10 cách trị sẹo mụn tại nhà bằng thành phần thiên nhiên

(4.38) - 34 đánh giá

Sẹo mụn gây ảnh hưởng đến diện mạo và khiến chúng ta mất tự tin. Vì lý do đó, chúng chưa bao giờ là “vị khách” được chào đón. Nếu muốn thoát khỏi những vết sẹo cứ dai dẳng đeo bám từ ngày này qua ngày khác, bạn cần phải hiểu thêm về chúng và những thứ khiến chúng không bao giờ quay lại. 10 cách trị sẹo mụn tại nhà bằng thành phần thiên nhiên dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại làn da mịn màng vốn có.

Sẹo là một phần của quá trình da tự hồi phục sau tổn thương. Khi lớp hạ bì – lớp thứ hai của da bị phá hủy, cơ thể bạn sẽ tạo ra những sợi collagen để “vá” những thương tổn, từ đó vết sẹo hình thành.

Trong hầu hết các trường hợp, vết thương hồi phục càng nhanh, cần càng ít lượng collagen để tái tạo, do đó vết sẹo càng khó phát hiện. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của vết sẹo được dựa trên mức độ nghiêm trọng của vết thương.

♦ Sẹo hình thành khác nhau trên những phần khác nhau của cơ thể.

♦ Cơ chế hình thành sẹo sẽ khác nhau dựa vào độ tuổi của người bị thương.

♦ Có nhiều loại sẹo.

Phân loại sẹo trên da

Có nhiều loại sẹo khác nhau xuất hiện trên làn da của chúng ta, chúng được phân loại dựa trên các đặc điểm về hình thức:

Sẹo lõm: Sẹo lõm hình thành do các cấu trúc cơ bản của trung bì và tổ chức dưới da bị mất hoặc thiếu hụt trong quá trình hồi phục sau tổn thương. Chúng bị lõm, có răng cưa hoặc bằng phẳng so với bề mặt da. Thông thường các vết sẹo lõm sẫm màu hơn so với các khu vực khác của da và thường do mụn trứng cá và thủy đậu gây ra.

Sẹo lồi: Sẹo lồi hình thành do sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và quá trình phân hủy collagen, gây nên sự tích tụ quá mức của collagen ở lớp trung bì. Từ đó, dần dần tạo nên các mảng mô dày, sưng, trồi lên khỏi bề mặt da và thường sẫm màu hơn vùng da xung quanh. Sẹo lồi phát triển liên tục, xâm lấn vào lớp trung bì lành xung quanh, vượt ra ngoài phạm vi của vết thương ban đầu.

Sẹo phì đại: Sẹo phì đại hình thành do sự mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp – phân hủy của collagen, tạo nên các mô dư thừa trồi lên khỏi bề mặt da. Chúng thường sẫm màu hơn vùng da khác trên cơ thể. Không giống như sẹo lồi, sẹo phì đại thường chỉ phát triển trong một thời gian nhất định rồi sau đó tự thoái lui và không vượt ra ngoài phạm vi của vết thương ban đầu.

10 cách trị sẹo mụn tại nhà bằng thành phần thiên nhiên

Có những biện pháp thiên nhiên mang lại hiệu quả trong việc đẩy nhanh quá trình làm sáng và mờ sẹo mụn. Dưới đây là một số các thành phần tự nhiên giúp làm mờ sẹo mụn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại nhà.

Cách 1: Trị sẹo mụn tại nhà bằng nha đam

♦ Dùng dao gọt bỏ lớp vỏ màu xanh đậm của lá nha đam.

♦ Lấy phần thịt trong suốt của lá rồi xay nhuyễn.

♦ Thoa trực tiếp phần gel nha đam trên lên vết sẹo mụn của bạn theo chuyển động tròn.

♦ Chờ trong vòng nửa giờ rồi làm sạch vùng da sẹo với nước mát.

♦ Lặp lại quy trình trên 2 lần/ngày.

Cách 2: Trị sẹo mụn tại nhà bằng vitamin E

♦ Lấy phần dung dịch trong viên nang vitamin E thoa vào vết sẹo mụn.

♦ Đợi khoảng 10 phút rồi massage cho vitamin E phát huy tác dụng lên vết sẹo.

♦ Sau khoảng 20 phút, rửa sạch vùng da sẹo với nước ấm.

♦ Lặp lại quá trình này tối thiểu 3 lần/ngày.

Cách 3: Trị sẹo mụn tại nhà bằng mật ong

♦ Trước khi đi ngủ, hãy thoa một lớp mật ong lên vết sẹo mụn.

♦ Che vết sẹo lại bằng băng gạc và để qua đêm.

♦ Tháo bỏ băng gạc rồi làm sạch chỗ sẹo bằng nước ấm vào sáng hôm sau.

♦ Áp dụng quy trình này vào bước cuối cùng của chu trình dưỡng da mỗi tối.

Cách 4: Trị sẹo mụn tại nhà bằng dầu dừa

♦ Massage phần dầu dừa lên vùng da bị sẹo mụn trong vòng 10 phút.

♦ Dầu dừa sẽ được hấp thụ và phát huy tác dụng trong vòng 1 giờ.

♦ Sử dụng công thức trên 2-4 lần/ngày.

Cách 5: Trị sẹo mụn tại nhà bằng giấm táo

♦ Pha hỗn hợp 4 thìa súp nước cất với 2 thìa súp giấm táo.

♦ Nhúng bông tẩy trang vào hỗn hợp trên và thoa vết sẹo mụn của bạn rồi để khô.

♦ Thực hiện vào mỗi đêm trước khi đi ngủ, rửa sạch vùng da bị sẹo vào sáng hôm sau.

Cách 6: Trị sẹo mụn tại nhà bằng tinh dầu hoa lavender và dầu olive

♦ Trộn 3 giọt tinh dầu hoa oải hương (lavender) với 3 thìa súp dầu olive nguyên chất (extra virgin).

♦ Massage hỗn hợp trên lên vùng da bị sẹo mụn trong khoảng 5 phút.

♦ Để hỗn hợp dầu lưu trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

♦ Lặp lại quá trình này tối thiểu 3 lần/ngày.

Cách 7: Trị sẹo mụn tại nhà bằng chanh

♦ Cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước thoa lên vết sẹo mụn rồi dùng mặt trong của vỏ chanh để massage.

♦ Thư giãn trong khoảng 10 phút trước khi rửa sạch với nước lạnh.

♦ Thực hiện mỗi ngày vào khoảng thời gian cố định.

Cách 8: Trị sẹo mụn tại nhà bằng khoai tây

♦ Rửa sạch, gọt vỏ khoai tây rồi cắt thành từng lát dày khoảng 0,5 mm.

♦ Nhẹ nhàng chà khoai tây lên vết sẹo mụn theo chuyển động tròn. Khi lát này khô thì tiếp tục dùng lát khoai khác để chà lên da.

♦ Thực hiện trong khoảng 20 phút và rồi thư giãn trong khoảng 10 phút cho khoai tây phát huy tác dụng.

♦ Rửa sạch vùng da sẹo với nước lạnh.

♦ Thực hiện các bước trên ít nhất 1 lần/ngày.

Cách 9: Trị sẹo mụn tại nhà bằng tinh dầu nụ tầm xuân và trầm hương

♦ Trộn tinh dầu nụ tầm xuân và tinh dầu trầm hương theo tỷ lệ 1:1.

♦ Thoa hỗn hợp trên lên vết sẹo mụn rồi massage theo chuyển động tròn.

♦ Chờ trong khoảng 45 phút rồi nhẹ nhàng rửa sạch vùng da sẹo mụn với nước ấm.

♦ Thực hiện quy trình này 3 lần/ngày.

Cách 10: Trị sẹo mụn tại nhà bằng bột baking soda

♦ Cho từng chút nước cất vào 2 thìa súp bột baking soda rồi trộn cho đến khi tạo thành hỗn hợp dạng sệt.

♦ Làm ướt vùng da bị sẹo mụn bằng nước cất rồi thoa hỗn hợp baking soda sau đó.

♦ Giữ hỗn hợp trên da bằng gạc ấm trong 15 phút rồi rửa sạch.

♦ Áp dụng các bước trên mỗi ngày.

Lưu ý

Trước khi áp dụng các biện pháp trên, bạn nên làm sạch da kỹ lưỡng, làm khô vùng da bị sẹo mụn và các khu vực xung quanh. Ngoài ra, chỉ sử dụng những công thức này trên vết sẹo, thâm mụn, tuyệt đối không dùng trên vết thương hở. Khi da bị kích ứng do các thành phần trên, bạn hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp trên để điều trị sẹo mụn, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về các thành phần mà bạn nên hoặc không nên áp dụng lên da.

Thảo My/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ: Những điều mẹ không nên bỏ qua

(13)
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi vi khuẩn (đôi khi cả virus hoặc vi trùng) xâm nhập vào trong thức ăn hoặc thức uống. Tuy bạn không thể nếm, ngửi, hoặc nhìn ... [xem thêm]

Phòng chống bệnh giun sán

(95)
Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Vì vậy, phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách ... [xem thêm]

Tăng huyết áp ác tính: Kẻ sát nhân thầm lặng

(65)
Tăng huyết áp ác tính là một loại bệnh lý nghiêm trọng có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.Một trong ... [xem thêm]

Nhận biết tác hại của dứa để tránh ngộ độc thực phẩm

(12)
Quả dứa được biết đến là một trái cây mọng nước, thơm ngon, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng quan tâm và biết đến tác hại của dứa. Thật ra dứa có ... [xem thêm]

Bí quyết làm đẹp da với dầu neem

(18)
Dầu neem có chứa các dưỡng chất cần thiết giúp bạn chăm sóc da mặt, da đầu và các vùng da trên cơ thể. Vậy dầu neem là gì mà giúp bạn làm đẹp da một ... [xem thêm]

Nói không với những loại thực phẩm dưới đây khi bị tiểu đường

(68)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Khi nào thai nhi quay đầu? Tầm quan trọng của vấn đề này

(18)
Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp hành trình chào đời trở nên dễ dàng hơn. Nếu không, cả mẹ lẫn con đều có thể gặp ... [xem thêm]

Vóc dáng đẹp hơn chỉ với nhảy dây

(11)
Những trò trẻ con ngày xưa bạn từng chơi là gì? Là trò trốn tìm, tạt lon, bắn bi cùng những bạn chung xóm hay nhảy dây đủ kiểu với nhảy dây đơn, nhảy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN