10 thắc mắc về việc bảo quản sữa mẹ đúng cách cần lưu ý

(3.61) - 67 đánh giá

Sau kì nghỉ thai sản, mẹ luôn bận tâm lo lắng làm sao để con đủ sữa trong thời gian mẹ làm việc. Đồng thời, trữ sữa bao nhiêu thì đủ và bảo quản sữa mẹ đúng cách là như thế nào để bé yêu ở nhà vẫn được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng? Hãy yên tâm vì Chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ rối mọi thắc mắc ngay sau đây.

Việc nắm được cách bảo quản sữa mẹ hợp lý là điều hết sức quan trọng. Bởi theo các chuyên gia, giai đoạn 6 tháng đầu đời bé cần được bú mẹ để nhận được kháng thể, cũng như các dưỡng chất thiết yếu giúp phòng ngừa bệnh tật.

Sau thời gian này, mẹ có thể tập cho bé làm quen với những thực phẩm rắn qua mỗi bữa ăn dặm, tuy nhiên sữa mẹ vẫn nên là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính yếu. Bài viết dưới đây đề cập đến những lưu ý trong vấn đề bảo quản sữa mẹ như thế nào là tốt, là đủ và an toàn cho trẻ.

1. Sau khi vắt, tôi nên đựng sữa ở đâu?

Trước khi tiến hành vắt sữa, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng, đồng thời tiệt trùng máy vắt sữa mẹ cũng như các dụng cụ liên quan. Sữa mẹ sau khi được vắt ra nên được bảo quản trong bình, lọ thủy tinh hoặc bằng nhựa an toàn cho sức khỏe có nắp đậy (loại không chứa BPA – thành phần có khả năng làm ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng một số loại túi nhựa được thiết kế dành riêng cho việc trữ sữa.

Dụng cụ chứa bằng thủy tinh được xem là sự lựa chọn thích hợp nhất cho sữa đông lạnh vì các thành phần sữa mẹ được bảo quản tốt hơn trong thủy tinh. Tuy nhiên, thủy tinh nếu không cẩn thận rất dễ rơi vỡ nên gây ra sự bất tiện.

Bình nhựa cứng là một lựa chọn thứ hai. Có khá nhiều ý kiến khuyên các mẹ bỉm sữa không nên chọn mua bình có nhiều màu sắc vì chúng có thể chứa thuốc nhuộm rất dễ bị rò vào sữa trong quá trình bảo quản.

Túi trữ sữa là một lựa chọn khác. Thế nhưng, trong ba lựa chọn vừa nêu, túi trữ sữa rất dễ bị rò rỉ nhất. Hơn nữa, nếu đặt túi trong nước ấm hoặc cho vào máy hâm sữa thì hành động này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng, độ tươi ngon, cũng như khiến sữa dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Trong trường hợp chọn mua túi trữ sữa, một số lời khuyên để đảm bảo an toàn cho bạn bao gồm:

  • Chọn loại có chất liệu an toàn đến từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo sữa mẹ được lưu trữ tốt nhất
  • Trong tủ đông, cất các túi sữa mẹ trong một hộp nhựa cứng có nắp đậy
  • Không sử dụng túi ni lông thông thường để bảo quản sữa mẹ. Chỉ sử dụng túi được thiết kế đặc biệt cho việc trữ sữa
  • Khi muốn rã đông sữa, không để nước đi qua đầu túi để tránh nước có thể tràn vào túi. Nếu nước dùng để làm ấm bị đục thì đã xảy ra hiện tượng rò rỉ và mẹ lập tức phải lấy túi sữa ra ngay

2. Trữ sữa mẹ đúng cách và an toàn

Sử dụng nhãn dán và mực không thấm nước ghi trên đồ đựng sữa, dán nhãn vào thân chai để bạn có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng. Ngoài ra, bạn nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp nếu không có ý định cho bé dùng ngay. Nếu bạn không có tủ lạnh hãy giữ sữa tạm thời trong túi giữ nhiệt có kèm theo đá khô.

3. Nên dự trữ bao nhiêu sữa mẹ?

Khi vắt sữa, bầu sữa trống sẽ kích thích tuyến yên bài tiết hormone prolactin làm cơ thể mẹ tạo sữa nhiều hơn. Theo đó, trung bình mỗi ngày mẹ có thể vắt sữa được từ 5 – 7 lần. Tuy nhiên, lượng sữa thực tế cần dự trữ sẽ tùy thuộc vào khả năng tiết sữa mẹ nhiều hay ít và nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Ngoài ra, với cách bảo quản sữa mẹ đúng thì mỗi dụng cụ chứa sữa nên có dung tích từ 60 – 120ml để tránh tình trạng lãng phí nếu bé không dùng hết. Bên cạnh những dụng cụ gợi ý ở trên, trong trường hợp bảo quản sữa đông lạnh, bạn có thể tận dụng khay đựng nước đá đã được sửa sạch và tráng lại với nước sôi. Với cách này, bạn có thể dự trữ được một lượng sữa nhất định và dễ dàng rã đông khi cho bé uống.

4. Có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào trong sữa đã trữ không?

Bạn có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa được bảo quản trong tủ lạnh hoặc đông lạnh trong cùng ngày. Tuy nhiên, hãy bảo đảm là bạn đã làm lạnh sữa mới trong tủ lạnh hoặc làm lạnh hơn bằng đá trong vòng ít nhất 1 giờ trước khi hòa vào sữa cũ. Bạn không nên cho sữa ấm vào sữa đông lạnh. Làm như vậy sẽ khiến sữa đông lạnh tan ra. Hãy để sữa của những ngày khác nhau vào những hộp khác nhau.

5. Thời gian bảo quản sữa mẹ phụ thuộc phương pháp bảo quản thế nào?

  • Ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ mới vắt có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 35oC trong 4 – 7 giờ. Nếu bạn không dùng sữa đó sớm, hãy bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.
  • Tủ lạnh cách nhiệt: Sữa mẹ mới vắt có thể được để trong tủ ướp lạnh cách nhiệt với đá đến 1 ngày. Sau thời gian này, bạn nên cho bé dùng sữa hoặc chuyển qua dụng cụ đựng sữa chuyên dụng (túi, hộp) rồi cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông.
  • Tủ lạnh: Sữa mẹ để trong tủ lạnh ở 0oC có thể giữ được đến 8 ngày.
  • Sữa bảo quản trong tủ đông: Sữa mẹ trữ trong tủ đông ở khoảng -20oC sẽ giữ được trong vòng 2 tuần. Nếu tủ ủ đông có một cửa tách biệt và có nhiệt độ khoảng -35oC thì sữa mẹ có thể để được từ 3 – 6 tháng (điều này còn phụ thuộc vào tần suất đóng mở cửa tủ). Nếu bạn có tủ đông kín, ít bị mở ra và nhiệt độ khoảng -40oC thì sữa có thể giữ được trong 12 tháng.

Bạn nên dùng sữa càng sớm càng tốt. Vài nghiên cứu khuyên rằng bạn bảo quản sữa càng lâu, dù trong tủ lạnh hay tủ đông, lượng vitamin C có trong sữa sẽ bị mất nhiều hơn. Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng để sữa trong tủ lạnh hơn 2 ngày có thể làm giảm tính năng tiêu diệt vi khuẩn của sữa mẹ và việc trữ đông lâu có thể khiến hàm lượng chất béo trong sữa giảm.

6. Làm thế nào để làm tan và làm ấm sữa?

Trước tiên, bạn không nên quá lo lắng về bề ngoài của sữa. Sữa được bảo quản thường tách thành một lớp kem và một lớp sữa. Sữa mẹ có thể có các màu sắc từ vàng nhạt đến vàng cam, hồng, xanh lá cây, tùy thuộc vào việc bạn dùng thực phẩm, thức uống hoặc thuốc nào. Để làm tan sữa, bạn có thể cho bịch sữa/chai sữa vào trong bát nước ấm. Sau khi sữa ấm, nhẹ nhàng lắc đều bình sữa để các thành phần hòa quyện với nhau. Muốn kiểm tra nhiệt độ của sữa, bạn hãy đổ vài giọt vào cổ tay. Nếu sữa hơi nóng hoặc không nóng thì bé có thể dùng được.

7. Rã đông có giữ được dinh dưỡng trong sữa mẹ?

Nhiều mẹ thắc mắc không biết nếu bảo quản sữa mẹ đông lạnh thì nên rã đông thế nào là đúng cách? Câu trả lời là bạn không nên làm tan sữa đông lạnh ở nhiệt độ phòng, bởi điều này có thể khiến vi khuẩn trong sữa sinh sôi mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, bạn cũng không nên hâm sữa trong lò vi sóng do sức nóng phân bố không đều có thể phá hủy những kháng thể của sữa và có nguy cơ gây bỏng miệng bé. Hãy cho bé dùng sữa đã được rã đông trong vòng 24 giờ và vứt bỏ sữa dư. Tuyệt đối tránh việc làm đông lại số sữa đã được rã đông hoặc đã làm rã đông một phần.

Sữa được rã đông có thể có mùi hơi khác so với sữa mới vắt ra hoặc có mùi xà phòng do sự phân hủy chất béo trong sữa nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ dùng.

8. Sau khi rã đông, sữa sử dụng an toàn trong bao lâu?

Nếu đã tan hết, sữa có thể để trong ngăn mát đến 24 giờ và không nên đông lạnh lại. Một nghiên cứu cho thấy rằng vẫn có thể tiếp tục cho bé bú sữa đã sử dụng trước đó từ 1 – 2 giờ sau khi được chuẩn bị.

9. Sữa mẹ đông lạnh có bị đổi màu không?

Sữa mẹ đông lạnh có thể có màu hơi khác so với sữa tươi. Tuy nhiên, đây không phải là điều xấu. Sữa mẹ thường có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu khi bảo quản trong tủ lạnh. Sữa mẹ khi để tủ lạnh sẽ bị tách lớp, điều này hoàn toàn bình thường. Sau khi rã đông, bạn chỉ cần lắc nhẹ để trộn chúng lại với nhau. (1) (2) (3)

10. Có thể đông lạnh lại sữa đã rã đông?

Khi sữa đã đông lạnh nếu muốn cho bé bú, bạn chỉ có thể làm tan nó trước. Sử dụng sữa ngay sau khi rã đông. Lưu ý là không đông lạnh lại sữa sau khi đã rã đông.

Hãy hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách nhằm giúp bé yêu được hưởng trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý giá.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cây lá đắng – Thảo dược chữa bệnh tuyệt vời

(20)
Cây lá đắng (cây mật gấu) là loại thảo dược có vị hơi đắng, được dùng để hạ sốt, giảm lượng đường trong máu và điều trị nhiều bệnh khác. Cây ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp đôi chân của bạn đẹp hơn

(100)
Khi bạn đi đứng quá nhiều hay mang giày quá chật, chân thường bị sưng, đau và mất đi vẻ đẹp vốn có. Hãy thử ngay một số liệu pháp tại nhà có thể giúp ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cho thấy bạn ăn uống thiếu chất

(31)
Bạn đang ăn kiêng để giảm cân hoặc giữ gìn vóc dáng thon gọn? Nếu không xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn sẽ có nguy cơ ăn uống thiếu chất ... [xem thêm]

Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh nhiễm trùng máu

(57)
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng toàn thân và có khả năng gây tử vong cao. Bệnh dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như ... [xem thêm]

Bệnh da do tiểu đường

(61)
Bệnh da do tiểu đường có biểu hiện là những vùng da teo, nhỏ, hình tròn, có màu nâu trên cẳng chân của bệnh nhân tiểu đường. Các tổn thương da không có ... [xem thêm]

Nghệ thuật nuôi dạy con vị thành niên 12 đến 14 tuổi

(77)
Khoảng thời gian 12-14 tuổi là lúc trẻ bắt đầu dậy thì. Đây cũng là khi các bé có sự thay đổi về thể chất, tinh thần, cảm xúc và xã hội. Bên ... [xem thêm]

7 cách bế trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho những người lần đầu làm cha mẹ

(22)
Xương của trẻ sơ sinh còn rất non và yếu, nếu không hiểu rõ cách bế trẻ sơ sinh, bạn có thể khiến bé khó chịu, thậm chí làm ảnh hưởng đến hệ xương ... [xem thêm]

10 thực phẩm chống lão hóa cho tuổi 40 khỏe mạnh

(18)
Cơ thể bạn qua tuổi 40 sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa cùng nhiều dấu hiệu sức khỏe giảm sút. Bạn nên chọn những thực phẩm chống lão hóa da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN