Vai trò quan trọng của vitamin B trong việc phòng ngừa teo não

(3.98) - 70 đánh giá

Teo não là hội chứng liên quan đến việc mất các tế bào thần kinh. Bệnh thường xảy ra tự nhiên ở người lớn tuổi, kể cả với những người đang có vẻ minh mẫn nhưng thật sự não đã có hiện tượng co rút bên trong.

Chứng teo não diễn ra nghiêm trọng hơn ở những người bị suy giảm nhận thức mức độ nhẹ. Lâu dần, hội chứng này sẽ tiến triển sang giai đoạn bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ).

Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ teo não tự nhiên. Một trong số đó là nồng độ axit amin homocysteine trong máu cao. Nhiều nghiên cứu y tế đã chỉ ra rằng người có nồng độ homocysteine càng cao, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Vai trò của vitamin B trong việc làm chậm tốc độ teo não tự nhiên

Trong một thử nghiệm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu vai trò của vitamin B trong việc điều chỉnh nồng độ homocysteine. Mục đích của dự án nghiên cứu lần này là kiểm tra xem khi một người được cung cấp đầy đủ vitamin B trong 2 năm liên tục sẽ giảm nồng độ homocysteine tới mức nào. Từ đó, kết quả nghiên cứu giúp họ kết luận được người đó có giảm được tỷ lệ nguy cơ mắc phải hội chứng teo não hoặc suy giảm nhận thức hay không.

Tình nguyện viên của cuộc nghiên cứu này là những người từ 55 tuổi trở lên. Tất cả đều có sự lo ngại về sức khỏe trí não ở độ tuổi này. Sau khi trải qua một bài kiểm tra nhận thức, đa số họ đều có chẩn đoán bị suy giảm chức năng nhận thức mức độ nhẹ. Nghiên cứu này không áp dụng trên những người đã có chẩn đoán sa sút trí tuệ, ung thư hoặc người đang dùng axit folic, vitamin B6, B12.

Cứ sau 6 tháng 1 lần, các tình nguyện viên được chia làm 2 nhóm. 1 nhóm được chỉ định dùng viên uống vitamin B liều cao. Thành phần gồm 0,8mg axit folic, 0,5mg vitamin B12 và 20mg vitamin B6. Nhóm còn lại được dùng giả dược trong cùng khoảng thời gian. Sau 2 năm tham gia nghiên cứu, các tình nguyện viên được tiến hành quét MRI não bộ để tính toán tốc độ teo não tự nhiên trong mỗi năm.

Sự tính toán này cũng đồng thời phân tích thêm các yếu tố về độ tuổi, huyết áp, thể tích não ban đầu và nồng độ homocysteine của mỗi người trước khi bắt đầu cuộc nghiên cứu. Kết quả cho thấy, những người tuân thủ nghiêm túc việc sử dụng viên uống vitamin B có nồng độ homocysteine giảm đáng kể đến 22,5%. Trong khi đó, nhóm dùng thuốc giả dược có nồng độ homocysteine tăng 7,7%.

Nhìn chung, sử dụng vitamin B trong khoảng 2 năm sẽ làm giảm tỷ lệ teo não ở người. Kích thước và tế bào não của những người dùng vitamin B gần như không có sự thay đổi hoặc chỉ thay đổi rất nhỏ. Tỷ lệ co rút não chỉ dừng ở mức 0,76%. Nhóm dùng thuốc giả dược thì ngược lại. Tỷ lệ co rút não lên đến 1,08%. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận vitamin B hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ trên nhóm tình nguyện viên đã được chỉ định.

Có thể nói rằng nghiên cứu đã chỉ ra phương pháp điều trị và ngăn ngừa chứng teo não rất đơn giản và an toàn. Nó đánh giá được vai trò quan trọng của vitamin B trong việc kìm hãm tốc độ teo não tự nhiên ở người già, người bị suy giảm nhận thức nhẹ và cả bệnh nhân Alzheimer.

Mặc dù vậy, nghiên cứu chỉ có thể kết luận được vitamin có tác dụng làm chậm tốc độ teo não tự nhiên do tuổi tác chứ không chỉ ra nó có hiệu quả ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Hơn nữa, nghiên cứu cũng không khẳng định vitamin B có tác dụng trong việc điều trị teo não do các yếu tố như tai nạn, chấn thương hoặc bệnh tật hay không.

Làm thế nào để bổ sung vitamin B đúng cách?

Trong số các vitamin nhóm B thì vitamin B12 có vai trò đặc biệt nhất đến sức khỏe não bộ. Tuy nhiên, quá thừa hàm lượng các loại vitamin này cũng gây ra những tác động tiêu cực.

Trước khi dùng vitamin B12, bạn cần biết mình có bị dị ứng coban hoặc mắc bệnh Leber hay không. Vitamin B12 có thể gây nhiều tác động xấu đến dây thần kinh thị giác, thậm chí dẫn đến mù lòa với những bệnh nhân Leber.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên thận trọng khi dùng vitamin B12. Những người này cần được bác sĩ chỉ định để biết chính xác mình có nên sử dụng hay không và dùng với liều lượng như thế nào cho an toàn.

Hàm lượng vitamin B12 thích hợp mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của đối tượng sử dụng, cụ thể:

♥ Trẻ sơ sinh (0-6 tháng tuổi): 0,4 microgram

♥ Trẻ nhỏ (6,5-12 tháng tuổi): 0,5 microgram

♥ Em bé (1-3 tuổi): 0,9 microgram

♥ Trẻ em (4-8 tuổi): 1,2 microgram

♥ Trẻ em (9-13 tuổi): 1,8 microgram

♥ Người trưởng thành (trên 14 tuổi): 2,4 microgram

♥ Phụ nữ mang thai: 2,6 microgram

♥ Phụ nữ đang cho con bú: 2,8 microgram

♥ Người lớn từ 50 tuổi trở lên nên được bổ sung vitamin B12 mỗi ngày hoặc sử dụng các loại thực phẩm giàu hàm lượng vitamin B12 để kìm hãm tốc độ teo não tự nhiên. Liều dùng được khuyến nghị là từ 25-100 microgram/ngày.

Tác dụng phụ của vitamin B12

Nếu bạn không thuộc một trong những đối tượng chống chỉ định với vitamin B12, bạn có thể yên tâm bổ sung dưỡng chất này vào cơ thể với liều lượng thích hợp để ngăn ngừa nguy cơ teo não tự nhiên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, vitamin B12 có thể mang đến những tác dụng phụ như: khó thở, tăng cân nhanh, nhức đầu, chóng mặt, táo bón… Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn phải đến bệnh viện ngay để kiểm tra.

Các loại thực phẩm giàu vitamin B12

Cơ thể chúng ta cần trải qua 2 bước để hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm.

Đầu tiên là dùng axit hydrochloric trong bao tử để phân tách vitamin B12 từ các loại thức ăn.

Sau đó, lượng vitamin B12 được phân tách sẽ kết hợp với một loại protein do bao tử tạo ra để cơ thể hấp thụ.

Cơ chế hấp thụ của mỗi người không giống nhau. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, cơ thể chỉ có thể hấp thụ được khoảng 50% hàm lượng vitamin B12 từ các loại thực phẩm.

Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày để tạo điều kiện cho cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin B12, hỗ trợ sức khỏe não bộ: thịt bò, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, gan bò, gan heo…

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những loại thực phẩm tưởng lợi hóa ra lại có hại (P3)

(15)
Con thông minh và học giỏi là mơ ước, mong muốn của hầu hết các bậc cha mẹ, nhưng đừng quên việc bổ sung những thực phẩm giúp bé thông minh là một trong ... [xem thêm]

Cho con uống sữa bò thế nào mới tốt?

(70)
Rất nhiều phụ huynh lo lắng và thắc mắc phải cho con uống sữa gì? Khi nào nên cho con uống sữa bò và uống bao nhiêu là đủ?Bài viết sau đây sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Hiếp dâm

(91)
Hiếp dâm là gì? Hiếp dâm là tất cả những hành vi cưỡng ép tình dục mà bạn không đồng ý, từ sờ mó đến giao hợp. Hiếp dâm là một tội ác. Nó là ... [xem thêm]

Bệnh sởi và ung thư: bộ đôi nguy hiểm

(59)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

Các loại bệnh Alzheimer – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

(100)
Bệnh Alzheimer (viết tắt là AD) là một bệnh tâm thần liên quan đến chứng mất trí (hay còn gọi là mất trí nhớ) và gây nên những bất thường về hành vi. ... [xem thêm]

Tụt huyết áp ăn gì cho lên? 7 loại thực phẩm phục hồi huyết áp nhanh chóng

(50)
Tụt huyết áp ăn gì cho lên? Những món ăn cho người tụt huyết áp khá phổ biến, thậm chí luôn có sẵn trong căn bếp nhà bạn.Tụt huyết áp là một trong ... [xem thêm]

Sinh thiết: Xét nghiệm giúp bạn chẩn đoán ung thư

(34)
Sinh thiết là thủ thuật có độ chính xác cao nhằm xét nghiệm nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương. Xét nghiệm này đặc biệt phổ biến trong chẩn ... [xem thêm]

Những lưu ý để tập yoga khi mang thai an toàn

(55)
Cũng như bất kỳ bài tập nào, bạn cần phải có một số biện pháp phòng ngừa để tập yoga khi mang thai an toàn.Tập yoga khi mang thai mang lại hiệu hiệu quả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN