Ý tưởng hoạt động cho trẻ tập đi trong vòng một tuần

(3.68) - 66 đánh giá

Trẻ tuổi tập đi thường rất hiếu động bởi con bắt đầu muốn tự khám phá thế giới nhiều hơn so với việc được bố mẹ bế bồng. Điều này có thể làm bố mẹ căng thẳng vì con không chịu ngồi yên mà vận động không ngừng. Biết những hoạt động cho trẻ tập đi, bạn có thể tổ chức chơi với con dễ dàng hơn.

Bé Na gần 2 tuổi, con của chị Tuyết Ngân (Q. 10, TP. HCM), đang bước vào giai đoạn khám phá thế giới xung quanh. Bé luôn muốn đi đến từng ngóc ngách trong nhà để tìm hiểu hoặc chơi, ngay cả chiếc thùng rác cũng là một vật hấp dẫn vì bé có thể đạp chân vào là nắp thùng rác mở ra. Mỗi tối bé kéo chị Ngân đi lên xuống cầu thang vài lần để quan sát và chơi những đồ vật trong nhà. Hàng ngày chị Ngân phải đi làm mệt mỏi và càng mệt hơn khi có con ở giai đoạn này. Thế nhưng, nếu chị Ngân biết được một số trò chơi dành cho trẻ ở tuổi tập đi, mọi việc có thể được giải quyết. Sau đây là kế hoạch hoạt động cho trẻ tập đi trong một tuần để bạn có thể cùng con vui chơi thoải mái. Bạn hãy thử xem nhé!

Chủ nhật: Trò chuyện và lên kế hoạch hoạt động cho trẻ tập đi

Hôm nay, bạn hãy dành thời gian để nói chuyện với con về những hoạt động cho trẻ tập đi mà bé thích làm. Nếu trẻ không nói nhiều, bạn có thể quan sát hay nhớ lại những gì bé tỏ ra hứng thú hoặc không quan tâm trong quá khứ. Đây sẽ là cơ sở để bạn lên kế hoạch vận động cho trẻ tuổi tập đi.

Thứ Hai: Vận động cơ thể theo nhiều cách

Hãy giúp thiên thần nhỏ khám phá cơ thể của mình theo những cách khác nhau. Trẻ mới chập chững có khả năng vận động ít hơn so với những bé đã tập đi được vài tháng. Do đó, luyện tập một chút sẽ giúp con đẩy nhanh khả năng của mình hơn đấy.

Hơn nữa, bạn hãy khuyến khích bé thử những điều chưa từng làm trước đây vì kỹ năng vận động phát triển nhanh chóng ở độ tuổi này. Bạn có thể đưa ra một vài trò chơi, chẳng hạn như tập đi cầu thang bằng chân thay vì bò, bước đi như một võ sĩ sumo để bé bắt chước và học theo.

Thứ Ba: Nhảy múa

Trẻ nhỏ rất dễ dàng bị thu hút bởi âm nhạc và không có gì tốt hơn nếu bé đứng dậy lắc lư theo những giai điệu đó. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn hãy bật một vài bài hát bé yêu thích rồi cùng con nhảy minh họa theo lời của bản nhạc. Cách này không chỉ trẻ mà người lớn cũng có cơ hội vận động thay vì chỉ ngồi một chỗ và vỗ tay theo.

Thứ Tư: Hoạt động cho trẻ tập đi ngoài trời

Vào thứ Tư, bạn có thể thay đổi không khí một chút bằng cách dẫn bé ra ngoài vận động ở những sân chơi cho trẻ nhỏ, công viên hoặc bãi biển. Bạn cần đem theo một vài món đồ chơi như quả bóng kèm theo chút đồ ăn để nạp năng lượng giữa lúc tạm nghỉ.

Thứ Năm: Chơi trên giường

Dù vui chơi bên ngoài rất vui nhưng không phải lúc nào thời tiết cũng chiều theo ý mình. Có một số trò chơi mà bạn có thể tạo ra trên giường là vượt chướng ngại vật bằng gối, đấm bốc bằng gối ôm, chơi trốn tìm sau tấm chăn…

Thứ Sáu: Chơi đùa với bóng

Nếu bạn muốn tăng thêm sự hào hứng cho bé yêu trong những lần chơi đùa, hãy nhớ đến quả bóng nhé. Trẻ tuổi tập đi thường dễ bị thu hút bởi đồ vật có thể di chuyển hoặc cầm nắm được. Do đó, bạn có thể tạo ra trò chơi ném bóng vào rổ hoặc đá bóng qua lại trong khi vẫn đang ngồi.

Thứ Bảy: Phụ bố mẹ làm việc nhà

Bạn thường làm những việc trong nhà nhanh chóng và dễ dàng nhưng trẻ tuổi tập đi có thể giúp bạn cả trong công việc nhà đấy. Những việc dù là đơn giản nhất cũng sẽ tạo điều kiện để bé được vận động và dạy con các kỹ năng sống quan trọng.

Nếu chưa cảm thấy an tâm, hãy để bé quan sát trước rồi mới bắt tay vào thực hành. Thay vì để bé xem tivi mỗi khi bạn rửa chén, hãy gọi con đến bên và cùng trò chuyện. Nếu con có hứng thú, bạn có thể đưa cho con một vài chiếc chén nhựa để bé làm quen dần. Khi con đã thành thạo, bạn hãy đưa hoạt động này vào những việc làm hàng ngày của con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất nước

Mất nước

(94)
Tìm hiểu chungMất nước là gì?Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng ... [xem thêm]
Lạm dụng ma túy và nguy cơ lây nhiễm HIV

Lạm dụng ma túy và nguy cơ lây nhiễm HIV

(18)
Ngày càng có nhiều người phải sống chung với HIV, trong đó nguy cơ lây nhiễm chính căn bệnh này nhiều nhất đến từ việc lạm dụng ma túy và chất gây ... [xem thêm]

Bệnh sởi và ung thư: bộ đôi nguy hiểm

(59)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

Các dụng cụ hỗ trợ sản phụ trong quá trình sinh nở

(92)
Hầu hết phụ nữ đều mong muốn sinh con một cách tự nhiên, suôn sẻ mà không cần bất kỳ sự can thiệp y khoa nào. Tuy nhiên, một số lại phải nhờ đến sự ... [xem thêm]

Bác sĩ xử lý thai chết lưu ra khỏi cơ thể mẹ như thế nào?

(88)
Không gì đau bằng nỗi đau mất con. Vì thế, bạn cần hiểu rõ cách xử lý thai chết lưu, các xét nghiệm tìm nguyên nhân và cơ hội mang thai lần sau.Sau khi tìm ... [xem thêm]

Cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh giúp diệt hết vi khuẩn

(55)
Cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh đòi hỏi mẹ không chỉ cần cẩn thận chọn mua sản phẩm giặt mà còn cần để ý làm sạch được cả bụi bẩn lẫn vi khuẩn ... [xem thêm]

Đau chân ở mẹ bầu và 4 vấn đề thường gặp

(38)
Bà bầu bị đau chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng phù nề, sưng hoặc giãn tĩnh mạch…, từ đó ảnh ... [xem thêm]

Đi tìm lời đáp cho câu hỏi sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

(46)
Khi cảm hứng quan hệ tình dục bắt đầu trở lại, bạn có thể muốn tìm hiểu sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được. Thực ra, câu trả lời cho vấn đề này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN