Theo dõi triệu chứng hen suyễn sẽ đem lại lợi ích không ngờ

(3.54) - 88 đánh giá

Làm thế nào để biết mình có bị hen suyễn hay không? Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay các phương pháp kiểm tra hen suyễn này nhé!

Nếu bạn có những triệu chứng như ho, thở khò khè, khó thở hay tức ngực, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra xem mình có bị hen suyễn hay không.

Có rất nhiều bài kiểm tra giúp hỗ trợ chẩn đoán hen suyễn. Một số bài kiểm tra còn được dùng để kiểm soát tình trạng khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh.

Những bài kiểm tra này cho thấy tình trạng khí quản đang hẹp hay bị viêm, và xem phổi phản ứng với thuốc thế nào. Đây là cách tốt nhất để kiểm tra hen suyễn và xác nhận tình trạng bệnh của bạn.

Hô hấp ký

Tổng quan

Đây là bài kiểm tra hơi thở hay “chức năng phổi”, một trong những bài kiểm tra phổ biến đối với bệnh nhân hen suyễn, hay đang kiểm tra tình trạng hen suyễn.

Một khi có kết quả chính xác, bạn có thể dùng thuốc giãn phế quản để mở khí quản và chờ thuốc tác dụng trong khoảng 15–20 phút sau đó.

Khi nào nên dùng hô hấp ký?

Bài kiểm tra giúp xác định khả năng mắc bệnh hen suyễn của bạn. Để có kết quả chính xác nhất, bạn cần thực hiện kiểm tra hen suyễn bằng hô hấp ký trước khi dùng bất kỳ loại thuốc phòng ngừa nào khác.

Kết quả cho thấy những gì?

Hô hấp ký đo lường lượng khí mà bạn hít thở. Bằng cách so sánh kết quả từ bài kiểm tra với thông số chuẩn, bác sĩ sẽ xác định lượng khí mà bạn hít thở liệu có thấp hơn lượng cần thiết so với chiều cao và cân nặng hay không.

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khí quản xem chúng có phản ứng với thuốc giãn khí quản không. Nếu kết quả là có thì bạn có khả năng mắc bệnh hen suyễn.

Kiểm tra hen suyễn từ dị ứng

Tổng quan

Có hai loại kiểm tra dị ứng mà bệnh nhân hen suyễn cần thực hiện: kiểm tra máu (hay “IgE cụ thể” hay kiểm tra “RAST”) và kiểm tra lấy da để tìm nguyên nhân gây dị ứng.

Khi nào nên kiểm tra dị ứng?

Nếu bác sĩ cho rằng các triệu chứng hen suyễn xuất phát từ các chất dị ứng như bụi, mạt, lông thú hay thực phẩm thì họ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện kiểm tra này. Bài kiểm tra giúp tìm nguyên nhân gây dị ứng giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tốt hơn sau này.

Kết quả cho thấy những gì?

Bài kiểm tra máu sẽ cho thấy có bao nhiêu chất kháng thể IgE do hệ miễn dịch sản xuất trong máu nhằm phản ứng với chất dị ứng. Kết quả có thể đưa ra nhiều chất dị ứng mà bạn có thể không biết. Kết quả thường có sau 2 ngày.

Đo lưu lượng đỉnh

Tổng quan

Kiểm tra lưu lượng đỉnh (PEF) là kiểm tra chức năng phổi nhằm đo tốc độ hít thở của bạn. Bạn sẽ hít một hơi thật đầy, sau đó thổi hơi càng nhanh càng tốt vào một ống nhựa cầm tay gọi là máy đo lưu lượng đỉnh. Kết quả đo lường được gọi là lưu lượng đỉnh của bạn.

Khi nào nên đo lưu lượng đỉnh?

Bác sĩ sẽ dùng máy đo lưu lượng đỉnh để quan sát xem khí quản của bạn mở thế nào, họ thường dùng phương pháp này khi bạn xuất hiện các triệu chứng hen suyễn lần đầu. Họ sẽ yêu cầu bạn ghi lại lưu lượng đỉnh trong khoảng 2–4 tuần để chẩn đoán hen suyễn thật chính xác.

Kết quả cho thấy những gì?

Lưu lượng đỉnh thể hiện chỉ số hoạt động của phổi. Con số sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và giới tính của bạn.

Quan sát lưu lượng đỉnh giúp bạn kiểm tra hen suyễn đồng thời kiểm soát các triệu chứng hen suyễn và phát hiện nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn cần dùng thuốc xịt hay can thiệp y khoa.

Các dòng máy xông mũi họng Omron

Sau khi kiểm tra hen suyễn, nếu không may mắc căn bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng. Vẫn có rất nhiều phương pháp điều trị và thiết bị hỗ trợ để xoa dịu triệu chứng bệnh giúp bạn. Máy xông mũi họng Omron là một lựa chọn tuyệt vời đấy! Dòng máy này rất gọn nhẹ, giúp bạn xoa dịu triệu chứng và hấp thụ thuốc tốt hơn, rất tiện lợi và dễ sử dụng. Nếu muốn tìm mua, bạn có thể tham khảo tại đây.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm các món ăn và thức uống từ chuối

(84)
Bạn đã quen ăn chuối như một loại trái cây tráng miệng nhưng lại cảm thấy rất dễ ngán? Hãy học cách làm bánh chuối, kem chuối, sinh tố chuối và rượu ... [xem thêm]

Giải mã “giấc mơ ướt” của các anh

(52)
Mộng tinh hay còn gọi là “giấc mơ ướt” là hiện tượng xuất tinh trong khi ngủ, tức giải phóng tinh dịch (chất lỏng có chứa tinh trùng) từ dương vật. ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách điều trị khi mẹ bầu bị thiếu nước ối

(81)
Nước ối là môi trường tồn tại và phát triển của thai nhi cho đến khi chào đời. Việc phát hiện sớm những bất thường về nước ối trong thai kỳ là vô ... [xem thêm]

8 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng bạn nên tránh

(17)
Bạn nghĩ rằng sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt và chỉ khi nào ra ngoài nắng mới cần dùng đến loại mỹ phẩm này? Đây là những sai ... [xem thêm]

18 tuần

(59)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 18, bé có thể:Giữ đầu ổn định khi đứng thẳng;Nâng ngực lên khi nằm úp với trợ lực từ ... [xem thêm]

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

(18)
Chắc hẳn bạn đã biết, quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng kết hợp cùng tế bào trứng. Quá trình này không hề đơn giản, thậm chí phải mất một khoảng ... [xem thêm]

4 thay đổi của âm đạo sau khi bạn sinh nở

(41)
Bạn có bao giờ nghĩ về sự thay đổi của âm đạo sau sinh nở nếu bạn sinh thường? Bạn có bao giờ thắc mắc về những triệu chứng cho thấy sự thay đổi ... [xem thêm]

Ra máu sau khi quan hệ trong thai kỳ có nguy hiểm không?

(35)
Khi mang thai, bạn vẫn có thể quan hệ với chồng. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ gặp phải tình trạng ra máu sau khi quan hệ trong thai kỳ. Để hiểu rõ liệu hiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN