Dùng hỗn hợp “thần kỳ” tỏi và mật ong để vui khỏe mỗi ngày

(4.05) - 26 đánh giá

Từ ngàn xưa, tỏi và mật ong đã được các danh y sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc chữa bệnh. Đến nay, những nguyên liệu này vẫn được xem là “thần dược” bởi chúng mang lại tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Trên thực tế, những lợi ích sức khỏe của tỏi ngâm mật ong đều đã được khoa học chứng minh. Để rõ hơn, mời bạn cùng tìm hiểu tác dụng của tỏi ngâm mật ong cũng như cách sử dụng hỗn hợp trên một cách hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Vì sao tỏi và mật ong lại tốt cho sức khỏe?

Nhắc đến tỏi thì không thể không kể đến tác dụng kháng khuẩn cũng như khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tất cả nhờ vào đặc tính của allicin – một thành phần trong tỏi giữ vai trò giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của gốc tự do, từ đó ngăn ngừa tình trạng ung thư, đồng thời giúp giảm cholesterol máu hiệu quả.

Việc cắt hoặc nghiền tép tỏi tươi giúp giải phóng nhiều allicin hơn so với khi để nguyên. Đặc biệt là bạn nên sử dụng ngay sau khi sơ chế tỏi càng sớm càng tốt để nhận được tối đa lợi ích. Tuy nhiên, bạn cũng chú ý không băm hoặc nghiền nát quá mức sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của allicin.

Nói về mật ong, đây cũng là thực phẩm sở hữu nhiều loại chất chống oxy hóa tốt, đồng thời chứa nhiều enzyme và khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt, canxi, magie. Ngoài ra, nó còn có thêm flavonoid và polyphenol – những thành phần chống viêm tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì?

Kể cả khi bạn kết hợp hay sử dụng riêng lẻ từng thành phần, tỏi và mật ong đều mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì thế mà người xưa đã sử dụng hai thành phần này trong các bài thuốc khác nhau để trị bệnh.

Bằng chứng là, người Ethiopia xưa đã dùng mật ong để chữa các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng da hay tiêu chảy. Bên cạnh đó, họ cũng dùng tỏi để giải quyết tình trạng ho và cảm lạnh.

Y học cổ truyền của người Ả Rập thì lại sử dụng tỏi để điều trị các bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm khớp, đau răng, táo bón…

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Do đó, loại củ gia vị này được dùng để chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh và đưa ra các tác dụng của tỏi và mật ong như sau:

1. Kháng khuẩn

Một nghiên cứu thử nghiệm trên từng loại thực phẩm riêng biệt và phối trộn hỗn hợp đã chỉ ra rằng, mật ong ngâm tỏi có khả năng ngăn chặn hoặc tiêu diệt vi khuẩn tấn công vào cơ thể.

Sự phối hợp của tỏi và mật ong làm suy yếu và ngăn sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh, bao gồm bệnh viêm phổi (do các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus aureus và Salmonella) hoặc ngộ độc thực phẩm.

Nghiên cứu khác cũng cho thấy sự kết hợp giữa nước ép tỏi và mật ong còn có thể ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mà thuốc kháng sinh không có tác dụng.

Tuy vậy, cần có thêm nhiều hơn những bằng chứng về khả năng kháng khuẩn trên cơ thể người.

2. Kháng virus

Một vài loại mật ong cũng có các thành phần chống virus, do vậy nó có thể giúp cơ thể chống lại hoặc ngăn ngừa chứng cảm lạnh thường gặp, hay những vấn đề sức khỏe khác mà nguyên nhân bắt nguồn từ virus.

3. Công dụng của tỏi ngâm mật ong: Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Có thể nói công dụng này đến từ những thành phần chống oxy hóa có trong cả tỏi và mật ong. Tỏi có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách:

  • Giảm hấp thu cholesterol
  • Hạ huyết áp
  • Ngăn ngừa chứng đông máu (làm loãng máu)
  • Ngăn ngừa sự đông cứng của mạch máu.

Một báo cáo đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Oxford Academic cho biết, các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có thể giúp bảo vệ cơ tim khỏi bị hư tổn và tăng tính đàn hồi cho mạch máu. Nhờ đó mà bảo vệ cơ thể khỏi cục máu đông là nguyên nhân gây đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

4. Tăng cường trí nhớ tốt

Ngoài tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại bệnh tật, chất chống oxy hóa còn có vai trò bảo vệ não khỏi các tình trạng như mất trí và Alzheimer.

Dịch chiết tỏi lâu năm có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa là axit kyolic. Chất này bảo vệ não khỏi những tổn thương do bệnh tật và lão hóa, từ đó giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung cho bạn.

5. Ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày, thực quản

Tỏi ngâm mật ong được xem là một bài thuốc chữa bệnh dạ dày cực hiệu quả. Bằng chứng là một nghiên cứu tại Ấn Độ đã cho kết quả rằng độ kết dính của mật ong cao gấp 126 lần so với nước. Chính vì thế, việc sử dụng các sản phẩm từ mật ong sẽ giúp tạo lớp bảo vệ ở đường tiêu hóa làm giảm tần xuát của những cơn đau dạ dày dai dẳng.

6. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Cao huyết áp là vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến phần nhiều là do thói quen sinh hoạt bất hợp lý của nhiều người ngày nay. Đây được xem là tác nhân dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường, trong đó có cả nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não thậm chí làm ảnh hưởng đến cả tính mạng.

Theo đó, các chuyên gia thường khuyến cáo người bệnh ngoài tuân thủ phác đồ điều trị thì nên dùng hỗn hợp mật ong ngâm tỏi để giúp điều hòa huyết áp, cải thiện tuần hoàn. Lý do vì tỏi chứa alliinase, một loại enzyme giúp hình thành allicin có tác dụng giảm huyết áp.

7. Trị mụn chứng cá

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, tỏi ngâm mật ong giúp làm dịu tình trạng sưng, viêm đồng thời ngăn ngừa các thành tố hình thành nên mụn trứng cá. Không những thế, với thành phần chất chống oxy hóa dồi dào, hỗn hợp này sẽ làm mờ vết thâm, sẹo mụn, mang lại làn da sáng mịn như ý.

Những mặt hạn chế của việc sử dụng tỏi và mật ong

Bên cạnh những mặt tích cực, bạn cũng sẽ gặp một số phản ứng bất lợi khi sử dụng tỏi và mật ong. Vì thế, nếu bản thân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào ở trên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

1. Tương tác với tỏi

Bên cạnh những phản ứng dị ứng có thể xảy ra, việc sử dụng tỏi với hàm lượng lớn có thể gây loãng máu và tăng nguy cơ chảy máu, do vậy nếu sử dụng chung với các loại thuốc chống đông máu như: Aspirin, Warfarin, Clopidogrel có thể xảy ra tương tác. Các nghiên cứu lâm sàng cho biết, bạn nên sử dụng tỏi với lượng từ 150 đến 2.400 mg bột tỏi là mức an toàn nhất.

Tỏi cũng được biết có ảnh hưởng đến một loại thuốc chống virus là saquinavir sử dụng trong điều trị HIV. Chính vì thế, bạn không nên tùy tiện sử dụng nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.

2. Tương tác với mật ong

Với những người mắc bệnh tiểu đường, việc tiêu thụ mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.

Trường hợp nếu bạn dị ứng với phấn ong, việc sử dụng mật ong có thể kích hoạt các phản ứng như:

  • Sưng mặt hoặc cổ họng
  • Khò khè
  • Ho
  • Chóng mặt
  • Buồn nuôn và nôn
  • Mệt mỏi
  • Đổ mồ hôi
  • Kích ứng da

Cần đặc biệt chú ý, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong, kể cả chỉ là nếm thử. Bởi lẽ, nó có thể gây ra một tình trạng dạ dày hiếm gặp nhưng nghiêm trọng được gọi là ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Điều này được gây ra bởi các bào tử vi khuẩn có trong mật ong.

Cách sử dụng tỏi và mật ong để phát huy tác dụng tốt nhất

Những cách kết hợp dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng được những lợi ích đến từ hai nguyên liệu tốt cho sức khỏe này:

1. Salad xà lách

Bạn có thể thực hiện món ăn này bằng cách trộn dầu ô liu, giấm. Tiếp đến, băm nhỏ tỏi tươi cho vào hỗn hợp trên cùng với mật ong để cân bằng lại vị chua và bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng cho món ăn. Cho xà lách, rau củ cùng hỗn hợp trên vào trộn đều và việc còn lại bạn chỉ cần thưởng thức thành quả của mình.

2. Tỏi ngâm mật ong

Tỏi ngâm mật ong là một bài thuốc quý, được ví như “tiên dược” giúp chữa bệnh hô hấp, trị ho, kháng khuẩn. Bạn có thể dùng một thìa hỗn hợp này mỗi ngày để cải thiện sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cách làm vô cùng đơn giản như sau:

  • Bạn cần chuẩn bị khoảng 10 tép tỏi tươi, 300g mật ong nguyên chất và một bình thủy tinh có nắp.
  • Bóc vỏ tỏi, chần sơ qua nước nóng để tỏi mất bớt chất nhựa sau đó làm sạch rồi đem cắt hoặc nghiền nhỏ đều được. Kế đến, cho tỏi vào một chiếc bát lớn để trộn cùng mật ong. Lưu ý không nên dùng nước lạnh để rửa tỏi vì khi ngâm tỏi rất dễ bị hư.
  • Sau cùng, cho hỗn hợp trên vào bình thủy tinh, đậy kín nắp, để trong tối khoảng 2 – 3 tuần là có thể dùng được. Tuyệt đối tránh ngâm tỏi khi chưa ráo nước vì tỏi ẩm sẽ rất dễ bị nổi váng.

Tỏi và mật ong tuy chỉ là những nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang đến những lợi ích diệu kỳ. Với những người gặp tình trạng sức khỏe đặc biệt, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 thành phần trong kem chống nắng gây mụn cho da

(10)
Kem chống nắng được xem là “vật bất ly thân” của mọi cô gái trước khi ra đường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều rằng dùng kem chống nắng gây ... [xem thêm]

Đau răng khi mang thai: Làm sao để cảm thấy khá hơn?

(80)
Đau răng khi mang thai là vấn đề khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn bởi trong thời gian này, bạn phải hạn chế dùng thuốc giảm đau cũng như gặp phải một ... [xem thêm]

Bận làm việc nên đi tiểu ít, có nguy hiểm không?

(53)
Bạn là người bận rộn và cực kỳ ghét việc tiểu tiện làm gián đoạn công việc của bạn, khiến bạn dường như quên mất những việc mà mình sắp phải ... [xem thêm]

9 món giúp giảm cảm giác buồn nôn thông thường

(35)
Trong ba tháng đầu, mẹ bầu sẽ đối mặt với mệt mỏi, ốm nghén, chán ăn do thay đổi hormone. Để vượt qua, hãy dùng 9 thực phẩm giảm cảm giác buồn nôn ... [xem thêm]

Máy lọc không khí: Dũng sĩ diệt bụi

(42)
Tình hình ô nhiễm không khí hiện nay ở các đô thị khiến bạn lo lắng từ nhà đến khi bước ra đường? Đã đến lúc bạn nên tìm đến máy lọc không khí, ... [xem thêm]

11 “bài tập thể dục cho não” giúp bạn thông minh hơn

(37)
Não bộ cũng như cơ bắp, cần được tập luyện, để hoạt động hiệu quả. Một số câu đố vui hơi hóc búa sẽ là bài tập thể dục cho não rất tốt để ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn dầu ăn an toàn cho sức khỏe

(85)
Bạn có biết, để chọn dầu ăn an toàn cho sức khỏe, chúng ta nên quan tâm đến “điểm bốc khói” và thành phần chất béo trong nó.Dầu ăn là loại thực ... [xem thêm]

Tác dụng của bí đao với sức khỏe và cách nấu trà bí đao

(36)
Tác dụng của bí đao khá phong phú như cải thiện thị lực, tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, trà bí đao còn là thức uống giải nhiệt thanh mát ngày hè. Bí đao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN