11 quan niệm sai lầm và sự thật về hắc lào

(4.02) - 52 đánh giá

Khi nghe đến bệnh hắc lào, có thể bạn sẽ tưởng tượng ra những viễn cảnh đáng sợ khi bệnh gây ra nhiều triệu chứng trên da. Cũng từ đó, những lầm tưởng tai hại về căn bệnh này khiến bạn hoang mang vì không biết mình phải kiểm soát bệnh thế nào.

Bài viết này sẽ giúp bạn biết được những quan niệm sai lầm và sự thật về bệnh hắc lào.

11 quan niệm sai lầm và sự thật về hắc lào

1. Bệnh hắc lào giống như bệnh giun đũa

Triệu chứng ban đầu của bệnh hắc lào và bệnh giun đũa đều khiến bệnh nhân bị ngứa da ở nhiều cấp độ. Vì thế, nhiều người nghĩ rằng 2 bệnh này giống nhau hoặc có liên quan mật thiết với nhau. Song về bản chất, 2 bệnh này hoàn toàn khác biệt. Trong khi giun đũa gây ra triệu chứng ngứa và đôi khi, dưới vùng da bị ngứa xuất hiện hình dạng con giun giống chiếc đũa thì hắc lào lại gây ra các đốm hình tròn màu đỏ, đóng vảy trên bề mặt da.

2. Hắc lào chỉ gây ảnh hưởng đến da

Sự thật về hắc lào là nó thường xuất hiện trên da, bao gồm cả da đầu nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở móng tay hoặc móng chân. Vi khuẩn nấm gây bệnh hắc lào xảy ra ở móng tay hoặc móng chân không tạo ra các đốm đỏ hình tròn nhưng lại khiến móng dày, vàng, giòn và dễ gãy hơn.

3. Triệu chứng hắc lào chỉ là đốm đỏ hình tròn, có vảy trên da

Nhiều người nghĩ rằng những bệnh nhân hắc lào đều có triệu chứng đốm đỏ hình tròn, có vảy xuất hiện trên da, hình dạng của những đốm đỏ này giống nhau. Song sự thật về hắc lào là nó có thể biểu hiện triệu chứng khác nhau ở một số người. Bạn có thể thấy những mảng đỏ xuất hiện trên da khi mắc bệnh hắc lào nhưng nó không nhất thiết phải là hình tròn. Đôi khi bệnh chỉ làm xuất hiện những nốt mụn đỏ rất dễ vỡ khi chạm vào.

4. Bệnh hắc lào chỉ xảy ra ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao nhất nhưng bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi.

5. Hắc lào không lây nhiễm

Điều này hoàn toàn ngược lại. Bệnh hắc lào dễ lây và lây rất nhanh từ người này sang người khác, đặc biệt là ở những nơi công cộng như hồ bơi, phòng gym…

Trên thực tế, ký sinh trùng gây bệnh hắc lào có thể tồn tại ở nhiều nơi như sàn nhà hoặc các loại đồ vật khác. Bạn không cần phải đụng chạm trực tiếp vào cơ thể của người bệnh mới bị lây nhiễm. Chỉ cần bạn sử dụng đồ vật đã có ký sinh trùng, bạn cũng có thể trở thành bệnh nhân hắc lào.

Đó là lý do vì sao bác sĩ khuyên người mắc bệnh hắc lào nên có một bộ vật dụng cá nhân riêng biệt như khăn mặt, lược, drap trải giường.

6. Triệu chứng hắc lào sẽ xuất hiện ngay sau khi cơ thể nhiễm bệnh

Nấm tinea gây bệnh hắc lào có thời gian ủ bệnh lâu dài. Những nốt đỏ gây ngứa da có thể xuất hiện vài ngày sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Nếu bạn bị hắc lào ở da đầu, bạn có thể không thấy dấu hiệu gì bất thường trong 2 tuần sau khi bị vi khuẩn gây bệnh hắc lào tấn công.

7. Bạn không thể lây bệnh hắc lào từ vật nuôi

Con người và vật nuôi có khả năng lây truyền nhiều bệnh cho nhau, trong đó có bệnh hắc lào. Bạn không chỉ có thể lây bệnh hắc lào từ thú cưng (chó, mèo, chim, thỏ) mà còn có nguy cơ truyền bệnh từ bạn sang chúng. Đó là lý do vì sao bạn cần đưa thú cưng đến bác sĩ thú y ngay khi nghi ngờ chúng có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm.

Đồng thời, bạn cũng cần cách ly người bệnh với vật nuôi hoặc cách ly con vật mắc bệnh với gia đình và những loại vật nuôi khác. Sau khi chạm vào thú cưng đang mắc bệnh, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm.

8. Da đầu bong tróc chỉ là biểu hiện của gàu chứ không phải bệnh hắc lào

Sự thật về hắc lào trên da đầu là đôi khi nó không gây ra những đốm đỏ hình tròn mà chỉ khiến da đầu dễ đóng vảy, bong tróc giống như gàu.

9. Chỉ có người mắc bệnh hắc hào mới cần được điều trị

Vì hắc lào rất dễ lây lan nên những người sống chung với bệnh nhân hắc lào cũng cần được điều trị, ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng bệnh hắc lào nào.

Những đối tượng này nên sử dụng loại dầu gội hoặc sữa tắm đặc biệt có khả năng chống nấm trong suốt thời gian sống chung với người bệnh.

10. Thuốc kháng sinh sẽ phát huy hiệu quả khi bạn muốn điều trị hắc lào

Sự thật về hắc lào không phải như vậy. Nấm hắc lào “miễn nhiễm” với các loại kháng sinh. Bệnh chỉ được điều trị bằng các loại thuốc chống nấm dạng dầu gội (với người bị hắc lào da đầu), dạng thoa hoặc dạng uống.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phải sử dụng vài loại thuốc do bác sĩ chỉ định để thoát khỏi căn bệnh này.

11. Khi đã chữa khỏi hắc lào, bạn sẽ không mắc bệnh trở lại

Điều đáng tiếc là bạn vẫn hoàn toàn có khả năng mắc bệnh trở lại dù trước đó đã điều khị khỏi căn bệnh này một hoặc vài lần. Nguy cơ tái phát bệnh thường xảy ra ở móng tay hoặc móng chân.

Kết luận

Hắc lào là một trong những căn bệnh da liễu truyền nhiễm khá phổ biến. Việc nhận biết chính xác những sự thật về bệnh hắc lào sẽ giúp bạn có thêm tính chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đúng hướng.

Khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể chữa bệnh hắc lào tại nhà bằng nhiều loại nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp như: tỏi, giấm táo, củ nghệ, dầu dừa… Song việc chữa trị bệnh tại nhà là một con dao 2 lưỡi. Nguyên nhân là vì bạn có thể nhanh chóng hết bệnh nhưng cũng có thể khiến bệnh diễn biến nhanh hơn vì cơ địa không tương thích với thành phần thiên nhiên bạn đang sử dụng.

Điều tốt nhất bạn cần làm khi nghi ngờ mình đang có những triệu chứng của bệnh hắc lào là hãy đi khám bệnh ngay. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra những lời khuyên phù hợp trong quá trình điều trị bệnh.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 lợi ích không ngờ của massage tuina đối với sức khỏe

(49)
Massage tuina có nguồn gốc từ Trung Quốc và được xem là một trong những phương pháp chăm sóc cơ thể cổ xưa nhất. Massage tuina được dùng trong y học cổ ... [xem thêm]

Bạn có cần để bụng đói khi tập thể dục giảm cân?

(76)
Bạn có thể nghĩ rằng mình nên để bụng đói khi tập thể dục giảm cân thì sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn hơn. Thật ra, điều này chẳng những ... [xem thêm]

Bí quyết đơn giản giúp “đánh bay” các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp

(92)
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, môi trường sống của chúng ta cũng ngày một ô nhiễm với vô vàn các tác nhân gây hại và vi khuẩn gây bệnh ... [xem thêm]

Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

(73)
Vai là khớp linh hoạt nhất trong cơ thể người, và liên quan đến nhiều hoạt động hàng ngày, từ việc bạn chải tóc hay đến việc cầm một cốc nước. Vì ... [xem thêm]

Bật mí bí quyết trị sẹo lồi hiệu quả tại nhà

(15)
Sẹo lồi là loại sẹo hình thành do sự phát triển bất thường của các mô sợi, khiến da không còn mịn màng và bằng phẳng như trước. Làm thế nào để trị ... [xem thêm]

Nguy hiểm khôn lường của thực phẩm chiên đến suy tim

(40)
Tên kỹ thuật y tế: Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy timBộ phận cơ thể/mẫu thử: timTìm hiểu chungHỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim là gì?Hỏi bệnh ... [xem thêm]

Giang mai thần kinh

(64)
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, bao gồm cả việc tấn công vào hệ thần kinh.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về tán sỏi thận

(81)
Sỏi thận là tình trạng có thể khiến người bệnh rất đau đớn. Ngoài ra, phương pháp chữa sỏi thận còn tùy thuộc vào kích thước sỏi.Sỏi thận là một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN