10 cách giúp mẹ trị chứng lười ăn rau ở trẻ nhỏ

(3.97) - 11 đánh giá

Bé cưng nhà bạn ghét ăn rau? Bạn làm mọi cách để bắt bé ăn nhưng vẫn không có hiệu quả? Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, hãy theo dõi những chia sẻ sau của Chúng tôi nhé.

Thực tế cho thấy, khi lên 2–3 tuổi, bé bắt đầu phản kháng với hầu hết những món rau củ. Nếu mẹ nấu những món rau trong bữa ăn, bé sẽ đẩy chiếc đĩa ấy sang một bên. Tuy nhiên, nếu mẹ thêm rau vào những món ăn mà bé yêu thích hoặc trình bày một cách vui mắt thì biết đâu bé sẽ thử đấy. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp mẹ trị bệnh “lười” ăn rau của bé.

1. Đừng ép buộc

Đừng ép buộc bé phải ăn rau hoặc những món ăn mà bé không thích. La mắng, ép buộc sẽ khiến bé ăn không ngon và dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn. Thay vì ép buộc, mẹ hãy khuyến khích bé ăn ít và lựa theo sở thích của bé. Nếu bé kiên quyết không ăn, bạn cũng đừng nổi nóng. Ngoài ra, các mẹ cũng nên thường xuyên nấu nhiều loại rau mới để tạo cảm giác tò mò cho bé.

2. Ăn vặt với rau

Bạn có thể thái hạt lựu các loại củ như cà rốt, cà chua…, luộc thật mềm rồi trộn với sốt ngậy ngậy, béo béo như mayonnaise, bơ đậu phộng… để làm món ăn nhẹ cho bé. Không có bé cưng nào có thể cưỡng lại được món ăn này đâu. Tuy nhiên, món ăn này dễ khiến bé mắc nghẹn, do đó bạn hãy quan sát khi bé ăn nhé.

3. Kết hợp rau cùng những món bé thích

Mẹ hãy cho thêm rau vào một số món mà các bé cưng thường yêu thích như nước trái cây, nước giải khát, mì ống, món thịt hầm, nước sốt, bánh nướng… Bạn có thể thêm một số hương vị như bơ, tỏi để làm át bớt hương vị của rau củ.

4. Thiết kế thành những hình ảnh thật vui mắt

Đôi khi bé sẽ thấy nhàm chán với những bữa ăn. Do đó, việc tạo ra những hình dạng vui mắt sẽ kích thích sự thèm ăn của bé. Dùng các dụng cụ cắt hình hoa, ngôi sao, động vật… để tạo hình các loại củ. Các mẹ có thể thử làm một gương mặt dễ thương cho bánh sandwich bằng cách dùng ô liu làm mắt, cà chua làm tai, cà rốt dính lên mũi và ớt chuông cho ria mép. Hay đơn giản hơn, bạn cắt rau thành những miếng nhỏ và sắp xếp thật đẹp lên một chiếc đĩa để tạo thành một món ăn đầy màu sắc.

5. Ăn kèm với nước sốt

Các bé thường thích những món ăn kèm với nước sốt. Do đó, bạn có thể xắt rau nhỏ và cho bé chấm với các loại sốt khác nhau như bơ đậu phộng, sữa chua, phô mai… Ban đầu, bé sẽ từ chối nhưng dần dần, bé sẽ thích đấy.

6. Chơi trò chơi với rau

Bé đang muốn ăn một đĩa mỳ ống với phô mai, thế nhưng bạn lại bưng ra một đĩa bông cải xanh, điều này sẽ khiến bé khó chịu. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé chơi một trò chơi và trong trò chơi ấy, bé đóng vai khủng long Triceratops, cần phải ăn nhiều rau xanh để đánh bại khủng long bạo chúa thì những món rau sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Việc liên tưởng món ăn với những điều mà bé thích sẽ khiến bé quên đi vị của các món rau. Ngoài ra, đặt những tên gọi thú vị sẽ làm cho món rau bớt nhàm chán.

7. Dẫn bé đi mua rau

Sau giờ học, bạn hãy dẫn bé cùng đi mua rau và để cho bé chọn những loại loại rau mà bé thích. Bé có thể chọn một trái cà chua màu đỏ tươi, một trái bí xanh hoặc một trái cà tím và đề nghị bạn nấu cho bé những món ăn chế biến từ các loại rau củ này. Nếu được, hãy tập cho bé làm vườn và dạy cho bé cách trồng những loại rau mà mình thích.

8. Cho bé cùng nấu ăn

Những bé ở độ tuổi này thường rất sáng tạo. Vì vậy, nếu được, hãy cho bé cùng tham gia chế biến rau củ. Bạn có thể nhờ bé nhặt rau, rửa các loại củ, trong quá trình chế biến có thể gợi ý để bé ăn thử.

9. Phần thưởng

Hãy tạo một động lực để thúc đẩy bé ăn rau như hứa với bé bạn sẽ cho bé ăn sô-cô-la hoặc một món tráng miệng mà bé yêu thích. Điều này sẽ kích thích bé ăn hết phần rau của mình. Hãy nói với bé rằng nếu bé không ăn nhanh, bé sẽ không được ăn tráng miệng.

10. Làm gương cho con

Bố mẹ mà lười ăn thì ăn rau thì con cái cũng sẽ lười ăn rau. Vì vậy, hãy làm gương cho bé. Nếu muốn bé ăn rau nhiều thì bố mẹ hãy ăn rau nhiều và hãy luôn tỏ ra là rau rất ngon.

Bên cạnh những biện pháp trên thì kiên trì là một trong những điều quan trọng nhất. Nếu bé không chịu ăn rau hôm nay thì ngày mai bạn vẫn tiếp tục làm món rau đó nhé. Một ngày nào đó, sự kiên trì của bạn sẽ được đền đáp đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phân trẻ sơ sinh có máu là biểu hiện của bệnh gì?

(59)
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là hiện tượng không quá hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà nên tìm hiểu nguyên nhân để biết cách khắc phục.Khi thay ... [xem thêm]

6 hóa chất nguy hiểm ẩn mình trong nước tẩy rửa nhà bếp

(28)
Nước tẩy rửa nhà bếp là một cánh tay đắc lực với chị em nội trợ bởi giúp nơi giữ lửa của gia đình sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận khi ... [xem thêm]

5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn

(14)
Công nghệ đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến xã hội hiện đại, đặc biệt là nhịp sống gia đình ngày nay? Tại sao ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ ... [xem thêm]

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 2 tháng

(79)
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 2 tháng khá đa dạng, bao gồm các loại rau, thịt và hoa quả tươi để cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể.Trong thời gian mang ... [xem thêm]

6 cách giảm quầng thâm mắt không nhọc sức

(38)
Một buổi sáng thức dậy, bạn hẳn sẽ rất buồn lòng khi soi gương và nhận thấy một người phụ nữ với đôi mắt thâm quầng đang nhìn bạn. Tuy nhiên, với ... [xem thêm]

4 nhóm xét nghiệm cường giáp giúp xác định bệnh

(37)
Xét nghiệm cường giáp giúp bác sĩ chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân bệnh. Các xét nghiệm thường làm là xét nghiệm nào? Chúng có tác dụng gì? Bạn cần chú ý ... [xem thêm]

Sử dụng điện thoại khi mang thai có gây hại gì cho thai nhi?

(23)
Có thể nói, ngày nay, những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) là vật bất ly thân của rất nhiều người, kể cả các mẹ bầu. Bên cạnh những tiện ích ... [xem thêm]

Giải mã 5 hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong giấc ngủ

(59)
Đêm về là lúc chúng ta say giấc nồng bên gia đình, chìm đắm trong những giấc mơ. Khi ấy mọi hoạt động đều không thể kiểm soát, để rồi khi thức dậy ta ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN