Độ Mờ Da Gáy Bao Nhiêu Là Bình Thường?

(3.69) - 100 đánh giá

Đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ giúp xác định bé yêu có nguy cơ mắc bệnh Down hay không. Do đó, nhiều mẹ bầu thắc mắc độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường.

Mang thai là thời gian mà bạn sẽ được tiếp cận với rất nhiều khái niệm và thuật ngữ mới liên quan đến sức khỏe thai nhi và bà mẹ. Độ mờ da gáy là một trong số các khái niệm quan trọng mà bạn cần biết.

Phương pháp siêu âm này giúp bạn phát hiện những nguy cơ về các dị tật bẩm sinh mà bé có thể mắc phải để có hướng can thiệp kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến đo độ mờ da gáy mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi. Xét nghiệm một mẫu máu của người mẹ, siêu âm đánh giá sự “vắng mặt” của xương mũi thai nhi và kết quả siêu âm độ mờ da gáy sẽ là những yếu tố để xem xét thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không.

Tại sao phải đo độ mờ da gáy?

Đo độ mờ da gáy là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất phải thực hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ khi bạn mang thai từ tuần 11-14. Nguyên do, nếu mẹ bầu làm xét nghiệm này quá sớm trước khi thai nhi được 11 tuần, da gáy sẽ rất mờ vì thai nhi còn rất nhỏ khiến kết quả đo không chính xác. Song nếu mẹ bầu tiến hành đo khi thai đã quá 14 tuần, kết quả lại trở về chỉ số bình thường khiến bác sĩ rất khó có thể chẩn đoán.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Sau khi tiến hành siêu âm, bạn sẽ nhận được kết quả ngay. Do đó, bạn nên có một số kiến thức nhất định để hiểu được ý nghĩa của những con số được ghi trên bảng kết quả. Nếu bé có kích thước từ 45 – 84mm, độ mờ da gáy thông thường sẽ dưới 3,5mm.

Những thai nhi có độ mờ da gáy thấp hơn 1,3mm, nguy cơ mắc hội chứng Down khá thấp. Còn nếu chỉ số này là 6mm, nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật khác khá cao.

  • Thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.
  • Thai nhi 13 tuần tuổi, chỉ số chuẩn là 2,8mm.

Các nghiên cứu cho thấy độ mờ da gáy cao là do lượng chất dịch kết tụ ở vùng cổ tăng lên đáng kể. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do một số điều kiện nhất định trong bào thai. Do đó, việc siêu âm độ mờ da gáy là phương pháp hiệu quả nhất để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Khi chỉ số này càng cao, nguy cơ bị dị tật vì nhiễm sắc thể bất thường càng cao (bệnh Down) và đi đôi với những bất thường về cấu trúc cơ thể, chẳng hạn như bé sẽ có một trái tim bất thường hay dị dạng ở tim.

Đo độ mờ da gáy bằng phương pháp siêu âm

Thời điểm để thực hiện xét nghiệm này rất quan trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải tiến hành đo độ mờ da gáy trong khoảng thời gian từ tuần 11 – 14 của thai kỳ để có kết quả tốt nhất. Một số xét nghiệm khác cũng được thực hiện trong giai đoạn này.

Siêu âm độ mờ da gáy cũng giống như những xét nghiệm siêu âm khác. Sau khi bôi một lớp gel lên bụng bạn, bác sĩ sẽ dùng thiết bị cầm tay để quét lên da bụng của bạn. Trong khi siêu âm, bạn có thể cảm nhận được áp lực của đầu dò ấn trên thành bụng nhưng nó không gây ra bất kỳ thương tổn nào.

Thông thường, việc siêu âm sẽ được thực hiện qua đường bụng nhưng với những phụ nữ có tử cung nghiêng về phía sau hoặc hơi thừa cân thì siêu âm bằng đầu dò qua ngả âm đạo sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đo từ đỉnh đầu đến phần cuối xương sống của thai nhi, sau đó sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy. Phần màu trắng trên màn hình siêu âm biểu hiện cho làn da của bé và phần màu đen là phần dịch tích tụ sau gáy.

Cách tính kết quả đo

Cơ sở tính tỷ lệ nguy cơ dị tật của thai nhi liên quan đến bất thường ở nhiễm sắc thể được xác định bằng cách đo độ mờ của da gáy kết hợp với tuổi của mẹ, tuổi thai và kết quả xét nghiệm máu.

Tuổi mang thai là yếu tố quan trọng nhất, vì nguy cơ thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể sẽ tăng theo tuổi của mẹ bầu. Ví dụ, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down dao động khoảng 1/1.200 ở mẹ bầu tuổi 25 nhưng sẽ tăng đến 1/100 ở mẹ bầu tuổi 40.

Do độ mờ gáy của thai nhi dày hơn lên mỗi ngày, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định khu vực mờ gáy qua siêu âm trong suốt 3 tuần. Bác sĩ sẽ kết hợp kết quả đo độ mờ với tuổi của thai nhi, tuổi của mẹ để xem bé có nguy mắc phải những bất thường nhất định nào khi sinh ra.

Nói chung, độ mờ da gáy của thai nhi càng dày, khả năng thai nhi có vấn đề về nhiễm sắc thể càng cao. Bạn có thể nhận được kết quả chẩn đoán ngay lập tức hoặc phải đợi đến 10 ngày sau nếu bác sĩ phải gửi dữ liệu đến trung tâm xử lý.

Khi nào kết quả được xem là bất thường?

Bảng quy đổi về độ mờ da gáy chuẩn là căn cứ để xác định xem bé cưng của bạn có bình thường hay không. Nếu kết quả không như mong đợi cũng chưa chắc bé bị bệnh Down.

Xét nghiệm có thể giúp xác định bé có bị hội chứng Down hay không nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bé chắc chắn mắc hội chứng Down nếu có kết quả siêu âm độ mờ da gáy nằm ở vùng nguy hiểm. Hoặc nếu kết quả ra đúng chuẩn cũng chưa chắc là bé sinh ra không bị Down.

Có nhiều khả năng xét nghiệm này không phát hiện được các triệu chứng của bệnh. Nếu chưa thực sự tin vào kết quả xét nghiệm, bạn có thể đề nghị bác sĩ cho tiến hành chọc ối để biết chính xác hơn. Ngoài ra, một số dị tật như nứt xương sống, bàn chân vẹo và hở hàm ếch chỉ được phát hiện khi siêu âm ở tuần thứ 20.

Hãy nhớ rằng một kết quả tầm soát bình thường (kết quả âm tính) không đảm bảo rằng thai nhi có nhiễm sắc thể bình thường, nhưng nó cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thấp. Bên cạnh đó, kết quả sàng lọc bất thường (dương tính) không có nghĩa là thai nhi chắc chắn có vấn đề về nhiễm sắc thể mà chỉ là có nhiều nguy cơ. Trên thực tế, hầu hết thai nhi có kết quả dương tính thật ra lại không có vấn đề gì cả. Chỉ 1/3 thai nhi có kết quả đo cao, khi sinh ra có các khiếm khuyết về nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, nếu kết quả đo độ mờ da gáy của bé cao hơn so với mức bình thường, bé cũng có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cao. Do đó, trong thai kỳ, bạn sẽ được thực hiện một loại siêu âm đặc biệt gọi là siêu âm tim thai. Nếu thai nhi có bệnh tim, bé cần được theo dõi bằng siêu âm thường quy và khi sinh sẽ cần phải ở một trung tâm y tế có đủ phương tiện để hồi sức.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ nam giới

(13)
Không có một loại thuốc nào giúp con người trẻ mãi không già nhưng có chế độ và thói quen ăn uống giúp bạn “càng ăn càng khỏe”. Bạn có thể thay đổi ... [xem thêm]

Làm sao để có tình một đêm nóng bỏng và lãng mạn như ý?

(32)
“Tình một đêm” có thể là một trải nghiệm tuyệt vời để bạn tăng thêm gia vị cho cuộc sống độc thân vì bạn không phải chịu trách nhiệm hay bị ràng ... [xem thêm]

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

(73)
Viêm dạ dày mạn tính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp ... [xem thêm]

Danh sách các thực phẩm giàu omega-3 cho gia đình

(58)
Mặc dù thực phẩm chức năng omega-3 xuất hiện ngày càng nhiều nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nguồn thực phẩm giàu omega-3 ngay trong tự nhiên.Omega-3 là ... [xem thêm]

10 cách để thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể

(15)
Trao đổi chất là gì? Đây là quá trình cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hoạt động. Các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate và chất béo ... [xem thêm]

4 điều bạn nên biết về xét nghiệm STD

(94)
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) không chỉ gây ngứa ngáy hay đau đớn ở chỗ nhạy cảm mà đôi khi còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Việc ... [xem thêm]

14 loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

(68)
Không chỉ mang lại không gian xanh bắt mắt, các loại cây trồng trong nhà còn giúp bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn mỗi ngày. Bạn nên chọn loại ... [xem thêm]

Bí kíp trang điểm cho làn da bị nám

(63)
Nám da là điều chẳng cô gái nào muốn mình bị cả. Nhưng nếu chẳng may bạn bị thì phải làm sao? Hãy trang điểm cho làn da bị nám.Chúng tôi sẽ mách bạn cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN