Bị nghẹt mũi, dùng thuốc xịt mũi Otrivin thế nào để đạt hiệu quả cao? (Phần 2)

(3.5) - 31 đánh giá

Otrivin được biết đến là thuốc xịt mũi dùng cho trẻ bị nghẹt mũi thường được bác sĩ kê đơn. Vì thuốc có hiệu quả khá nhanh nên các mẹ “tín nhiệm” dùng cho bé. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý những tác dụng phụ của Otrivin nữa nhé.

Nghẹt mũi có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực và cản trở nhiều đến đời sống sinh hoạt. Khi bị nghẹt mũi, bệnh nhân thường tìm đến thuốc Otrivin để điều trị. Tuy nhiên, thuốc này có thật sự hoàn toàn công hiệu không? Thuốc có đem lại tác dụng phụ nào không và nên sử dụng thế nào để đạt hiệu quả?

Bạn nên làm gì nếu quên dùng một liều thuốc?

Nếu lỡ quên một liều thuốc, bạn hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian bạn phát hiện đã bỏ lỡ liều thuốc gần với thời gian cho liều thuốc tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuy nhiên, bạn không được dùng gấp đôi số thuốc để bù lại liều mà bạn đã bỏ lỡ.

Bạn nên làm gì nếu dùng quá liều?

Dùng thuốc quá liều sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn hoặc bất cứ ai nuốt phải thuốc.

Những điều bạn nên tránh khi dùng thuốc

Bạn không dùng thuốc qua đường miệng. Thuốc này chỉ dùng cho mũi.

Bạn nên rửa sạch bằng nước nếu thuốc này trúng vào mắt.

Tác dụng phụ của thuốc

Bạn nên cần đến sự trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có các dấu hiệu dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Mặc dù nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khá thấp khi sử dụng thuốc xịt mũi, tuy nhiên tác dụng phụ có thể xảy ra khi thuốc hấp thụ vào máu.

Bạn ngừng sử dụng thuốc này và gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau:

  • Mờ mắt
  • Nhức đầu, chóng mặt, lo lắng
  • Tim đập nhanh hoặc đập mạnh
  • Bị mê sản, đầu óc quay cuồng
  • Thở khò khè, cảm giác thở hổn hển
  • Triệu chứng tồi tệ hơn: dị ứng trầm trọng (phát ban, ngứa, khó thở, chẹn buồng ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi), tức ngực, nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường, lo lắng, đau đầu nặng hoặc kéo dài, run.

Phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng Otrivin có thể bao gồm:

  • Khô, rát, hoặc cảm giác bị châm vào mũi
  • Hắt xì
  • Sổ mũi.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc và không phải ai cũng mắc phải những triệu chứng như trên, vì có thể sẽ có các triệu chứng khác không được đề cập. Bạn nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế về tác dụng phụ của thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho trẻ em:

Trị nghẹt mũi

Thông tin thêm về liều dùng:

  • Điều chỉnh liều lượng thận
  • Điều chỉnh liều lượng gan
  • Lọc máu.

Liều dùng thông thường cho trẻ bị nghẹt mũi

Dùng ống xịt Xylometazoline mũi 0,05%:

Trẻ 2–12 tuổi: xịt 1–2 lần vào mỗi bên mũi mỗi ngày không quá 3 lần, các lần xịt cách nhau 8–10 giờ. Bạn không nên sử dụng trong hơn 3 ngày, vì làm như vậy có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn trở lại. Các triệu chứng tắc nghẽn bao gồm đỏ da kéo dài, sưng bên trong mũi và chảy nước mũi. Nếu điều này xảy ra, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Những loại thuốc nào khác sẽ ảnh hưởng đến thuốc Otrivin khi sử dụng?

Rất có thể các loại thuốc khác mà bạn uống hoặc tiêm sẽ có ảnh hưởng đến thuốc Otrivin. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có thể tương tác với nhau. Cho mỗi nhà cung cấp dịch vụ y tế biết về tất cả các loại thuốc bạn sử dụng, bao gồm các loại thuốc kê toa và thuốc có thể mua tự do, vitamin và các sản phẩm thảo dược.

Biết được những thông tin cần thiết về thuốc xịt mũi Otrivin sẽ giúp cho các mẹ chăm sóc cho bé tốt hơn, vì nghẹt mũi là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong việc sử dụng thuốc nhỏ mũi Otrivin đúng cách.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cholesterol cao khi mang thai liệu có nguy hiểm?

(70)
Việc có thai sẽ khiến các mẹ phải luôn cân nhắc các lựa chọn của mình xem đó có thực sự tốt cho cả bạn và đứa con đang lớn lên từng ngày trong bụng ... [xem thêm]

5 câu hỏi thường gặp cho thai phụ sau khi điều trị ung thư vú

(74)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng và tập thể dục sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật. Cùng tìm ... [xem thêm]

Nám và các phương pháp điều trị nám hiệu quả

(15)
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trong một khoảng thời gian dài hoặc đi dưới ánh mặt trời mà không thoa kem chống nắng, trên da sẽ xuất hiện ... [xem thêm]

10 cách xử lý những vấn đề vùng kín phổ biến của phụ nữ

(92)
Bạn có thể cảm thấy ngại ngùng đến bác sĩ khi gặp các vấn đề vùng kín phổ biến như mùi hôi, khô âm đạo, chảy máu… Đây là những vấn đề phụ khoa ... [xem thêm]

Điều trị bệnh đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguồn gây bệnh

(98)
Điều trị bệnh đau mắt đỏ không khó nhưng đòi hỏi bạn phải xác định được kiểu bệnh để tìm ra phương pháp phù hợp.Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian ... [xem thêm]

Giải mã giấc mơ rụng răng: 12 ý nghĩa rất liên quan đến đời thật

(67)
Giấc mơ rụng răng thường khiến nhiều người hoang mang, hoảng sợ vì nghĩ rằng đó là một “điềm xấu”. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì mơ ... [xem thêm]

Tất tần tật thông tin về thuốc Diacerein

(74)
Diacerein là một loại thuốc làm chậm sự phân hủy sụn khớp, đồng thời làm giảm đau và sưng tấy.Thuốc Diacerein – một loại biệt dược chống viêm và ... [xem thêm]

Trầm cảm theo mùa

(34)
Tìm hiểu chungTrầm cảm theo mùa là bệnh gì?Trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu bạn mắc bệnh này, các triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN