Vì sao ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao ở trẻ nhỏ?

(4.18) - 62 đánh giá

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao, ngược lại trẻ thiếu ngủ sẽ chậm lớn hay còi cọc.

Ngủ đủ giấc là yếu tố vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ bởi nhiều lý do khác nhau, từ việc hồi phục năng lượng cho cơ thể hoạt động cho tới việc hoàn thiện các chức năng của não bộ. Không những vậy, giấc ngủ còn giúp hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng và phát triển của bé.

Quá trình tăng trưởng của bé

Tăng trưởng là một quá trình phức tạp có sự tham gia của một số hormone để kích thích các quá trình sinh học khác nhau diễn ra tại máu, các hệ cơ quan, cơ và xương.

Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra là yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình này. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone này bao gồm tình trạng dinh dưỡng, stress và tập luyện thể dục. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng là giấc ngủ.

Hormone tăng trưởng được giải phóng tại nhiều thời điểm trong ngày. Đối với trẻ nhỏ, thời điểm hormone tăng trưởng được giải phóng nhiều nhất là ngay sau khi bé ngủ say.

Bé cần ngủ bao nhiêu là đủ?

  • Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần ngủ từ 10 – 12,5 giờ mỗi đêm (thời gian ngủ trưa sẽ giảm dần và thậm chí không còn khi trẻ lên 5 tuổi).
  • Trẻ tiểu học cần ngủ từ 9,5 – 11,5 giờ một đêm. Tuy nhiên, ngủ nhiều hay ít phụ thuộc vào từng trẻ, có những trẻ cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn một chút so với những trẻ cùng độ tuổi.

Tác hại khi trẻ ngủ không đủ

  • Nếu không được ngủ đủ giấc có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến tăng trưởng như chậm lớn hay còi cọc. Quá trình tiết hormone tăng trưởng có thể bị gián đoạn ở những trẻ gặp phải một số vấn đề về rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Khi ngủ không đủ giấc, một số trẻ không thể tự sản xuất đủ lượng hormone tăng trưởng và việc thiếu ngủ còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nó có thể dẫn đến hội chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng, làm suy yếu chức năng của tim, phổi và hệ miễn dịch (tuy nhiên có thể điều trị bằng liệu pháp bổ sung hormone).
  • Trẻ thiếu ngủ còn xuất hiện những thay đổi về lượng hormone lưu thông trong cơ thể. Ví dụ, các hormone điều hòa cảm giác đói và thèm ăn có thể bị ảnh hưởng khiến trẻ ăn nhiều hơn và luôn muốn ăn những loại tinh bột có calorie cao.
  • Ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn của cơ thể, làm tăng hiện tượng đề kháng insulin và gây nguy cơ mắc tiểu đường týp 2.
  • Thiếu ngủ vào ban đêm cũng ảnh hưởng đến kỹ năng vận động và khả năng tập trung vào ban ngày, dẫn đến những vấn đề về hành vi và ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường.

Đảm bảo một giấc ngủ ngon vào ban đêm

Trẻ em cần ngủ nhiều hơn. Các dấu hiệu cho thấy bé không được nghỉ ngơi đầy đủ bao gồm cáu kỉnh và thờ ơ vào ban ngày, khó tập trung khi học ở trường và điểm kém, khó thức dậy vào buổi sáng. Những cách sau đây có thể giúp bé có được một giấc ngủ ngon và đủ giấc:

  • Thiết lập một thời gian biểu chặt chẽ đối với giờ đi ngủ của trẻ. Trẻ ở độ tuổi đi học phải đi ngủ từ 8 – 9 giờ tối (trẻ nhỏ hơn có thể đi ngủ sớm hơn).
  • Tập những thói quen tốt vào giờ đi ngủ để giúp cơ thể trẻ làm quen với những dấu hiệu báo trước rằng đã đến lúc cơ thể được thư giãn như tắm, ăn nhẹ, đọc một câu chuyện hoặc trò chuyện với bé trước khi chìm vào giấc ngủ sâu.
  • Đảm bảo căn phòng thật yên tĩnh và tắt hết nguồn sáng trong lúc bé ngủ.
  • Không nên lắp đặt tivi hay máy tính trong phòng của bé.
  • Tránh các hoạt động mạnh trước giờ đi ngủ.
  • Đảm bảo bé thực hiện cùng một thời khóa biểu và tập cả những thói quen đi ngủ vào những ngày cuối tuần và nghỉ lễ tương tự như ngày trong tuần. Tuy sự thay đổi thói quen đi ngủ chỉ vài lần không ảnh hưởng lâu dài đến giấc ngủ nhưng giờ đi ngủ thất thường có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ ở trẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn ở trẻ: Bệnh của những nụ hôn

(52)
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do virus Epstein Barr gây ra. Để bảo vệ trẻ, tốt ... [xem thêm]

10 thói quen có hại cho da khiến bạn già đi 10 tuổi!

(44)
Có những thói quen hàng ngày mà bạn tưởng bình thường, tuy nhiên lại là thói quen có hại cho da, thậm chí khiến da bạn già đi tận 10 tuổi!Chìa khóa để luôn ... [xem thêm]

Niềng răng móm để gương mặt bạn thêm hài hòa

(80)
Sau khi niềng răng móm, bạn không chỉ có gương mặt ưa nhìn hơn mà sức khỏe răng miệng cũng được cải thiện. Vậy quy trình niềng răng móm giá bao nhiêu và ... [xem thêm]

Bạn có biết chó con cũng gây nhiễm trùng đường ruột?

(48)
Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp mọi người thêm nhiều niềm vui hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua một vài lưu ý trước khi mang ... [xem thêm]

11 thực phẩm giúp no lâu dành cho những người muốn giảm cân

(76)
Khi bắt đầu bước vào công cuộc giảm cân, cảm giác thèm ăn chính là một trong những kẻ thù mà các chị em phải chiến đấu mỗi ngày. Vậy phải làm thế ... [xem thêm]

Bạn cần lưu ý gì khi dùng lô hội cho tóc?

(51)
Lô hội (nha đam) có rất nhiều công dụng trong làm đẹp, trong đó có tác dụng chăm sóc tóc. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý gì khi dùng lô hội cho tóc?Lô hội ... [xem thêm]

15 dấu hiệu ung thư thường gặp nam giới không nên bỏ qua

(77)
Nam giới thường hiếm khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, dù có lối sống lành mạnh cũng không đảm bảo phòng ngừa các căn bệnh ung thư ở nam giới một cách ... [xem thêm]

15 bước cải thiện sức khỏe phụ nữ

(34)
Như bạn đã biết, phụ nữ và đàn ông về mặt sinh học rất khác nhau. Phụ nữ thường được gọi là “phái đẹp”, “phái yếu” vì thường có khung xương ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN