Ù tai là triệu chứng của bệnh gì?

(3.67) - 77 đánh giá

Đừng chủ quan với chứng ù tai chỉ vì nó không gây đau đớn hay cản trở sinh hoạt của bạn! Đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó. Hãy đọc để xem ù tai là triệu chứng của bệnh gì.

Thỉnh thoảng sau khi đi bơi về, bạn lại thấy ù tai nhẹ vì bị nước vô tai. Hoặc những lúc vệ sinh tai không kỹ, ráy tai nhiều, chứng ù tai cũng tìm đến bạn. Tuy làm bạn khó chịu nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng qua đi nếu được khắc phục kịp thời. Vậy nếu bỗng nhiên bạn bị ù tai mà không phải do các nguyên nhân trên thì sao? Đích thị là bạn đang mắc một căn bệnh nào đó mà ù tai là một dấu hiệu cảnh báo.

Đây là 7 chứng bệnh mà bạn có thể đang gặp phải nếu bạn bị ù tai kéo dài và không phải do các nguyên nhân khách quan:

1. Xơ vữa động mạch

Ù tai có thể là dấu hiệu cho thấy các động mạch của bạn đang bị tắc nghẽn bởi mảng bám, dẫn tới nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Khi các động mạch bị thu hẹp, máu phải đi qua chúng bằng nhiều lực hơn. Vì thế, bạn sẽ nghe thấy tiếng tim mình đập trong tai.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Khi bạn nghe tiếng tim đập trong tai vào hầu hết thời gian trong ngày. Còn nếu hiện tượng này chỉ xảy ra khi bạn tức giận hoặc sợ hãi thì không có gì nghiêm trọng.

Huyết áp cao

Huyết áp là thước đo mức độ trái tim của bạn phải làm việc để lưu thông máu. Huyết áp càng cao, tim càng phải hoạt động nhiều. Xơ vữa động mạch là một trong các nguyên nhân gây ra huyết áp cao, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác nghiêm trọng không kém. Chứng bệnh này cần phải được điều trị trước khi nó giết chết bạn.

Bạn thắc mắc ù tai thì liên quan gì đến huyết áp cao? Có đấy! Nếu một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch bị xoắn hay thu hẹp lại, lưu lượng máu qua đó sẽ bị gián đoạn, gây nên chứng ù tai.

3. Khối u

Nếu bạn có một khối u chèn vào mạch máu ở đầu hoặc cổ, bạn rất dễ bị ù tai. Những khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính (dù hiếm khi).

Ngoài ra, không thể coi thường u dây thần kinh thính giác – những khối u phát triển chậm, lành tính trên dây thần kinh hộp sọ. Lúc này, chứng ù tai chỉ xuất hiện ở một bên tai, gây ảnh hưởng đến thính giác.

4. Bệnh Meniere

Meniere là một bệnh mãn tính khá phổ biến, ảnh hưởng đến tai trong. Bệnh này ảnh hưởng đến một bên hoặc cả hai tai, khiến người mắc bệnh bị ù tai kéo dài. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị mất thính giác vĩnh viễn.

Nếu bạn bị mất thính lực kèm theo ù tai, hãy chú ý! Đó chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh Meniere.

5. Chấn thương đầu và cổ

Tổn thương thần kinh như đa xơ cứng, chấn thương đầu và chấn thương cổ có thể gây ù tai. May mắn là tình trạng này chỉ là tạm thời. Song vì nó có liên quan đến hiện tượng xoắn mạch máu nên bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để được chữa khỏi hoàn toàn.

6. Dị tật động tĩnh mạch não (AVM)

Dị tật động tĩnh mạch não (AVM) là một đám rối các mạch máu bất thường kết nối các động mạch và tĩnh mạch trong máu. Các động mạch có trách nhiệm vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến não. Tĩnh mạch mang máu thiếu oxy trở lại phổi và tim. Khi động tĩnh mạch não bị dị tật sẽ phá vỡ quá trình quan trọng này.

Khi bị dị tật động tĩnh mạch não, cùng với chứng ù tai, bạn có thể bị giảm thính lực ở một bên tai và tê mặt. Căn bệnh này sẽ được điều trị khỏi nếu bạn phát hiện và đến bệnh viện sớm.

7. Hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ)

Hội chứng rối loạn thái dương hàm là tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không còn hoạt động đúng. Đây là một trong những khớp phức tạp nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm vận động đưa hàm dưới ra trước, lui sau và sang hai bên. Bết cứ trục trặc nào làm cho hệ thống phức tạp này (gồm có cơ, dây chằng, đĩa khớp và xương) không hoạt động đều gọi là rối loạn thái dương hàm.

Triệu chứng của căn bệnh này, ngoài ù tai, còn có đau tai, đau khi cử động cơ hàm, tiếng lục cục khi bạn há hoặc ngậm miệng… Bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn chữa trị hội chứng này.

Kết luận: Đừng chỉ nghĩ ù tai là dấu hiệu cho thấy bạn đang già đi, vệ sinh tai chưa sạch sẽ hay nghe nhạc âm lượng lớn quá nhiều. Nó có thể là dấu hiệu quan trọng của một căn bệnh nào đó. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy sự bất thường bên trong đôi tai mình, đừng chần chừ đi khám ngay.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lợi ích đến từ phác đồ điều trị viêm gan B

(80)
Mục đích của phác đồ điều trị viêm gan B là cung cấp thông tin ngắn gọn và đầy đủ nhất về các bước chẩn đoán cũng như điều trị căn bệnh này cho ... [xem thêm]

Phá thai bao lâu thì quan hệ lại được?

(47)
Nhiều trường hợp vội vàng quan hệ sau khi phá thai khiến đường sinh dục của phụ nữ bị nhiễm trùng, gây tác động nghiêm trọng tới chức năng sinh sản. ... [xem thêm]

Những lưu ý nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị mang thai lần 2

(15)
Việc chuẩn bị mang thai lần 2 một cách kỹ càng không chỉ giúp người mẹ có được sức khỏe tốt nhất mà bé yêu cũng có cơ hội phát triển một cách toàn ... [xem thêm]

6 lợi ích của rượu bia khi – uống – đúng – liều – lượng

(33)
Như chúng ta đã biết, uống quá nhiều rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống ở mức độ hợp lý có thể đem lại những lợi ích không ngờ. ... [xem thêm]

6 loại giày dép bạn mang có thể gây hại sức khỏe

(64)
Không chỉ giày cao gót mà một số loại giày dép bạn mang như giày đế bệt, giày thể thao hay dép xỏ ngón cũng gây ra một số vấn đề nghiêm trọng cho sức ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì trước và sau khi tập gym?

(63)
Nếu không chú ý ăn gì trước và sau khi tập gym, bạn có thể khó lòng đạt được hiệu quả như mong muốn vì bỏ qua chế độ dinh dưỡng đấy!Nhiều người ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh hở van tim 1/4 nên điều trị thế nào?

(27)
Hở van tim 1/4 là mức độ hở van nhẹ nhất, song có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo. Nếu bạn bị hở van động mạch chủ hoặc ... [xem thêm]

Nhận biết sớm các dấu hiệu sốt rét

(62)
Sốt rét do ký sinh trùng gây ra. Bệnh được xem là sát thủ thầm lặng đối với người dân sinh sống tại các nước đang phát triển ở khu vực nhiệt đới và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN