Bạn đã điều trị tăng huyết áp đúng cách?

(4.36) - 26 đánh giá

Áp dụng lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng thuốc sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc điều trị tăng huyết áp.

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm với những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ, đau tim, suy tim hoặc bệnh thận. Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp là giảm chỉ số huyết áp về lại phạm vi lý tưởng, đồng thời bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng như não, tim và thận khỏi bị tổn thương. Theo thống kê từ các chuyên gia, điều trị tăng huyết áp kịp thời sẽ góp phần giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ (35–40%), đau tim (20–25%) và suy tim (hơn 50%).

Dựa vào chỉ số đo huyết áp, nhiều nhà nghiên cứu phân loại tăng huyết áp thành hai nhóm gồm:

  • Chỉ số của huyết áp tâm thu lớn hơn 130mmHg.
  • Chỉ số của huyết áp tâm trương từ 80mmHg trở lên.

Các phương pháp điều trị tăng huyết áp

Để ngăn ngừa cũng như chữa trị cao huyết áp, bạn nên tuân theo đúng những khuyến nghị của bác sĩ như thay đổi một số thói quen sống. Chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ thuốc lá và chăm chỉ tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc này.

Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc cũng có thể được yêu cầu nhằm dễ dàng đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, những người trên 65 tuổi và những người đang bị bệnh tiểu đường hay cholesterol cao sẽ phải dùng thuốc huyết áp để hạ chỉ số đó xuống thấp hơn 130/80mmHg.

Vì vậy, nhìn chung điều trị tăng huyết áp được chia làm hai cách:

  • Thay đổi lối sống lành mạnh
  • Sử dụng thuốc

Thay đổi lối sống lành mạnh

Thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho khoa học và thích hợp với sức khỏe hơn là bước cơ bản cũng như chủ chốt của quá trình điều trị tăng huyết áp. Bạn có thể giảm chỉ số đo huyết áp của mình xuống bằng những thay đổi sau:

  • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì
  • Bỏ thuốc lá
  • Áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chẳng hạn như DASH (ăn nhiều trái cây, rau củ và các sản phẩm từ sữa ít béo)
  • Hạn chế hàm lượng natri (muối) trong chế độ ăn của bạn xuống dưới 1.500mg mỗi ngày nếu bạn bị cao huyết áp
  • Hoạt động thể chất thường xuyên. Nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày và vài ngày một tuần
  • Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn (2 ly/ngày cho nam và 1 ly/ngày đối với nữ)

Bên cạnh việc hạ huyết áp, những thay đổi trên còn tăng cường hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp.

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Một số loại thuốc tăng huyết áp thường được bác sĩ kê đơn gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc chặn alpha
  • Chất chủ vận alpha
  • Thuốc ức chế Renin
  • Thuốc kết hợp

Thuốc lợi tiểu thường được khuyên dùng là dòng trị liệu đầu tiên cho hầu hết những người bị cao huyết áp.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể bắt đầu một loại thuốc khác ngoài thuốc lợi tiểu nếu bạn đang gặp phải một số tình trạng sức khỏe nhất định. Ví dụ như, thuốc ức chế men chuyển thường là lựa chọn cho người mắc bệnh tiểu đường. Nếu một loại thuốc không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, các chuyên viên y tế cũng có thể đề nghị thay thế hoặc kết hợp nhiều nhóm thuốc hỗ trợ cho nhau.

Nếu tình trạng huyết áp của bạn khá nặng, có thể bác sĩ sẽ xem xét cho việc khuyến nghị bạn bắt đầu với hai nhóm thuốc tăng huyết áp hoặc kê đơn cho bạn một loại thuốc kết hợp.

Thường xuyên theo dõi huyết áp

Sau khi bắt đầu sử dụng thuốc tăng huyết áp, bạn cần gặp bác sĩ ít nhất mỗi tháng một lần cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng của việc điều trị tăng huyết áp. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra nồng độ kali trong máu bạn 1–2 lần/năm (thuốc lợi tiểu có khả năng giảm hàm lượng kali, trong khi thuốc ức chế men chuyển ACE và ARB thì ngược lại), cũng như các chất điện giải và hàm lượng creatinin nhằm kiểm tra sức khỏe của thận.

Sau khi điều trị tăng huyết áp thành công, bạn vẫn nên tiếp tục tái khám khoảng 3–6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe hồi phục hoàn toàn, đồng thời kiểm tra xem bạn có gặp phải một vài biến chứng liên quan đến tim mạch như suy tim hay không. Số lần bạn đến bác sĩ khám sẽ phụ thuộc vào thể trạng bản thân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giục sinh ở tuần 39 có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh mổ

(63)
Quyết định giục sinh không chỉ đưa ra trong các ca sinh khó mà còn là một lựa chọn nên cân nhắc nếu mẹ bầu muốn giảm nguy cơ sinh mổ. Kết quả một nghiên ... [xem thêm]

Xuất tinh vào hậu môn có “dính” bầu không?

(78)
Quan hệ bằng hậu môn có thai không là băn khoăn của nhiều cặp đôi muốn tìm cách tránh thai mà không cần dùng thuốc. Thật ra, đây là cách quan hệ giúp giảm ... [xem thêm]

3 loại sữa bột phổ biến dành cho trẻ sơ sinh

(59)
Lựa chọn sữa bột cho bé luôn là mối bận tâm của rất nhiều bậc cha mẹ. Các kiến thức cơ bản sau về ba loại sữa bột chính sẽ giúp bạn phần nào hình ... [xem thêm]

Chọn thực phẩm chức năng cho người mới mắc tiểu đường, tưởng dễ mà khó!

(98)
Khi tìm mua thực phẩm chức năng cho người tiểu đường, bạn có thể cảm thấy hoang mang vì có quá nhiều thương hiệu khác nhau với những lời quảng cáo hấp ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt vời của rau củ quả đối với trẻ

(80)
Bạn có biết tại sao bé lại cần ăn nhiều trái cây và rau củ? Đó là vì những ích lợi cực kỳ kỳ diệu mà một chế độ ăn giàu rau củ và trái cây có ... [xem thêm]

6 bài tập yoga giúp đẹp da

(27)
Yoga không chỉ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể thư giãn mà còn giúp bạn có nước da sáng khỏe hơn. Bạn sẽ có thể cải thiện làn da rất tốt nếu chọn ... [xem thêm]

5 “tuyệt chiêu” giữ cho đôi mắt khỏe đẹp

(53)
Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, vì thế đôi mắt cần phải được chăm chút và bảo vệ để luôn sáng ngời sức sống. Chúng tôi sẽ mách bạn 5 bí quyết ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc

(38)
Bạn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi đến chỗ làm? Hãy nhanh chóng bỏ túi 5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc để luôn tràn đầy hứng khởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN