Những điều bạn cần biết về tán sỏi thận

(3.84) - 81 đánh giá

Sỏi thận là tình trạng có thể khiến người bệnh rất đau đớn. Ngoài ra, phương pháp chữa sỏi thận còn tùy thuộc vào kích thước sỏi.

Sỏi thận là một tình trạng rất phổ biến, do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như cơ thể thiếu nước, béo phì… Nhiều người không biết sỏi thận có những loại nào. Theo các chuyên gia, sỏi thận có 4 loại chính, gồm sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvit và sỏi cystin.

Thực tế, bạn không thể nhận thấy các triệu chứng sỏi thận cho đến khi sỏi di chuyển xuống niệu quản. Sỏi thận có thể khiến bạn rất đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Bất ngờ với các nguyên nhân sỏi thận

Sỏi thận thường không có nguyên nhân rõ ràng, mặc dù một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tùy vào từng loại sỏi thận, nguyên nhân gây bệnh sẽ khác nhau:

  • Sỏi canxi. Chế độ ăn uống, vitamin D liều cao, phẫu thuật cắt bỏ ruột và một số rối loạn chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalate trong nước tiểu. Sỏi canxi cũng có thể xảy ra ở dạng canxi photphat. Loại đá này phổ biến hơn trong điều kiện trao đổi chất, chẳng hạn như nhiễm toan ở ống thận. Sỏi canxi cũng có thể liên quan đến chứng đau nửa đầu nhất định hoặc dùng một số loại thuốc chống động kinh, chẳng hạn như topiramate.
  • Sỏi struvit. Sỏi struvit hình thành để đối phó với nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Những viên sỏi này có thể phát triển nhanh chóng và trở nên khá lớn, đôi khi có rất ít triệu chứng sỏi thận.
  • Sỏi axit uric. Sỏi axit uric có thể hình thành ở những người không uống đủ nước hoặc đổ quá nhiều mồ hôi, những người có chế độ ăn giàu protein và người bị bệnh gout. Một số yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi axit uric.
  • Sỏi cystin. Những viên sỏi này hình thành ở những người bị rối loạn di truyền khiến thận bài tiết quá nhiều axit amin nhất định (cystin niệu).

Các cách chữa sỏi thận hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp chữa sỏi thận, tùy thuộc vào loại và nguyên nhân sỏi thận.

Sỏi thận nhỏ với các triệu chứng nhẹ

Hầu hết sỏi thận nhỏ sẽ không cần điều trị xâm lấn. Bạn có thể chữa sỏi thận nhỏ bằng cách:

  • Uống nhiều nước. Uống từ 2-3l nước mỗi ngày có thể giúp thải sỏi thận ra ngoài.
  • Thuốc giảm đau. Khi sỏi thận di chuyển, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Để giảm các cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol hoặc naproxen natri.
  • Điều trị nội khoa. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chẹn beta để giúp loại bỏ sỏi thận. Loại thuốc này giúp giãn các cơ trong niệu quản, do đó sỏi thận sẽ di chuyển nhanh và ít đau hơn.

Sỏi thận lớn

Đối với các sỏi thận lớn không thể tự ra ngoài hoặc trường hợp sỏi gây chảy máu, tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị chuyên sâu.

  • Sử dụng sóng âm để phá sỏi. Đối với một số sỏi thận – tùy thuộc vào kích thước và vị trí – bác sĩ có thể đề nghị phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL). Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra các rung động mạnh (sóng xung kích) phá vỡ các viên sỏi thành những mảnh nhỏ có thể đi qua nước tiểu. Thủ thuật này kéo dài khoảng 45-60 phút và có thể gây đau vừa phải, vì vậy bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê nhẹ để giúp bạn thoải mái. Tán sỏi ngoài cơ thể có thể gây máu trong nước tiểu, bầm tím ở lưng hoặc bụng, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận khác. Ngoài ra, bạn cũng cảm thấy khó chịu khi các mảnh sỏi đi qua đường tiết niệu.
  • Phẫu thuật để loại bỏ sỏi rất lớn trong thận. Phương pháp tán thận qua da liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ sỏi thận bằng dụng cụ nhỏ như kính viễn vọng (telescope) và các dụng cụ chuyên biệt thông qua một vết mổ nhỏ ở lưng. Bạn sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật và ở trong bệnh viện từ 1-2 ngày trong khi hồi phục. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật này nếu tán sỏi ngoài da không thành công.
  • Sử dụng dụng cụ nội soi để loại bỏ sỏi. Để loại bỏ một viên đá nhỏ hơn trong niệu quản hoặc thận, bác sĩ có thể đưa dụng cụ nội soi qua niệu đạo và bàng quang đến niệu quản. Sau khi định vị sỏi, bác sĩ có thể dùng thiết bị nội soi chuyên dụng để bọc sỏi hoặc phá vỡ nó thành những mảnh nhỏ. Sau đó, họ có thể đặt một ống nhỏ (stent) trong niệu quản để giảm sưng và thúc đẩy quá trình lành thương. Bạn có thể cần được gây mê toàn thân hoặc cục bộ khi làm thủ thuật này.
  • Phẫu thuật tuyến cận giáp. Một số sỏi canxi photphat là do tuyến cận giáp hoạt động quá mức gây ra. Các tuyến cận giáp này nằm ở bốn góc của tuyến giáp, ngay dưới yết hầu. Khi các tuyến này sản xuất quá nhiều hormone tuyến cận giáp (cường tuyến cận giáp), nồng độ canxi có thể trở nên quá cao và dẫn đến hình thành sỏi thận. Bệnh cường tuyến cận giáp đôi khi xảy ra khi một khối u nhỏ lành tính hình thành ở một trong các tuyến cận giáp hoặc do một tình trạng khác dẫn đến các tuyến này sản xuất nhiều hormone tuyến cận giáp hơn. Do đó, phẫu thuật cắt bỏ khối u ở tuyến cận giáp sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế trên, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa bệnh sỏi thận tại nhà.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

(30)
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao, ngược lại trẻ thiếu ngủ sẽ chậm lớn ... [xem thêm]

U nang

(28)
Tìm hiểu chungU nang là bệnh gì?Nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, ở thể nửa rắn hoặc khí và xảy ra trong hầu hết các loại mô của cơ ... [xem thêm]

Mách nhỏ mẹ cách vệ sinh nhà cửa đón tết

(75)
Dụng cụ nhà bếp khi được làm sạch bằng các dung dịch tẩy rửa hóa chất không những dễ khiến da tay bạn bị khô mà còn có thể gây hại sức khỏe nếu ... [xem thêm]

Làm quen với liệu pháp mesotherapy

(25)
Mesotherapy là một phương pháp điều trị phổ biến được dùng trong nhiều bệnh lý về da. Nó được xem là bước đột phá trong điều trị thẩm mỹ với nhiều ... [xem thêm]

7 dấu hiệu tâm lý bất ổn khiến bạn dễ gây xung đột

(75)
Biểu hiện phản ứng lại thái quá trong những tình huống có thể xử lý linh hoạt và êm đẹp nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy một tâm lý bất ổn. Bạn ... [xem thêm]

Bạn có nên mang bầu sau tuổi 30?

(13)
Ngày trước, dân gian thường có quan niệm vợ chồng lấy nhau nên “sớm sanh quý tử” để gia đình có tiếng trẻ em, ông bà có cháu bế bồng. Ngày nay, cuộc ... [xem thêm]

Ngũ vị tử và những điều bạn có thể chưa biết

(54)
Schisandra chinensis là một vị thuốc thường thấy trong Đông y. Đồng thời, đây cũng là loại trái cây có năm vị (gồm ngọt, mặn, đắng, cay và chua) nên nó còn ... [xem thêm]

Nên ăn gì khi bị đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa?

(12)
Dạ dày là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn thì dạ dày sẽ trở nên rất nhạy cảm với một số loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN