10 bí quyết trị môi khô nứt nẻ tại nhà

(3.86) - 95 đánh giá

Một nụ cười dịu dàng luôn rất dễ chiếm được thiện cảm. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số bí quyết để nụ cười luôn rạng rỡ đồng thời phòng ngừa và trị môi khô nứt nẻ hiệu quả tại nhà.

Môi của chúng ta thật sự rất nhạy cảm, da môi không chứa melanin, thường rất dễ bị cháy nắng và đặc biệt dễ bị thương tổn vì enzyme nếu bạn cứ liếm môi của mình. Tuy nhiên, bạn có thể thử 10 biện pháp dưới đây để trị môi khô nứt nẻ, cho bờ môi khỏe mạnh, mịn mượt và quyến rũ hơn.

Hạn chế dùng son lì

Son lì là dòng son xu hướng hiện tại nhưng chúng lại làm môi khô hơn nhiều. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế dùng son lì. Nếu vẫn muốn dùng mà vẫn trị môi khô nứt nẻ, đừng quên chăm sóc da môi và dưỡng ẩm kỹ càng để trị nhé!

Tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy tế bào chết là một trong những bước thiết yếu để có thể sở hữu đôi môi khỏe mạnh. Các sản phẩm có chứa axit đều gây hại cho môi nên bạn hãy dùng các loại tẩy tế bào chết tự nhiên cho môi mình. Bạn có thể mua sản phẩm tự nhiên (nhớ kiểm tra kỹ thành phần trước khi mua) hoặc tự chế tẩy tế bào chết cho môi tại nhà. Thành phần chính nên là dầu (như là bơ shea hoặc dầu dừa) kết hợp với đường tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm tinh dầu hoặc trái cây, rau củ nghiền tùy theo sở thích của mình để trị môi khô nứt nẻ.

Đắp mặt nạ môi

Để trị môi khô nứt nẻ đạt hiệu quả nhanh hơn, bạn có thể đắp mặt nạ ngủ cho môi từ:

  • Mật ong
  • Bơ ca cao
  • Dầu oliu

Trộn những nguyên liệu lại và đắp một lớp mỏng lên môi trước khi đi ngủ. Loại mặt nạ này không dùng đến sáp ong hay vaselin.

Dùng các loại dầu bít lỗ chân lông

Chỉ số gây mụn trên mỹ phẩm không quá phổ biến. Con số này cho thấy khả năng dầu làm bít lỗ chân lông của bạn và có thể gây ra mụn. Ví dụ, dầu dừa có chỉ số gây mụn cao, do đó bạn không nên đắp dầu dừa lên mặt, tuy nhiên, những sản phẩm như vậy lại cực kỳ thích hợp cho môi và cơ thể vì chúng lấp đầy các nếp nhỏ ở vùng da này, dễ dàng trị môi khô nứt nẻ.

Dưỡng ẩm từ cả bên ngoài và bên trong

Cơ thể bạn rất nhất quán – nếu da và bên trong cơ thể bị thiếu nước, môi bạn sẽ cho thấy rõ dấu hiệu này. Vì vậy, để trị môi khô nứt nẻ, bạn nên uống nhiều nước và dùng dưỡng môi thường xuyên.

Sử dụng máy làm ẩm

Không khí khô ở nhà và văn phòng đều dễ làm khô môi, đặc biệt là vào mùa lạnh. Do đó, bạn có thể làm ẩm không khí trong nhà bằng nhiều cách như: mở cửa khi tắm, mua một ít loại cây trồng trong nhà và đặt các bát nước ở góc phòng hoặc sử dụng máy làm ẩm không khí để cân bằng độ ẩm hiệu quả.

Mặt nạ dưa chuột

Dưa chuột không chỉ tốt cho da mặt mà cả môi nữa đấy. Xắt một lát mỏng dưa chuột và đắp lên môi trong 5–10 phút. Bạn nên duy trì thói quen này 3 lần/tuần và nhiều hơn vào mùa lạnh để phòng ngừa và trị môi khô nứt nẻ.

Dùng dưỡng môi có chứa ceramide

Môi bạn luôn có một lớp da mỏng bảo vệ phía ngoài, tuy nhiên thực phẩm, các loại thuốc, mỹ phẩm và thời tiết đều làm tổn hại đến lớp bảo vệ này. Dùng son dưỡng có ceramide sẽ giúp cơ thể duy trì lớp bảo vệ này tự nhiên và an toàn hơn.

Tránh ăn thực phẩm có tính axit và lượng gia vị cao

Như đã đề cập phía trên, các loại thực phẩm này sẽ có tác động xấu đến lớp bảo vệ, gây ra các thương tổn trên môi. Nếu muốn phòng và trị môi khô nứt nẻ, bạn nên tránh xa các thực phẩm có tính axit cũng như lượng gia vị cao.

Bôi chống nắng cho môi

Da môi chịu rất nhiều ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời, tương tự như da mặt và cơ thể. Vì vậy, để bảo vệ môi, bạn hãy dùng các loại kem hoặc son có chống nắng với SPF ít nhất là 15.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thấu hiểu sức khoẻ cảm xúc ở thanh thiếu niên

(89)
Tôi cần biết gì về sức khỏe cảm xúc ở tuổi thanh thiếu niên? Những năm thiếu niên là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời thơ ấu vào tuổi trưởng ... [xem thêm]

Giảm biến chứng sau khi chữa trị da bằng mesotherapy

(70)
Mesotherapy là thủ thuật thẩm mỹ không phẫu thuật, phương pháp này sử dụng những kim tiêm rất nhỏ để bơm hóa chất và các chất dinh dưỡng vào lớp trung ... [xem thêm]

Bật mí cho bạn thời điểm vàng để làm “chuyện ấy”

(80)
Khi bắt đầu một mối quan hệ mới, nhiều người đắn đo không biết khi nào nên làm chuyện ấy. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm và tính ... [xem thêm]

11 công dụng của hàu đối với sức khỏe trẻ em

(91)
Công dụng của hàu mang lại cho sức khỏe trẻ em là điều không thể chối cãi. Nếu bạn muốn bổ sung dưỡng chất như kẽm, vitamin và giúp bé chắc xương, hàu ... [xem thêm]

Chứng ngủ lịm

(66)
Tìm hiểu chungChứng ngủ lịm là gì?Chứng ngủ lịm có thể khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải. Tình trạng uể oải có thể liên quan đến tâm thần ... [xem thêm]

Rau dệu: Giúp mọc tóc, ngủ ngon và chữa ung thư

(78)
Rau dệu có tên khoa học là Alternanthera sessilis. Đây là loài cây thân thảo, có hoa, bò trên mặt đất, thuộc họ dền, còn có tên là diếp bò, diếp không cuống, ... [xem thêm]

Các dấu hiệu và triệu chứng của thalassemia là gì?

(40)
Thiếu hụt ô-xy trong máu xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh và huyết sắc tố, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ... [xem thêm]

15 cách trị mụn trứng cá tại nhà

(81)
Nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp cải thiện mụn trứng cá, đồng thời giảm tổn thương da do mụn để lại. Nếu bạn từng bất lực với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN