Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet, con số bệnh nhân sống sót khi bị ung thư đang ngày càng tăng ngay cả đối với một số loại ung thư gây tử vong cao như gan và phổi.
Có cách nào để biến ung thư trở nên lành tính, thậm chí bệnh nhân có thể sống cùng nhưng không gây hại đến tính mạng nếu được kiểm soát chặt chẽ? Câu trả lời là có. Với sự tiến bộ của y học hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào điều này khi tỷ lệ sống sót khi bị ung thư của bệnh nhân đang có chiều hướng tăng dần ở những nước phát triển.
Những con số tích cực
Ở Anh, tỷ lệ sống sót có chuyển biến tích cực và khả năng sống đến 5 năm sau khi bị chẩn đoán ung thư tăng đáng kể bao gồm các bệnh như:
- Ung thư vú (80% tăng lên 86%)
- Ung thư tuyến tiền liệt (82% tăng lên 89%)
- Ung thư trực tràng (55% tăng lên 63%)
- Ung thư đại tràng (52% tăng lên 60%).
Điều này cho thấy việc kiểm soát bệnh ung thư ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư ở người lớn bao gồm bệnh ác tính tủy sống (bệnh bạch cầu myeloid cấp tính) và ung thư não vẫn dưới 5 năm.
Tiến sĩ Claudia Allemani, trường Vệ sinh dịch tễ và y học nhiệt đới London, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Việc theo dõi liên tục xu hướng về sự sống sót khi bị ung thư của một người rất quan trọng. Điều này giúp đánh giá hiệu quả của các hệ thống y tế thế giới và lập kế hoạch chiến lược tốt hơn để kiểm soát ung thư. Tuy nhiên, do không có đầy đủ dữ liệu hoặc thông tin không đáng tin cậy nên các chính phủ không hiểu được bản chất thực sự và tầm quan trọng của sức khỏe cộng đồng, gánh nặng ung thư đang phát triển gây ra.
Tỷ lệ sống sót sau ung thư có sự chênh lệch giữa các nước
Sau khi tính đến sự khác biệt về tuổi tác của bệnh nhân ung thư và nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác không phải ung thư, tỷ lệ sống sót khi bị ung thư đều cao trong 15 năm qua ở một số nước như Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Phần Lan, Na Uy, Iceland và Thụy Điển.
Thế nhưng, đối với các quốc gia kém phát triển, con số này vẫn còn thua kém.
Ví dụ: Những phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú ở Hoa Kỳ và Úc từ năm 2010 – 2014, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đạt 90%, còn ở Ấn Độ tỷ lệ này chỉ 66%. Tỷ lệ khi mắc u não ở trẻ em được cải thiện ở nhiều quốc gia, nhưng tỷ lệ sống 5 năm lại cao vượt trội ở Đan Mạch và Thụy Điển (khoảng 80%) so với Mexico và Brazil (dưới 40%).
Ngoài ra, trong khi ung thư phổi và ung thư gan vẫn có tỷ lệ tử vong cao ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, hai thập kỷ qua đã thấy một số tiến bộ quan trọng với tỷ lệ sống sót đến 5 năm ở một số quốc gia. Tỷ lệ sống sót 5 năm đối với ung thư gan tăng hơn 10%, ví dụ như:
- Hàn Quốc (11% tăng lên 27%)
- Thụy Điển (5% tăng lên 17%)
- Bồ Đào Nha (8% tăng lên 19%)
- Na Uy (6% tăng lên 19%).
Nghiên cứu cũng tìm thấy sự thay đổi đáng kể trên toàn thế giới ở trẻ em được chẩn đoán mắc ung thư thời thơ ấu, phổ biến nhất là bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính. Tỷ lệ sống sót khi bị ung thư này là hơn 90% ở Hoa Kỳ, Canada và 9 quốc gia châu Âu, nhưng lại dưới 60% ở Trung Quốc, Mexico và Ecuador.
Tuy nhiên, bất chấp những cải thiện về nhận thức, dịch vụ và phương pháp điều trị, ung thư vẫn giết chết hơn 100.000 trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của ung thư và mọi người nên nhận thức rõ điều này để có những biện pháp phòng tránh bệnh cũng như phòng những rủi ro về tài chính khi bị ung thư có thể xảy ra.