10 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé

(4.1) - 64 đánh giá

Con bạn đang lớn lên từng ngày, vậy nên bé rất cần được ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Sau đây là 10 chất dinh dưỡng mà bạn cần chú ý trong chế độ ăn của bé:

1. Canxi

Canxi sẽ giúp bé xây dựng cấu trúc xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn giúp phát triển hệ thần kinh và các chức năng của cơ bắp, giúp đông máu và giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm giàu canxi khi xây dựng thực đơn cho bé.

2. Axit béo thiết yếu

Axit béo thiết yếu sẽ giúp xây dựng các tế bào, điều hòa hệ thần kinh, tăng cường hệ thống tim mạch, xây dựng hệ miễn dịch và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Các chất này rất cần thiết để các chức năng của não và tầm nhìn của bé được phát triển khỏe mạnh.

3. Sắt

Đây là một chất quan trọng để tạo ra hemoglobin – sắc tố đỏ chứa oxy trong máu, và myoglobin – sắc tố dự trữ oxy trong cơ bắp. Thiếu chất sắt có thể gây ra thiếu máu, từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, yếu ớt và dễ bị kích thích ở bé.

4. Magiê

Magiê giúp bé giữ xương chắc khỏe và nhịp tim ổn định. Bên cạnh đó magiê còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp duy trì cơ bắp và chức năng thần kinh.

5. Kali

Kali kết hợp với natri để kiểm soát cân bằng nước trong cơ thể, giúp duy trì huyết áp. Ngoài ra kali còn hỗ trợ cơ bắp và nhịp tim. Trong những năm sau này sau khi bé đã khôn lớn, kali có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương.

6. Vitamin A

Vitamin A đóng một vai trò quan trọng với sự phát triển của thị giác và xương. Vitamin A còn giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi các bệnh viêm nhiễm, cũng như thúc đẩy sức khỏe và sự tăng trưởng của các tế bào và các mô trong cơ thể bao gồm tóc, móng tay và da.

7. Vitamin C

Vitamin C giúp hình thành và sửa chữa hồng cầu, xương và các mô; giúp giữ cho nướu răng của con bạn khỏe mạnh và tăng cường sự bền vững của các mạch máu, giảm vết thâm tím. Bên cạnh đó vitamin C còn giúp chữa lành vết thương, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp vết thương bị nhiễm trùng không lây lan ra các khu vực khác. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể bé hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm giàu chất sắt mà bé ăn hàng ngày.

8. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi, giúp bé xây dựng răng và xương chắc khỏe. Vitamin D cũng cần thiết để bé có thể đạt được sự tăng trưởng đúng tốc độ và hỗ trợ xây dựng kết cấu của xương bé vững chắc. Hơn thế nữa, vitamin D cũng có chức năng như một hormone có vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch, khả năng sản xuất insulin và điều chỉnh của sự tăng trưởng tế bào của bé.

9. Vitamin E

Vitamin E hạn chế việc sản xuất các gốc tự do – nguyên nhân có thể phá hoại tế bào trong cơ thể. Ngoài ra vitamin E cũng rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch, sửa chữa ADN và các quá trình trao đổi chất khác trong cơ thể bé.

10. Kẽm

Loại chất này cần thiết cho 70 loại enzyme có chức năng hỗ trợ tiêu hóa và trao đổi chất. Kẽm cũng vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé.

Việc nhận biết được tầm quan trọng của các loại dưỡng chất trên sẽ giúp bạn nắm bắt được những gì bé cần, từ đó bạn có thể xây dựng được một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy dủ dinh dưỡng dành riêng cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mắc bệnh gan: đừng bỏ qua hỗ trợ từ người thân!

(53)
Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ gửi đến bạn tên các loại vitamin cần thiết cho gan mà bạn nên nạp vào cơ thể vừa đủ để giúp gan luôn khỏe mạnh và ... [xem thêm]

12 loại thực phẩm giúp bạn giảm stress

(90)
Stress đang là một trong những trạng thái tâm lý thường trực của người hiện đại. Thay vì loay hoay với những bức bối của bản thân, bạn hoàn toàn có thể ... [xem thêm]

Thai nhi 39 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(91)
Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổiThai nhi 39 tuần phát triển như thế nào?Em bé khi được 39 tuần tuổi sẽ có kích thước của một quả dưa hấu nhỏ, ... [xem thêm]

Nhiễm trùng nấm men ở bà mẹ đang cho con bú

(90)
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, núm vú bị nứt khiến bạn đau buốt mỗi khi cho con bú. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng nấm ... [xem thêm]

Thực phẩm không an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi

(33)
Khi con bạn đã đủ lớn, trẻ sẽ háo hức muốn nếm thử những món bạn ăn. Nhưng không phải bất kì thực phẩm nào cũng an toàn cho trẻ ở mọi lứa tuổi. ... [xem thêm]

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều: Vì sao đèn đỏ thất thường?

(12)
Những ngày đèn đỏ đến quá sớm hay quá trễ đều là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều mà bạn nên lưu ý vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe ... [xem thêm]

Xét nghiệm số lượng virus HIV

(14)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm số lượng virus HIVBộ phận cơ thể/mẫu thử: máuTìm hiểu chungXét nghiệm số lượng virus HIV là gì?Xét nghiệm số lượng virus ... [xem thêm]

Dấu hiệu trẻ tự kỷ mà bố mẹ cần lưu ý

(55)
Bệnh tự kỷ là một bệnh đáng lo ngại và bệnh càng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em ngày nay. Nhận biết được các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bố ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN