12 nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai

(3.56) - 51 đánh giá

Đau ngực khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân. Mặc dù là dấu hiệu thường gặp nhưng bạn đừng nên lơ là vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Đau ngực khi mang thai là triệu chứng khá bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu cần đi khám. Tại sao bà bầu lại hay bị đau ngực? Nguyên nhân đau ngực nào là bình thường và nguyên nhân nào là bất thường? Đau ngực như thế nào thì nên đi khám? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Có bầu bị đau ngực có sao không?

Khi mang thai, các bà mẹ thường cảm thấy hai bầu ngực căng tức, đau nhẹ hoặc ấn vào đau nhói. Điều này hoàn toàn bình thường. Thậm chí, hiện tượng đau tức ngực khi mang thai còn xuất hiện khá sớm (khoảng tuần thứ 4 đến 6), có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất, sau đó giảm dần vào tam cá nguyệt thứ 2 và quay lại vào tam cá nguyệt cuối khi ngày dự sinh sắp đến gần.

Đau ngực khi mang thai như thế nào? Mỗi người sẽ thấy đau ở một mức độ khác đau. Một số có thể cảm thấy rất đau, trong khi một số khác chỉ thấy đau thoáng qua hoặc đôi khi, chỉ có cảm giác nóng rát ở 2 bầu ngực.

Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai

Nguyên nhân thông thường

“Thủ phạm” chính gây đau ngực khi mang thai là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bị tức ngực khi mang thai do quá trình sản xuất sữa non hoặc đơn giản chỉ là do mẹ mặc áo ngực không phù hợp, quá chật hoặc bó sát:

  • Ợ nóng: Có thể là do thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc do nồng độ hormone progesterone tăng làm giãn cơ trơn tử cung, giãn van ngăn cách dạ dày – thực quản khiến axit từ dạ dày trào ngược lên, gây ợ nóng.
  • Khó tiêu: Nguyên gây đau tức ngực khi mang thai thường gặp. Đa phần, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Căng cơ ngực: Mang thai có thể làm căng các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực. Không những vậy, bé càng lớn thì tử cung càng mở rộng, gây áp lực lên cơ hoành, xương sườn, dẫn đến đau ngực phải.
  • Nhiễm trùng ngực: Chủ yếu là do những bệnh có liên quan đến đường hô hấp.
  • Căng thẳng: Ít ai biết rằng căng thẳng cũng có thể khiến bạn bị đau ngực khi mang thai
  • Kích thước ngực thay đổi: Ngực trở nên to hơn làm thay đổi các khớp và cơ ngực khiến các mẹ thấy đau và khó chịu.
  • Nếu bị đau ngực do những nguyên nhân trên thì hoàn toàn bình thường, bạn không cần phải lo lắng.

    Nguyên nhân bệnh lý

  • Chứng nghẽn mạch máu (DVT): Chứng huyết đóng cục (máu cục) ở tĩnh mạch trong cơ thể. Nhiều lúc máu cục đóng trong tĩnh mạch chân, trên hoặc dưới đầu gối. Những cục máu ở chân có thể di chuyển lên phổi, gây đau ngực, tắc nghẽn phổi hoặc thậm chí tử vong. Bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu hút thuốc thường xuyên, mang thai trên 35 tuổi, bị bệnh tim, phổi, béo phì hoặc mang song thai.
  • Nhồi máu cơ tim: Đau ngực trái khi mang thai có thể là dấu hiệu của đau tim. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác đi kèm theo như nhức đầu, khó thở, tê ở chân tay và đổ mồ hôi lạnh. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ hút thuốc lá, có tiền sử bị đái tháo đường hoặc mang thai khi hơn 40 tuổi.
  • Hen suyễn: Nếu bạn đang bị suyễn hoặc có tiền sử bị suyễn thì khi mang thai, bệnh sẽ tái phát hoặc xấu đi. Bạn sẽ cảm nhận được những co thắt ngực, đau ngực.
  • Phình động mạch vành: Một bệnh liên quan đến tim và đau ngực là triệu chứng phổ biến. Tình trạng này sẽ xảy ra sau khi sinh hoặc một tháng trước khi sinh.
  • Bóc tách động mạch chủ: Nguyên nhân là do rách thành động mạch chủ (động mạch lớn nhất), làm cho máu chảy vào giữa các lớp của thành mạch, dẫn đến vỡ động mạch chủ. Đau ngực là triệu chứng phổ biến. Mang thai làm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bóc tách động mạch chủ.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Có thể dẫn đến một số biến chứng thai kỳ do sự thay đổi sinh lý và những căng thẳng ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Đau ngực là một biểu hiện phổ biến của tình trạng này. Do đó, bạn cần thận trọng và phải chú ý nếu những cơn đau ngực do bệnh tim gây ra.
  • Giảm đau ngực khi mang thai như thế nào?

    Nếu đau ngực đi kèm với các triệu chứng như thở dốc, chóng mặt… thì bạn nên đi khám. Nếu cơn đau ngực không liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng, bạn hãy áp dụng một số phương pháp sau:

    • Chú ý tư thế: Ngồi thẳng và đứng thẳng để phổi có đủ không gian hoạt động. Nếu ngồi sai tư thế, phổi có thể bị đè ép, gây khó thở, đau tức ngực.
    • Thư giãn: Đừng ép cơ thể làm việc quá sức. Nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần thoải mái, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu, bơi, đi bộ
    • Nằm đệm: Kê gối cao khi nằm để dễ thở hơn, giúp giảm đau ngực khi mang thai
    • Đừng nằm ngay sau khi ăn: Vì có thể gây trào ngược, dẫn đến đau tức ngực
    • Chia nhỏ các bữa ăn: Bạn nên chia các bữa ăn lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn và khoảng cách giữa các bữa ăn bằng nhau để tránh bị trào ngược axit, ợ nóng.
    • Tránh những món ăn gây đầy hơi: Tránh xa rượu, caffeine, những món ăn cay và nhiều dầu mỡ bởi những thực phẩm này dễ gây ra chứng khó tiêu và đầy hơi.
    • Duy trì lối sống khoa học: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể thông qua chế độ ăn, tập thể dục thường xuyên, tránh hút thuốc và sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine.

    Ngoài ra, bạn cũng có thử một số biện pháp dân gian sau để giảm đau ngực khi mang thai:

    • Uống trà gừng hoặc trà hoa cúc 1 – 2 lần/ngày
    • Súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày.
    • Uống một ly sữa ấm với mật ong.
    • Uống nước dừa để trung hòa axit.

    Lời khuyên dành cho mẹ khi đau ngực khi mang thai

    • Đừng tự ý uống thuốc bởi vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến bé.
    • Nếu bạn bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thì hãy đến khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp.

    Đau ngực là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, tuy nhiên nếu những cơn đau ngực không hết và ngày một nặng thêm thì bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và có phương án điều trị thích hợp nhé.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Ưu và nhược điểm của phẫu thuật độn cằm

    (25)
    Phẫu thuật độn cằm là một phương pháp hiệu quả giúp định hình khuôn mặt. Bên cạnh những ưu điểm, phẫu thuật độn cằm còn có một số nhược điểm ... [xem thêm]

    Bị trầm cảm: Triệu chứng và cách chữa trị

    (72)
    Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy buồn, cô đơn, chán nản, thậm chí là suy sụp. Thế nhưng, khi những cảm giác này xuất hiện thường xuyên, ... [xem thêm]

    Triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính và mối liên hệ với PTSD

    (93)
    Chúng ta thường nhầm lẫn giữa triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) và chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), hay còn gọi là sang chấn ... [xem thêm]

    Nồi chiên không khí: Bí quyết giúp bạn kiêng dầu mỡ

    (93)
    Khi trang bị nồi chiên không khí trong gia đình, bạn sẽ không cần chiên đồ ăn trong chảo ngập dầu dễ gây hại cho sức khỏe. Nếu muốn tránh dầu mỡ để ăn ... [xem thêm]

    Những điều cần biết về insulin liều bậc thang

    (97)
    Liệu pháp insulin liều bậc thang là một phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường thông dụng bằng cách sử dụng insulin. Tuy vậy, trong những năm gần đây, ... [xem thêm]

    Nuôi dạy trẻ thuận tay trái trong một “thế giới tay phải”

    (70)
    Nuôi dạy một đứa trẻ thuận tay trái có thể là một thách thức đối với những ông bố, bà mẹ thuận tay phải. Tuy nhiên, với sự yêu thương và giúp đỡ ... [xem thêm]

    Bạn đã biết gì về bệnh đau lưng trên và lưng giữa?

    (78)
    Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bệnh phần lớn không rõ. Hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng cùng các triệu chứng của bệnh sẽ ... [xem thêm]

    Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ

    (31)
    Tìm hiểu chungRối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ là bệnh gì?Rối loạn chức năng tình dục là tình trạng rối loạn bản năng sinh dục (sự rối loạn ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN