Bí quyết làm đẹp da với dầu neem

(3.73) - 18 đánh giá

Dầu neem có chứa các dưỡng chất cần thiết giúp bạn chăm sóc da mặt, da đầu và các vùng da trên cơ thể. Vậy dầu neem là gì mà giúp bạn làm đẹp da một cách tự nhiên?

Các axit béo trong dầu neem rất tốt cho làn da bị mụn, bị tổn thương hay bị lão hóa. Bạn có thể mua dầu neem dễ dàng trên mạng với giá khoảng 70.000 đồng/50ml để làm đẹp da một cách tự nhiên. Hãy cùng tìm hiểu dầu neem là gì, cách dùng ra sao và lưu ý thế nào khi sử dụng để làm đẹp da hiệu quả nhất nhé!

Dầu neem là gì?

Dầu neem được chế biến từ hạt của cây neem, một loại cây nhiệt đới ở Ấn Độ. Loại dầu này có màu vàng, mùi nồng như mù tạt hay mùi tỏi. Đây là một chiết xuất từ lâu được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc dân gian ở nhiều nơi để điều trị nhiều bệnh. Thậm chí, dầu neem còn có tác dụng loại bỏ sâu bọ trên cây cối một cách an toàn khi bạn không muốn dùng thuốc trừ sâu.

Hiện nay, dầu neem là một trong những nguyên liệu thường thấy trong nhiều sản phẩm làm đẹp như kem dưỡng da, sữa dưỡng thể, sản phẩm chăm sóc tóc và các loại mỹ phẩm khác. Mặc dù có mùi khó chịu nhưng dầu neem chứa nhiều axit béo và các chất dinh dưỡng khác. Loại chiết xuất này chứa nhiều thành phần có lợi cho da như:

  • Canxi
  • Limonoid
  • Vitamin E
  • Axit béo (EFA)
  • Các chất chống oxy hóa
  • Chất béo trung tính triglyceride

Tác dụng làm đẹp da của dầu neem

Nhờ có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da, dầu neem thường được sử dụng trong nhiều phương pháp làm đẹp với những tác dụng sau đây:

  • Giảm sẹo
  • Chữa lành vết thương
  • Điều trị mụn trứng cá
  • Kích thích sản xuất collagen
  • Hạn chế mụn cóc và nốt ruồi
  • Điều trị da khô và có nếp nhăn

Dầu neem cũng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh vẩy nến, bệnh chàm và các bệnh về da khác.

Một số nghiên cứu nhỏ đã cho thấy tác dụng của dầu neem trong việc chăm sóc và làm đẹp da. Ví dụ như một nghiên cứu năm 2017 trên chuột chỉ ra loại dầu có tiềm năng điều trị các triệu chứng lão hóa như da mỏng, khô và nhăn. Một nghiên cứu trên động vật năm 2014 cũng cho thấy chiết xuất này có thể giúp giảm các khối u do ung thư da.

Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm năm 2013, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng dầu neem có hiệu quả trong việc điều trị mụn lâu dài. Một nghiên cứu năm 2012 trên 9 người cho thấy chiết xuất này hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương da đầu sau phẫu thuật.

Dầu neem còn có thể hỗ trợ chữa chấy để bảo vệ da đầu và tóc. Một số nghiên cứu cho thấy dầu gội chứa loại chiết xuất này có thể giúp điều trị chấy. Ví dụ như trong nghiên cứu năm 2011 được công bố trên trang Parasitology Research, các nhà khoa học đã sử dụng dầu gội trên cho 12 bé bị chấy và đã thu được kết quả khả quan. Hơn nữa, một số nghiên cứu khác cho thấy rằng loại dầu gội này còn có thể loại bỏ trứng chấy mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Cách sử dụng dầu neem làm đẹp da

Nếu muốn chăm sóc da, bạn hãy tìm mua loại dầu neem hữu cơ, nguyên chất được ép lạnh để có sản phẩm chất lượng nhất. Trước khi bắt đầu dùng dầu neem lên da mặt, bạn hãy bôi thử lên một vùng nhỏ ở cánh tay. Nếu không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như bị đỏ hay bị sưng trong vòng 24 giờ, bạn có thể dùng chiết xuất này lên những vùng da lớn hơn.

Dầu neem nguyên chất rất mạnh nên bạn có thể dùng chiết xuất này để điều trị các vùng da nhỏ bị nổi mụn, nhiễm nấm hoặc có nốt ruồi theo cách sau:

  • Dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm dầu neem rồi thoa nhẹ lên vùng da có vấn đề.
  • Để yên trong khoảng 20 phút cho dầu ngấm.
  • Rửa sạch lại da bằng nước ấm.
  • Áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi bạn đạt được kết quả mong muốn.

Khi muốn chăm sóc các vùng da rộng hơn hoặc chăm sóc làn da nhạy cảm, bạn hãy trộn dầu neem với một loại dầu nền hay còn gọi là dầu dẫn như dầu jojoba, hạt nho hoặc dầu dừa theo tỷ lệ 1:1. Những loại loại dẫn này giúp giảm bớt độ mạnh của dầu neem cũng như át bớt mùi nồng của chiết xuất này.

Ngoài các loại dầu dẫn, bạn cũng có thể trộn thêm tinh dầu oải hương để khắc phục mùi mạnh của dầu neem. Nếu thấy hỗn hợp dầu quá nhờn, bạn có thể trộn một vài giọt dầu neem với gel lô hội. Đây cũng là một công thức làm dịu da bị kích thích khá tốt.

Bạn có thể nhỏ dầu neem vào bồn tắm với nước ấm để điều trị các vùng da rộng hơn trên cơ thể. Nếu không sử dụng hết, bạn hãy bảo quản dầu ở nơi tối và mát mẻ.

Lưu ý trước khi dùng dầu neem

Dầu neem tuy an toàn cho nhiều đối tượng nhưng rất mạnh nên có thể gây ra phản ứng khó chịu ở những người có làn da nhạy cảm hoặc đang mắc một số vấn đề về da như bệnh chàm. Vậy nên, bạn cần chú ý những điều sau đây trước khi dùng dầu neem:

• Thử dầu neem trước khi mua: Bạn nên thử dầu lên một vùng da nhỏ, cách xa mặt trước khi mua để chắc mình không có phản ứng dị ứng.

• Ngưng dùng dầu neem khi bị dị ứng: Tình trạng phát ban nghiêm trọng hoặc khó thở khi dùng dầu có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Khi gặp những tình trạng này, bạn nên ngừng sử dụng dầu ngay lập tức và đi khám nếu các triệu chứng không bớt.

• Cẩn trọng khi dùng dầu neem cho trẻ em: Dầu neem rất mạnh và không phù hợp để sử dụng cho trẻ em. Vậy nên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chiết xuất này lên da bé.

• Tránh dùng dầu neem khi mang thai hoặc cho con bú: Hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác định dầu neem có an toàn khi sử dụng trong thai kỳ hay không. Vì vậy, bạn nên tránh dùng chiết xuất này nếu đang mang thai hoặc cho con bú.

Dầu neem khá dễ mua trực tuyến với giá phải chăng mà lại mang đến nhiều lợi ích cho da mặt, da đầu và các vùng da rộng hơn trên cơ thể. Đây là loại dầu bạn có thể cân nhắc dùng để cải thiện các vấn đề về da như mụn, lão hóa, tổn thương, có sẹo… Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì nên cẩn trọng khi dùng dầu neem làm đẹp nhé!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống cà phê lạnh có tốt như cà phê nóng và cà phê đá?

(28)
Bạn có thói quen uống cà phê nóng hay cà phê đá? Nếu chỉ biết hai loại cà phê này thì bạn còn sót một loại nữa là cà phê lạnh đấy!Hãy cùng Chúng tôi ... [xem thêm]

Chọc dò tủy sống ở trẻ nhỏ có thực sự đáng lo như bạn nghĩ?

(29)
Phần lớn cha mẹ đều cảm thấy lo lắng khi nghe bác sĩ đề nghị cho con thực hiện xét nghiệm chọc dò tủy sống để chẩn đoán một căn bệnh nào đó. Thực ... [xem thêm]

Cách khắc phục da dầu hiệu quả: không còn nỗi lo ám ảnh

(78)
Da dầu là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá ở hầu hết lứa tuổi dậy thì. Chăm sóc da dầu cũng có những khó khăn và vấn đề riêng, tuy nhiên vẫn có ... [xem thêm]

Hoạt động vui chơi cùng con trong mùa Tết Trung thu

(78)
Tên thông thường: Arbre de Sois, Federbaum, He Huan Hua, He Huan Pi, Jagwinamu, Mimosa, Mimosa arborea, Mimosa julibrissin, Nemu No Ki, Pink Siris, Plenk Siris, Schlafbaum, Schmirmakazie, Silk ... [xem thêm]

Mẹ có con trai cần biết cách vệ sinh vùng kín đúng cho bé

(66)
Dù cách vệ sinh vùng kín cho bé trai không phức tạp bằng bé gái, nhưng bạn cũng cần thực hiện đúng để bé không bị viêm nhiễm.Nếu dương vật của bé chưa ... [xem thêm]

Điều trị bệnh bạch cầu: 2 phương pháp chính và tác dụng phụ của chúng

(32)
Trong những năm gần đây, y học đã tìm ra nhiều phương pháp tiến bộ để điều trị bệnh bạch cầu. Có 2 phương pháp điều trị thường được sử dụng là ... [xem thêm]

Xác định di căn của ung thư vú qua sinh thiết hạch giữ cửa

(47)
Một phần của quá trình điều trị ung thư vú là phẫu thuật sinh thiết hạch giữ cửa (còn gọi là hạch lính gác, hạch gác cửa, Sentinel Lymph Node Biopsy, viết ... [xem thêm]

Đi tìm sự khác nhau giữa bệnh thủy đậu và đậu mùa

(99)
Thoạt nghe, bệnh thủy đậu và đậu mùa có vẻ giống nhau. Cả hai đều gây ra những nốt phát ban và mụn nước. Song thực tế, chúng là những căn bệnh hoàn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN