Thiếu máu hồng cầu nhỏ: Hậu quả lại không hề nhỏ!

(4.07) - 69 đánh giá

Tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ ban đầu chưa gây ra nhiều triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan, thậm chí hậu quả nặng nề có thể gây tử vong.

Để biết thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không, dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nhé!

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là tình trạng các mô và cơ quan của cơ thể không nhận đủ oxy. Điều này có thể xảy ra do cơ thể không có đủ hồng cầu, hoặc do các tế bào hồng cầu không chứa đủ huyết sắc tố (hemoglobin) – một loại protein vận chuyển oxy trong máu. Tình trạng thiếu huyết sắc tố sẽ khiến tế bào hồng cầu có kích thước nhỏ đi và mang ít oxy hơn.

Triệu chứng thiếu máu này ban đầu thường chưa rõ rệt và khó nhận biết. Các triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn tiến triển khi tình trạng thiếu tế bào hồng cầu bắt đầu ảnh hưởng đến các mô cơ thể.

Các dấu hiệu thiếu máu phổ biến bao gồm:

  • Khó thở
  • Dễ cáu gắt
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi, yếu đuối, mất sức
  • Màu nhạt trong mí mắt hoặc dưới móng tay

Nếu triệu chứng thiếu máu không tự biến mất trong vòng hai tuần, bạn hãy hẹn gặp bác sĩ. Bạn nên đến càng sớm càng tốt nếu có triệu chứng chóng mặt hoặc khó thở nghiêm trọng.

Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ

Theo Heathline, bệnh thiếu máu này có thể được phân loại dựa trên số lượng huyết sắc tố trong hồng cầu bao gồm hồng cầu nhỏ nhược sắc, đẳng sắc hoặc ưu sắc:

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc (Hypochromic microcytic anemia) là các tế bào hồng cầu có ít huyết sắc tố hơn bình thường và bị nhạt màu. Khi đó, cơ thể bạn có lượng hồng cầu thấp, hình dạng nhỏ và nhạt hơn bình thường. Các dạng thiếu máu nhược sắc bao gồm:

Thiếu máu thiếu sắt

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thiếu máu này là do thiếu chất sắt trong cơ thể. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể do các nguyên nhân sau:

  • Phụ nữ trong thai kỳ
  • Chế độ ăn uống không đáp ứng đủ chất sắt cho cơ thể
  • Cơ thể không thể hấp thụ sắt do các điều kiện như bệnh celiac hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Mất máu mãn tính do chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc nặng ở phụ nữ, do xuất huyết đường tiêu hóa trên hoặc bệnh viêm ruột

Bệnh thalassemia

Bệnh thalassemia là một loại bệnh thiếu máu xuất hiện do đột biến gen di truyền, gây ảnh hưởng cho việc sản xuất huyết sắc tố bình thường.

Thiếu máu nguyên hồng cầu

Thiếu máu nguyên hồng cầu (sideroblastic anemia) có thể được di truyền do đột biến gen (bẩm sinh). Tình trạng này gây cản trở khả năng tích hợp sắt của cơ thể vào một trong những thành phần cần thiết để tạo ra huyết sắc tố. Điều này dẫn đến sự tích tụ chất sắt trong các tế bào hồng cầu.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc

Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc (normochromic microcytic anemia) là tình trạng thiếu máu nhưng các tế bào hồng cầu có một lượng huyết sắc tố bình thường, màu đỏ không quá nhạt hoặc có màu đậm.

Tình trạng thiếu máu đẳng sắc thường thấy ở người bệnh do viêm và bệnh mãn tính bao gồm:

  • Ung thư
  • Bệnh thận
  • Bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh lao, HIV/AIDS hoặc viêm nội tâm mạc
  • Các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, hoặc bệnh tiểu đường

Các bệnh viêm và mãn tính ngăn chặn các tế bào hồng cầu hoạt động đúng chức năng bình thường. Điều này có thể dẫn đến giảm hấp thu hoặc sử dụng chất sắt trong cơ thể.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ ưu sắc

Tình trạng này hay còn gọi là hyperchromic microcytic anemia, là tình trạng thiếu máu với các tế bào hồng cầu có nhiều huyết sắc tố hơn bình thường. Nồng độ huyết sắc tố cao khiến các tế bào hồng cầu có màu đỏ đậm hơn.

Các nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ liên quan đến lối sống bao gồm nhiễm độc chì, thừa kẽm, sử dụng rượu quá mức và sử dụng ma túy.

Chẩn đoán thiếu máu hồng cầu nhỏ

Bệnh thiếu máu này thường được chẩn đoán sau khi bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu, còn được gọi là xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC). Khi phát hiện bạn bị thiếu máu, bác sĩ sẽ yêu cầu một xét nghiệm khác được gọi là phết máu ngoại biên dưới kính hiển vi (peripheral blood smear).

Xét nghiệm phết máu ngoại biên có thể giúp phát hiện sớm những thay đổi đối với các tế bào hồng cầu bao gồm hồng cầu nhược sắc, đẳng sắc hoặc ưu sắc…

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên các chỉ số đo được sau khi thực hiện xét nghiệm máu bao gồm thể tích trung bình của hồng cầu trong máu (MCV), lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCH) và nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC):

  • MCV < 60fl
  • MCH < 27pg
  • MCHC < 280g/l

Sau khi chẩn đoán thiếu máu hồng cầu nhỏ, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng khác của bạn nếu họ nghi ngờ rằng tình trạng mất máu mãn tính là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu này. Đồng thời, bác sĩ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh bao gồm:

  • Siêu âm bụng
  • CT scan bụng
  • Nội soi thực quản, dạ dày và ruột non hoặc nội soi đường tiêu hóa trên (EGD)

Đối với phụ nữ bị đau vùng chậu và chu kỳ kinh nặng kéo dài, bác sĩ phụ khoa có thể chẩn đoán u xơ tử cung hoặc các tình trạng khác là nguyên nhân gây ra xuất huyết nặng.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

Ban đầu người bị thiếu máu nhẹ có thể cảm thấy bình thường, chưa ảnh hưởng nhiều. Thế nhưng nếu không điều trị, tình trạng này có thể gây ra thiệt hại cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể theo thời gian.

Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng thiếu máu này không được điều trị có thể trở nên nguy hiểm do thiếu oxy mô. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng bao gồm:

  • Sốc
  • Vấn đề về phổi
  • Huyết áp thấp
  • Vấn đề động mạch vành
  • Tử vong

Những biến chứng thiếu máu trên thường phổ biến ở người lớn tuổi đã mắc các bệnh về phổi hoặc tim mạch.

Cách điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của thiếu máu. Sau khi bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, họ có thể đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho tùy tình trạng bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Truyền máu trong trường hợp mất máu nặng
  • Bổ sung hormone để điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng
  • Dùng thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu
  • Phẫu thuật để điều trị loét dạ dày gây xuất huyết hoặc khối u trong ruột
  • Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mãn tính gây thiếu máu
  • Thực hiện liệu pháp Chelation giảm mức độ chì trong cơ thể, đặc biệt là thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em, vì thiếu máu khiến trẻ dễ bị ngộ độc chì.

Người bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn những thực phẩm nhiều chất sắt, vitamin B12, vitamin C và axit folic để phòng ngừa bệnh. Trong đó, chất sắt sẽ giúp điều trị thiếu máu và vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Nếu bạn không tiêu thụ đủ chất sắt trong chế độ ăn uống, bạn có thể cần phải bổ sung các chất bổ sung dưới chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và dùng không đúng liều lượng.

Những thông tin trên hy vọng có giúp bạn hiểu rõ thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì, triệu chứng, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh. Bạn nên xét nghiệm máu định kỳ mỗi năm để phòng ngừa và thăm khám bác sĩ sớm ngay khi có triệu chứng bất thường nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết chữa chứng chuột rút khi mang thai

(28)
Chuột rút khi mang thai có thể khiến gây khó chịu, khiến mẹ mất ngủ. Để chuột rút không còn là nỗi ám ảnh, mẹ có thể “bỏ túi” một vài bí quyết ... [xem thêm]

Tăng lượng canxi trong cơ thể có thể tăng nguy cơ đau tim

(92)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng canxi trong máu cao có thể dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và lên cơn đau tim.Canxi là một ... [xem thêm]

5 loại bánh cho bà bầu giúp giải tỏa nhanh cơn thèm đồ ngọt

(91)
Bánh cho bà bầu là món ăn được rất nhiều phụ nữ yêu thích vì tính tiện lợi và ngon miệng. Đặc biệt, nếu chọn được loại bánh phù hợp dùng làm món ... [xem thêm]

Hút thuốc và đột quỵ

(14)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Bạn có đang hẹn hò với một anh chàng giống bố?

(27)
Bạn không thích một số nét tính cách của bố và quyết tâm sau này sẽ chọn một người khác bố, thế rồi một ngày bạn bỗng nhận ra người yêu mình cứ ... [xem thêm]

12 tháng

(94)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Nhiều em bé đi những bước đi đầu tiên vào khoảng giữa tháng thứ 9 đến tháng thứ 12 và đi vững hơn khi ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt diệu của trà atisô

(98)
Trà atisô đặc biệt tốt cho sức khỏe của chúng ta. Loại trà thảo dược này có tác dụng kiểm soát bệnh cao huyết áp, ngăn ngừa ung thư, kiểm soát lượng ... [xem thêm]

Các bài tập luyện đốt calo và tăng cơ hiệu quả

(85)
Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng tập thể dục thời gian dài sẽ đốt mỡ tốt hơn. Tuy nhiên, để giảm mỡ, bạn cần quan tâm là tổng số calo tiêu hao chứ không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN