Vì sao bạn không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm?

(4.44) - 37 đánh giá

Trong thai kỳ, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm thành công. May mắn là có các biện pháp giúp ngăn chặn trường hợp này xảy ra.

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời. Một số phụ nữ có thai tự nhiên mà không có bất kỳ biến chứng nào, trong khi những người khác đôi khi lại không may mắn như vậy. Do đó, họ sẽ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản chẳng hạn như: thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh ống nghiệm. Thực tế là việc thụ tinh ống nghiệm có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với việc mang thai tự nhiên.

Những nguyên nhân không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây sẩy thai khi mẹ bầu thực hiện biện pháp thu tinh trong ống nghiệm:

1. Tình trạng bệnh lý tiềm ẩn

Phụ nữ lựa chọn hình thức thụ tinh trong ống nghiệm đôi lúc sẽ có một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khiến họ dễ bị sẩy thai hơn so với trường hợp mang thai tự nhiên.

2. Vấn đề tuổi tác

Người ta quan sát thấy rằng những phụ nữ cần đến sự hỗ trợ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có xu hướng nhiều tuổi hơn so với những phụ nữ thụ thai tự nhiên. Thêm vào đó, độ tuổi càng lớn, việc không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm càng dễ xảy ra.

Mẹ bầu từ 35 – 45 tuổi có 20 – 35% nguy cơ sẩy thai và điều này tăng lên đến tỷ lệ 50% ở những phụ nữ đã qua tuổi 45.

3. Kích thích buồng trứng

Theo một nghiên cứu, những phụ nữ trải qua thủ thuật kích thích buồng trứng trong lúc thực hiện những biện pháp hỗ trợ khác cũng sẽ dễ khiến bạn giảm khả năng giữ thai sau thụ tinh.

4. Lối sống chưa phù hợp

Những thói quen không lành mạnh như sử dụng thức uống có cồn và tiêu thụ quá nhiều caffeine được biết là có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm. Ngoài ra, nếu mẹ bầu quá lo lắng, gặp nhiều áp lực và luôn chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực cũng khiến việc giữ thai càng trở nên khó khăn hơn.

Mách mẹ bầu cách tăng khả năng giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

Dưới đây là một số cách có thể giúp mẹ bầu giữ thai sau khi trải qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, bao gồm:

1. Chọn lựa loại progesterone phù hợp

Mẹ bầu sẽ cần dùng đến progesterone thường xuyên để hỗ trợ cho việc mang thai của bạn. Chúng có sẵn ở dạng thuốc viên, gel, thuốc tiêm hoặc viên đặt âm đạo. Tuy nhiên, các chuyên gia đã quan sát thấy rằng nếu dùng progesterone thông qua đường âm đạo, thuốc không những được hấp thụ tốt hơn mà còn có thể ngăn ngừa buồn nôn khi mang thai, một triệu chứng thường được kích hoạt bởi các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác và do đó làm giảm nguy cơ sẩy thai.

2. Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp (TSH)

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) bất thường trong máu và sẩy thai cũng như các vấn đề khác liên quan đến thụ thai. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mọi chỉ số vẫn ổn định trước khi bạn quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Thực hiện soi cổ tử cung

Trước khi chọn thụ tinh trong ống nghiệm, bạn nên thực hiện một vài hình thức nội soi. Các bác sĩ giải thích rằng một số vấn đề về tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn. Do vậy, việc nội soi sẽ giúp tầm soát các nguy cơ, từ đó có biện pháp giúp giảm nguy cơ không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm và cải thiện cơ hội thụ thai.

4. Kiểm tra máu

Việc thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bất ổn nào không là điều rất quan trọng. Các rối loạn về máu như đông máu, loãng máu có thể cản trở khả năng máu lưu thông đến thai nhi, từ đó làm tăng nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị thích hợp sẽ giúp mẹ bầu đối phó với những chứng bệnh kể trên một cách dễ dàng.

4. Chú ý đến lối sống

Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên phụ nữ nên quan tâm đến thói quen sinh hoạt trước khi lên kế hoạch thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Vì vậy, hãy cố gắng giảm cân nếu bạn bị cho là thừa cân, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế sử dụng sản phẩm chứa nhiều caffeine, nghỉ ngơi đúng giờ và tránh dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ sẩy thai.

5. Chăm sóc cổ tử cung

Đôi khi các phương pháp điều trị sinh sản có thể gây tổn hại cho cổ tử cung và khiến bộ phận này dễ bị mở hơn trong thời kỳ đầu mang thai, dẫn đến sẩy thai. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những phương án để chăm sóc cho cổ tử cung một cách tốt nhất.

Có thai lại sau khi thụ tinh ống nghiệm thất bại

Việc sẩy thai sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có thể gây ra nhiều tổn thương. Điều này không chỉ làm suy kiệt thể chất của người phụ nữ mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc. Tuy nhiên, bạn luôn có cơ hội cho những lần tiếp theo. Do vậy, đừng tuyệt vọng quá sớm, nếu bác sĩ nhận định rằng tình hình đã ổn định, bạn có thể tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như dự tính.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bố mẹ cần biết khi bổ sung omega-3 từ cá

(16)
Omega 3 là dưỡng chất thường được nhắc đến khá nhiều trong đời sống, thế nhưng trên thực tế lại không mấy người hiểu hết về công dụng cũng như ... [xem thêm]

Mách nhỏ bạn bí kíp “vàng” đánh bay mụn

(36)
Mụn trứng cá thuộc loại bệnh da liễu rất thường gặp và có thể để lại sẹo sau khi lành lại. Sẹo khiến da trở nên xấu đi và mất vẻ mịn màng tự ... [xem thêm]

Ai giúp tôi trị bệnh tiểu đường?

(47)
Bạn có biết bệnh đái tháo đường không chỉ có một loại và cũng không phải lúc nào cũng xảy ra ở những người trung niên, cao tuổi. Đái tháo đường tuýp ... [xem thêm]

Dấu hiệu bệnh bướu cổ và bí quyết giảm kích thước khối bướu tuyến giáp an toàn

(52)
Bướu cổ là một trong những biểu hiện phổ biến của tình trạng rối loạn tuyến giáp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dấu hiệu bệnh bướu ... [xem thêm]

Các loại ho phổ biến bạn nên biết để phòng ngừa

(37)
Theo cơ chế tự bảo vệ của hệ thống hô hấp, bạn có thể ho khi bị dị ứng, cảm cúm, khó thở… Bạn có biết cách phân biệt các loại ho để phát hiện ... [xem thêm]

Lí giải nguyên nhân chất lượng sữa mẹ thấp

(58)
Các bà mẹ trong giai đoạn cho con bú đôi khi lo lắng về nguồn sữa mình và chưa biết làm gì để cải thiện chất lượng sữa cho con yêu. Bài viết dưới đây ... [xem thêm]

Khi bị vỡ nước ối, mẹ bầu nên làm gì?

(31)
Hiện tượng vỡ nước ối thường xảy ra ở cuối thai kỳ, khi các cơn co thắt bắt đầu song có không ít các mẹ bầu bị vỡ ối trước khoảng thời gian này. ... [xem thêm]

10 lợi ích sức khỏe của phô mai xanh

(44)
Phô mai xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, protein và phốt pho. Đây là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN