Khám phá mới về canxi và bệnh loãng xương

(4.43) - 75 đánh giá

Định nghĩa

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Những ai thường mắc phải bệnh loãng xương?

Loãng xương ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và châu Á – đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi đã bị mãn kinh – có nguy cơ bị loãng xương cao nhất. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng từ sớm, nhưng theo thời gian, có thể nhận thấy lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống và dần dần sụt cân. Trong vài trường hợp khác, triệu chứng loãng xương đầu tiên là gãy xương (xương sườn, cổ tay hoặc hông). Xương sống có thể bị gãy (trở nên dẹp hơn hoặc bị nén) và gãy xương hông có thể gây khuyết tật nặng.

Một số dấu hiệu loãng xương khác có thể không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về bệnh loãng xương nếu mãn kinh sớm, uống corticosteroid trong nhiều tháng, hoặc có người thân ruột thịt đã bị gãy xương hông. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương là gì?

Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng 20 tuổi.

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn nó được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Do đó, khả năng bị loãng xương của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất nhiều tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít khả năng bị loãng xương khi về già.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương là gì?

Bạn có thể mắc bệnh nếu thiếu cân, ít vận động hoặc không hoạt động, uống rượu, hút thuốc lá, rối loạn ăn uống, uống một số loại thuốc, mắc một số bệnh mãn tính và nằm trên giường trong thời gian dài hoặc không thể đi lại được.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố bạn có thể thay đổi được, số khác thì không thể.

Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:

  • Tuổi tác: Khi trên 50 tuổi thì bạn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Lúc bạn 30 tuổi thì mật độ xương đã đạt đến mốc đỉnh điểm. Kể từ đây, quá trình sản xuất những phần xương mới sẽ chậm lại trong khi những phần xương cũ lại không ngừng thoái hóa. Ở một thời điểm nhất định thì tốc độ thoái hóa xương sẽ bắt kịp và vượt qua tốc độ tạo ra xương mới.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. Theo ước tính của Hiệp hội loãng xương quốc tế thì có khoảng 200 triệu người bị bệnh này trên toàn thế giới. Phụ nữ trong độ tuổi 20 đã bắt đầu bị thiếu hụt khối lượng xương. Từ tuổi 20 đến tuổi 80 thì họ đã mất khoảng 1/3 lượng mật độ xương trong khi con số này ở người đàn ông chỉ là ¼. Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh sẽ bị thiếu hụt cung cấp canxi và caffeine có thể dẫn đến thiếu hụt canxi.
  • Tập thể dục thường xuyên: Việc không tập thể dục thường xuyên hay quá thụ động sẽ làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Hút thuốc và uống rượu bia: Việc hút thuốc và uống rượu bia có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Trong một cuộc khảo sát gần đây, khi so sánh với những người không hút thuốc thì những người đang hút thuốc ở thời điểm hiện tại có tần suất bị đau nhức cơ thể cao hơn 50%. Với những người sử dụng rượu bia thì họ có thể bị chuột rút và ốm tới mức chỉ còn da bọc xương.
  • Cân nặng: Bạn càng thừa cân thì áp lực lên xương và các khớp sẽ càng lớn. Béo phì có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khớp như đau cơ xơ hóa;
  • Công việc văn phòng: Khi bạn dành quá nhiều thời gian để ngồi thì nguy cơ bị loãng xương sẽ gia tăng. Việc ngồi một chỗ không chỉ khiến bạn thụ động hơn mà còn làm xấu dáng và gây ra các vấn đề về lưng. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tập các bài tập giúp hỗ trợ cân bằng và tăng cường sự cứng cáp của xương;
  • Sử dụng steroid: Việc sử dụng các loại corticosteroid trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương. Bạn có thể trò chuyện với bác sĩ để tìm những phương pháp chữa trị thay thế phù hợp với tình trạng của bạn.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh loãng xương?

Kiểm tra mật độ khoáng của xương là cách tốt nhất để biết sức khỏe của xương. Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ nằm trên một bảng độn và một máy quét sẽ quét qua cơ thể để đo mật độ chất khoáng trong xương. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chỉ kiểm tra một vài xương – thường ở hông, cổ tay và xương sống.

Những phương pháp dùng điều trị loãng xương là gì?

Thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương. Những thay đổi cần phải làm là thường xuyên thực hiện các bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu nặng và các bài tập tăng cường cơ bắp. Ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, và hấp thụ đủ canxi (ít nhất là 1.200 mg/ngày) và vitamin D (ít nhất là 800 IU/ngày) trong chế độ ăn uống. Thuốc bổ sung canxi có thể giúp tăng lượng canxi và vitamin D được dùng để giúp cơ thể hấp thụ canxi.

Thực tế, các phương pháp điều trị loãng xương tập trung vào việc làm chậm hoặc ngừng quá trình tiêu biến xương. Ngoài ra, bạn hãy ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.

Bạn có thể điều trị bệnh loãng xương thông qua một chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giúp làm chậm hoặc ngưng quá trình mất xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Các cách giúp kiểm soát bệnh loãng xương là gì?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Sử dụng đai nịt bụng sau sinh thế nào để nhanh lấy lại vóc dáng?

(95)
Nhiều chị em tin rằng sử dụng đai nịt bụng sau sinh sẽ giúp bó sát bụng, hông, tạo dáng vẻ cân đối và gọn gàng hơn. Tuy nhiên, bạn phải biết cách dùng ... [xem thêm]

7 phương pháp làm đẹp tự nhiên với củ dền

(10)
Củ dền là nguyên liệu mà bạn không nên bỏ qua khi làm đẹp. Dưới dây là 7 cách làm đẹp với củ dền, hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn một nét đẹp hồng ... [xem thêm]

Là phụ nữ, bạn không nên bỏ qua 5 món này!

(31)
Cơ thể của phụ nữ luôn cần nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác nhau phụ thuộc vào mỗi cơ quan riêng biệt. Bạn đã biết về điều này? Việc sở ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu rõ về vôi hóa sụn khớp và gân cơ?

(47)
Vôi hóa sụn khớp là tình trạng lắng đọng canxi trong sụn mô. Việc hiểu rõ về quá trình lắng đọng canxi, sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.Canxi ... [xem thêm]

Công dụng nhụy hoa nghệ tây và những tác dụng phụ với mẹ bầu

(41)
Nghệ tây được cho là một loại thần dược thiên nhiên kỳ diệu cho bà bầu, bởi khả năng thúc đẩy cảm xúc tích cực, cũng như có những tác dụng tốt trong ... [xem thêm]

Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh: Nguyên nhân do đâu?

(19)
Bạn có dấu hiệu có kinh như chướng bụng, mệt mỏi, đau bụng… nhưng lại không có kinh? Đừng bỏ qua vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của các vấn ... [xem thêm]

4 cách để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

(63)
Bạn đã sẵn sàng từ bỏ thói quen hút thuốc của mình? Điều này chẳng mấy dễ dàng đặc biệt với những người đã trải qua quá trình hút thuốc lâu năm. ... [xem thêm]

12 kỹ năng sinh tồn khi bạn đi lạc ở nơi hẻo lánh

(31)
Bạn sẽ ra sao khi chẳng may đi lạc vào rừng sâu hay ở những nơi hoang dã, hẻo lánh mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào của điện thoại thông minh? Đừng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN