh trầm cảm nặng, bạn có thể cần được điều trị tại bệnh viện. Bạn cũng có thể cần tham gia một chương trình điều trị ngoại trú cho đến khi cải thiện triệu chứng. Bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu kết hợp với cách cải thiện dấu hiệu trầm cảm nặng tại nhà.

1. Cách chữa bệnh trầm cảm bằng tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một thuật ngữ chung để điều trị trầm cảm bằng cách nói về tình trạng của bạn và các vấn đề liên quan với một chuyên gia tâm lý. Tâm lý trị liệu còn được gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc liệu pháp tâm lý. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả trầm cảm nhẹ và trầm cảm nặng.

Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn:

  • Xử lý khủng hoảng hoặc khó khăn trong hiện tại
  • Tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề
  • Học cách đặt mục tiêu thực tế cho cuộc sống của bạn
  • Mở rộng và phát triển các mối quan hệ xung quanh
  • Xác định các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm và nguyên nhân gây trầm cảm
  • Xác định suy nghĩ và hành vi tiêu cực để điều chỉnh theo hướng tích cực hơn
  • Phát triển khả năng chịu đựng và chấp nhận đau khổ bằng các hành vi lành mạnh hơn
  • Lấy lại cảm giác hài lòng và kiểm soát cuộc sống của bạn nhằm giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như tuyệt vọng và tức giận

2. Cách cải thiện bệnh trầm cảm nặng tại nhà

Bệnh trầm cảm không phải là một chứng rối loạn mà bạn có thể tự điều trị. Ngoài cách chữa bệnh trầm cảm theo chỉ định bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp các cách cải thiện bệnh tại nhà để đạt hiệu quả cao hơn:

• Bám sát kế hoạch điều trị: Bạn đừng bỏ qua các buổi trị liệu tâm lý hoặc các cuộc hẹn với bác sĩ. Ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn cũng đừng tự ý ngưng. Nếu bạn dừng lại, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại.

• Tìm hiểu về trầm cảm: Những kiến thức về bệnh trầm cảm sẽ thúc đẩy bạn bám sát kế hoạch điều trị. Bạn cũng nên khuyến khích gia đình bạn tìm hiểu về trầm cảm để giúp họ cảm thông và hỗ trợ bạn nhiều hơn.

• Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo: Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra triệu chứng trầm cảm của bạn. Hãy ghi chú lại những cách đối phó nếu triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi trong các triệu chứng hoặc cảm giác của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên nhờ người thân hoặc bạn bè giúp theo dõi các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự sát.

• Tránh các chất kích thích: Các chất kích thích có vẻ như giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng trầm cảm, nhưng về lâu dài thì chúng thường khiến các triệu chứng xấu đi và khiến trầm cảm khó điều trị hơn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nếu bạn cần giúp đỡ trong cuộc hành trình cai nghiện thuốc lá, rượu bia, ma túy…

• Chăm sóc bản thân: Bạn nên ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc. Để duy trì sức khỏe thể chất và cải thiện tinh thần, bạn có thể học cách tập yoga chữa trầm cảm tại nhà. Bạn cũng có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, làm vườn hoặc một hoạt động khác mà bạn thích. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho cả thể chất và tinh thần của bạn. Nếu bạn bị mất ngủ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cải thiện.

3. Cách chữa bệnh trầm cảm nặng bằng thuốc

Nếu một thành viên trong gia đình đã có dấu hiệu cải thiện tốt với một loại thuốc chống trầm cảm, thì loại này có thể cũng sẽ hiệu quả với bạn. Bạn có thể cần phải thử một vài loại thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc trước khi bạn tìm thấy một loại thuốc có tác dụng. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, vì một số loại thuốc cần vài tuần hoặc lâu hơn để có tác dụng đầy đủ và giảm bớt tác dụng phụ.

• Rủi ro khi bạn ngưng thuốc: Bạn không nên ngưng dùng thuốc chống trầm cảm hay bỏ qua vài liều mà không trao đổi với bác sĩ trước. Điều này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và khiến chứng trầm cảm có thể tệ hơn.

• Thuốc chống trầm cảm và thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng rủi ro sức khỏe cho bé. Bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn uống thuốc trầm cảm khi mang thai hoặc bạn đang có kế hoạch mang thai.

• Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự sát: Hầu hết các thuốc chống trầm cảm thường an toàn, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu tất cả các thuốc chống trầm cảm phải được khuyến cáo một cách nghiêm ngặt cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi có thể tăng khả năng suy nghĩ hoặc hành vi tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu dùng hoặc thay đổi liều.

Bất cứ ai đang dùng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện dấu hiệu nghiêm trọng hoặc hành vi bất thường. Đặc biệt là khi người bệnh bắt đầu một loại thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng. Nếu bạn hoặc người bệnh có ý nghĩ tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Cuộc sống luôn có những nốt nhạc thăng trầm sẽ mang đến nhiều thử thách khó khăn khiến bạn cảm thấy buồn chán và mệt mỏi muốn buông xuôi. Hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm thường không nhận ra mình đang gặp vấn đề sức khỏe tâm lý cho đến khi tình trạng ngày càng trở nặng. Vì thế, bạn nên lưu ý từng dấu hiệu nhỏ nhất của bệnh trầm cảm để tìm cách chữa trị trước khi chuyển biến nặng hơn nhé!

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công thức lấy lại vóc dáng sau sinh cực kỳ đơn giản

(19)
Khi con chào đời, ngoài niềm hạnh phúc với thiên chức làm mẹ thì chị em phụ nữ chúng ta cũng không khỏi băn khoăn: Làm sao có thể lấy lại vóc ... [xem thêm]

4 lợi ích tuyệt vời của khoai môn không ai ngờ đến

(20)
Khoai môn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện hệ tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ da, tăng cường thị lực, ... [xem thêm]

HIV/AIDS

(65)
Định nghĩaNhiễm HIV/ AIDS là gì?Nhiễm HIV là tình trạng nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

(37)
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm vì đây là chứng bệnh tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì bệnh ... [xem thêm]

Se khít vùng kín với 4 bài tập đơn giản, hiệu quả

(84)
Có nhiều phương pháp giúp phụ nữ thu hẹp âm đạo. Trong đó, các bài tập se khít vùng kín được rất nhiều chị em ưa chuộng vì đơn giản, hiệu quả mà lại ... [xem thêm]

Bạn có biết cách mua và bảo quản xoài hay chưa?

(97)
Xoài là loại trái cây tốt cho sức khỏe với nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau như kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa ung thư, giúp tim khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu ... [xem thêm]

Bà bầu thích hát: Mẹ vui mà con cũng được lợi

(81)
Nếu là một bà bầu thích hát thì hãy cứ tiếp tục vì điều này mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Vậy chần chờ gì mà không hát mỗi khi có thể bạn ... [xem thêm]

6 lợi ích của rượu bia khi – uống – đúng – liều – lượng

(33)
Như chúng ta đã biết, uống quá nhiều rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống ở mức độ hợp lý có thể đem lại những lợi ích không ngờ. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN