Những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ

(4.12) - 27 đánh giá

“Bệnh trĩ nên ăn gì?” là một câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm vì chế độ ăn chính là một trong những cách điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu.

Người bệnh trĩ thường được khuyên nên ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, thế nhưng những thực phẩm nào bạn nên ăn để đáp ứng được yêu cầu đó. Không phải ai cũng biết bệnh trĩ nên ăn gì khi đứng trước muôn vàn lựa chọn ở trong siêu thị.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những loại thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn để giảm bớt triệu chứng bệnh trĩ. Đồng thời, có một số thực phẩm mà bạn nên hạn chế ăn uống nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại chất xơ

Có hai loại chất xơ chính mà bạn cần biết, đó là:

  • Chất xơ hòa tan: loại chất xơ này có khả năng hòa tan trong nước và tạo thành một hỗn hợp giống như gel. Loại chất xơ này có nhiều trong các loại đậu, yến mạch, lúa mạch, trái cây và quả bơ. Người bệnh trĩ thường cần bổ sung chất xơ này để giúp cho phân trở nên mềm hơn, tạo thành khối đủ lớn để đưa ra ngoài cơ thể dễ dàng. Chúng giúp bạn không bị táo bón, không bị kích ứng hậu môn.
  • Chất xơ không hòa tan: loại này thường được mọi người gọi là “thức ăn thô”. Đây là thành phần cứng có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây và rau xanh (đặc biệt có nhiều trong vỏ, thân và cuống). Đúng như tên gọi, loại chất xơ này không tan được trong nước. Tuy nhiên, chúng có tác dụng làm tăng khối lượng của các sản phẩm dư thừa trong hệ tiêu hóa, giúp phân tạo thành khối để dễ dàng di chuyển ra ngoài trực tràng và cân bằng các yếu tố hóa học trong ruột.

Để tìm hiểu rõ hơn về hai loại chất xơ này, hãy tham khảo bài viết sau: Sự khác biệt của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan

Các thực phẩm giàu chất xơ có thể chứa cả hai loại chất xơ trên. Mỗi người được khuyến khích ăn đủ 25–30g chất xơ trở lên mỗi ngày. Trong đó, khoảng 1/3 lượng chất xơ nên là chất xơ hòa tan, nếu nhiều hơn bạn có nguy cơ bị tiêu chảy.

Thế nhưng, ăn quá nhiều chất xơ cùng một lúc có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, bạn nên thay đổi từng chút chế độ ăn hàng ngày nếu như chưa có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trước đây. Bên cạnh đó, bạn cần uống thêm nước để cơ thể có khả năng “sử dụng” những chất xơ đó, ít nhất là 1,8l nước mỗi ngày.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Tại sao chất xơ cực kỳ quan trọng đối với cơ thể?

Người bệnh trĩ nên ăn gì?

Đậu, đậu lăng và các loại hạt

Bạn sẽ nhận được rất nhiều chất cần thiết khi ăn những thực phẩm thuộc họ đậu. Chỉ cần 1/2 chén đậu như đậu thận (đậu tây), đậu navy, đậu ngự hay đậu đen là đã chiếm khoảng 1/3 nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể. Các loại đậu có từ 7–10g chất xơ (bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan), tùy thuộc vào loại đậu cụ thể mà bạn ăn.

Khoảng 20 hạt hạnh nhân hay hạt hồ đào có chứa khoảng 3g chất xơ. Một lượng 64g đậu nành Nhật Bản (edamame) cũng cung cấp lượng chất xơ tương tự và nó chỉ cung cấp khoảng 50% lượng calo.

Thay vì sử dụng thịt trong trong các món súp, hãy thêm hoặc thay thế chúng bằng các loại đậu. Bạn cũng có thể sử dụng đậu hay các loại hạt trong món salad, biết đâu chúng sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn trong thực đơn hàng ngày.

Ngũ cốc nguyên hạt

Thay thế bánh mì trắng, mì ống và bánh quy giòn thành phiên bản tương tự nhưng làm bằng ngũ cốc nguyên hạt, kiều mạch, bột ngô thô hay lúa mạch đen để tăng lượng chất xơ không hòa tan cho cơ thể hấp thu. Yến mạch nấu chín hay lúa mạch cũng cung cấp cho bạn nhiều chất xơ hòa tan.

Thay vì dùng một chiếc bánh mì trắng cho bữa sáng, hãy thử ăn một gói bột yến mạch. Món ăn này không những cung cấp gấp đôi chất xơ cho cơ thể mà chỉ có một nửa lượng calo so với bánh mì trắng. Bạn cũng nên ăn loại bỏng ngô không bơ hoặc rắc bột yến mạch, mầm lúa mì vào món salad và súp.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: 10 bí quyết để ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn.

Trái cây và rau củ

Các sản phẩm thực vật luôn được khuyến khích cho người bệnh trĩ. Bạn nên ăn cả vỏ đối với những loại trái cây hay củ có vỏ mỏng như táo, lê, mận, khoai tây. Bởi vì vỏ có nhiều chất xơ không hòa tan cũng như các hợp chất với tên gọi flavonoid có thể giúp kiểm soát tình trạng chảy máu khi bị trĩ.

Những loại thực vật có màu sắc sặc sỡ như các loại quả mọng, cà chua, nho, cải xoăn cùng những loại rau có lá xanh đậm khác thường rất giàu flavonoid. Tuy nhiên, bạn cần cố gắng giữ cho chúng nguyên vẹn, không làm giập nát vỏ hoặc lá cho đến khi chế biến thành món ăn. Lưu ý, tránh nấu kỹ đến mức màu của các loại rau, quả này nhạt dần.

Một khẩu phần trái cây thường đóng góp ít nhất 10% lượng chất xơ cần hàng ngày, khoảng 3–4g. Với 128g rau có lá xanh, bông cải xanh, cải brussel, bí ngô hoặc đậu xanh sẽ cung cấp khoảng 4–5g chất xơ.

Một vài loại rau và trái cây vừa có nhiều chất xơ cùng với rất nhiều nước, chẳng hạn như dưa leo, cần tây, ớt chuông và dưa hấu có thành phần chủ yếu (hơn 90%) là nước.

Bạn hãy tập thói quen thêm một loại trái cây hoặc rau quả vào bất kỳ bữa ăn nào, ví dụ như các loại quả mọng hoặc chuối thêm vào ngũ cốc, táo trong món salad hay rau bó xôi trong món trứng ốp la. Một bữa ăn nhẹ với trái cây khô như quả sung, mơ hay chà là cũng là một cách tốt cho người bệnh trĩ. Bên cạnh đó, hãy thay thế các món tráng miệng có đường bằng trái cây tươi, như ăn dâu tây thay vì bánh dâu.

Người bệnh trĩ không nên ăn gì?

Những thực phẩm có ít chất xơ có khả năng gây ra hoặc làm cho tình trạng táo bón (và cả búi trĩ) trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn cần hạn chế về số lượng những loại thực phẩm này trong chế độ ăn.

  • Bánh mì trắng, bánh mì vòng
  • Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa
  • Kem
  • Thịt
  • Thực phẩm chế biến sẵn như đồ đông lạnh, thịt xông khói, xúc xích, thức ăn nhanh…

Theo dõi lượng muối bạn ăn hàng ngày. Hấp thu quá nhiều natri sẽ khiến cơ thể giữ nước và gây áp lực lên mạch máu nhiều hơn, bao gồm cả những tĩnh mạch ở trực tràng dẫn đến trĩ.

Bổ sung sắt cũng khiến bạn có nguy cơ bị táo bón và những vấn đề về tiêu hóa khác. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi muốn sử dụng các thuốc bổ sung sắt.

Hy vọng với thông tin bổ ích trên bạn sẽ không còn suy nghĩ về câu hỏi “bệnh trĩ nên ăn gì?” và có cho mình một thực đơn hợp lý để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh tái phát.

Bạn có thể xem thêm: Hiểu biết quan trọng về bệnh trĩ để vượt qua căn bệnh này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng giống đột quỵ nhưng không phải là đột quỵ

(100)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

10 tinh dầu hạn chế nếp nhăn không phải ai cũng biết

(61)
Quá trình lão hóa tự nhiên làm cho các nếp nhăn xuất hiện trên mặt, trán, miệng và mắt. Có nhiều loại kem làm giảm nếp nhăn có sẵn trên thị trường, nhưng ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về photosilk

(60)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

Những điều cần biết về sốt siêu vi phát ban

(41)
Đôi khi sốt siêu vi kèm theo phát ban sẽ làm cho nhiều người lo lắng, không biết tình trạng bệnh có đang trở nặng hay không. Đây thực sự là hiện tượng có ... [xem thêm]

Gan làm việc như thế nào?

(56)
Gan đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chuyển hóa của cơ thể. Gan là một trong những cơ quan lớn nhất cơ thể, với khối lượng 1,5 kg. Trong bài này, ... [xem thêm]

7 loại đồ chơi trẻ em không an toàn bạn tránh cho trẻ chơi

(12)
Đồ chơi trẻ em là vật không thể thiếu của mỗi gia đình có con nhỏ. Đồ chơi giúp trẻ khám phá thế giới và phát huy trí tưởng tượng. Tuy nhiên, muốn mua ... [xem thêm]

Bảo vệ trẻ mới sinh tránh bệnh viêm gan B

(58)
Nếu không sớm được phát hiện và điều trị, viêm gan B có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, gây suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Collagen và những điều cần biết

(40)
Càng lớn tuổi, lượng collagen càng mất đi khiến làn da chúng ta lão hóa nhanh chóng. Không chỉ ảnh hưởng đến làn da, collagen còn có nhiệm vụ duy trì độ đàn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN