Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan C ở phụ nữ (P2)

(3.52) - 28 đánh giá

Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong những loại nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan.

Viêm gan C thường không gây triệu chứng gì rõ ràng cho đến khi bệnh đã vào giai đoạn trễ. Trên thực tế, hầu hết mọi người không biết rằng họ bị nhiễm bệnh này cho đến khi các bác sĩ xét nghiệm và phát hiện được các tổn thương ở gan đã xuất hiện rất lâu về sau.

Nguyên nhân mắc viêm gan C

Viêm gan C là do virus viêm gan C gây ra (HCV). HCV lây truyền qua đường tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm virus.

Những nguy cơ sau có thể làm tăng khả năng mắc bệnh viêm gan C:

  • Những người đã từng tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như bị kim đâm;
  • Tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm;
  • Đang nhiễm HIV;
  • Bạn tình được chẩn đoán nhiễm viêm gan C;
  • Xăm hình hoặc xỏ lỗ ở nơi công cụ không được khử trùng;
  • Được một truyền máu hoặc ghép cơ quan trước năm 1992;
  • Được truyền yếu tố đông máu cô đặc trước năm 1987;
  • Được điều trị chạy thận nhân tạo trong một thời gian dài;
  • Có mẹ nhiễm viêm gan C.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan C

Hầu hết những người bị nhiễm virus không có triệu chứng. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu và triệu chứng sau đây rất hiếm khi xảy ra, và nếu có thì chỉ xuất hiện từ 1 đến 3 tháng sau khi nhiễm virus:

  • Nước tiểu sậm màu;
  • Vàng da vàng mắt;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn hoặc chán ăn;
  • Đau bụng;
  • Đau cơ bắp và đau khớp.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng mãn tính thường rõ ràng hơn sau nhiều năm và kết quả là gây ra các tổn thương ngan. Những tổn thương gan này có thể biểu hiện ra bằng các triệu chứng như:

  • Ưa chảy máu;
  • Xuất hiện các vết bầm;
  • Da ngứa;
  • Tích tụ dịch trong bụng;
  • Sưng ở chân;
  • Sụt cân;
  • Lơ mơ, rối loạn quá trình thức ngủ (bệnh não gan);
  • Những mạch máu như mạng nhện nổi trên da.

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng trên.

Các biến chứng của viêm gan C

Viêm gan C mãn tính có một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Xơ gan. Sau 20-30 năm nhiễm bệnh viêm gan C, xơ gan có thể xảy ra. Đó là bằng chứng cho thấy gan đã bị thiệt hại nặng nề và bị giảm khả năng hoạt động;
  • Ung thư gan. Người bị viêm gan C có nguy cơ bị ung thư cao hơn người bình thường;
  • Suy gan. Gan không thể thực hiện các chức năng.

Các xét nghiệm và chẩn đoán viêm gan C

Xét nghiệm máu cho phép bác sĩ phát hiện sự hiện diện của viêm gan C. Các xét nghiệm có thể giúp các bác sĩ quyết định bắt đầu điều trị và khuyên bạn thay đổi lối sống để làm chậm lại quá trình tổn thương gan. Bệnh thường bắt đầu làm tổn hại đến gan trước khi nó gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.

Bạn cần xét nghiệm máu để phát hiện sự hiện diện của viêm gan C trong cơ thể, đo lượng virus đang hiện diện trong máu, đồng thời đánh giá cấu trúc di truyền của virus (kiểu gen), giúp xác định các lựa chọn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị và thuốc cho bệnh nhân viêm gan C

Sau đây là một số phương pháp điều trị và một số thuốc dành cho người mắc viêm gan C.

Ghép gan

Khi bệnh nhân bị những tổn thương gan nghiêm trọng thì họ có thể phải ghép gan. Khi phẫu thuật ghép gan, bác sĩ loại bỏ phần gan hư hại và thay thế nó bằng một lá gan khỏe mạnh. Hầu hết gan được cấy ghép đến từ những người hiến tạng đã chết, và một số lượng nhỏ đến từ những người hiến tạng còn sống, nếu còn sống thì học chỉ hiến tặng một phần gan.

Đối với những người bị nhiễm viêm gan C, ghép gan không phải là một cách chữa bệnh. Điều trị bằng thuốc kháng virus thường phải được tiếp tục sau khi ghép gan, vì viêm gan loại này có khả năng tái phát ở gan mới.

Tiêm chủng ngừa viêm gan C

Cho đến bây giờ không có vắc-xin viêm gan C. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiêm vắc-xin chống lại bệnh viêm gan A và B vì những virus này cũng có thể gây hại chức năng gan của bạn và làm phức tạp điều trị viêm gan C.

Bạn có thể làm giảm bệnh viêm gan C bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm:

  • Ngừng uống rượu;
  • Tránh dùng các loại thuốc có thể gây tổn thương gan. Ví dụ: paracetamol (acetaminophen), statin…
  • Ngăn chặn người khác tiếp xúc với máu của bạn. Che các vết thương hở của bạn lại bằng băng bông. Không dùng chung bàn chải hoặc dao cạo râu. Không hiến máu, bộ phận cơ thể hoặc tinh dịch, và thông báo các bác sĩ rằng bạn có virus viêm gan C.

Phòng ngừa viêm gan C

Bạn có thể tự phòng ngừa viêm gan C bằng cách:

  • Nếu bạn muốn xỏ lỗ hoặc xăm mình, tìm kiếm một cửa hàng uy tín, nơi tiệt trùng thiết bị kỹ càng;
  • Không quan hệ tình dục với những người bạn chưa biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe của họ. Lây viêm gan siêu vi C trong mối quan hệ một vợ một chồng có thể xảy ra, nhưng nguy cơ là thấp.

Các thuốc chống virus viêm gan C

Một số loại thuốc kháng virus có thể giúp chống lại virus và làm chậm khả năng gây tổn hại gan. Mục tiêu điều trị là tiêu diệt toàn bộ virus trong cơ thể của bạn trong vòng ít nhất 12 tuần điều trị. Trong thực tế, một bệnh nhân cần được điều trị 24-72 tuần với các thuốc kháng virus.

Thuốc kháng vi-rút viêm gan C có một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm trầm cảm, các triệu chứng giống như cúm, thiếu máu, làm giảm bạch cầu. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người phải ngừng điều trị.

Ngày nay, với các loại thuốc kháng virus mới, bệnh nhân có kết quả tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và thời gian điều trị ngắn hơn – một số chỉ cần điều trị trong vòng 12 tuần.

Bạn sẽ được theo dõi chức năng gan thường xuyên trong khi điều trị.

Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus và hầu hết người bị nhiễm viêm gan C là người lớn thì có hoàn toàn hồi phục, ngay cả khi họ có các dấu hiệu và triệu chứng nặng. Phương pháp điều trị bằng thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm gan C mạn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

(83)
Biết nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ biết nói, bạn hãy là người thầy đầu tiên giúp con phát triển ... [xem thêm]

6 điều bạn cần biết viêm niệu đạo ở nam giới

(54)
Viêm niệu đạo ở nam giới nếu không điều trị có thể lây nhiễm sang các vùng khác của cơ thể, gây nguy hiểm sức khỏe của các đấng mày râu. Bạn hãy ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của hạt hạnh nhân mà bạn có thể chưa biết

(47)
Hạnh nhân từ lâu đã được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt. Hạt hạnh nhân chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như flavonoid, ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì khi cho con ăn đậu hũ?

(83)
Đậu hũ là thành phần sữa đông từ đậu nành. Đậu hũ là đậu nành đã được lên men và loại thực phẩm này đã được sử dụng rộng rãi trong nền ẩm ... [xem thêm]

Dáng đẹp mà không cần tới phòng tập!

(36)
Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi tập thể dục tại bàn làm việc. Nhưng việc ngồi yên suốt nhiều giờ trước màn hình máy tính có thể ảnh hưởng ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

(33)
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là một trong những cơ sở y tế hàng đầu ở phía Bắc có chuyên môn về các bệnh lý tai mũi họng, nhận được sự tin ... [xem thêm]

Da dầu và da hỗn hợp: Đâu là sự khác biệt?

(69)
Bạn thấy vùng chữ T trên gương mặt (vùng trán, mũi và cằm) đã đổ dầu dù chỉ mới vào giữa ngày, và ngay lập tức bạn kết luận rằng mình thuộc tuýp da ... [xem thêm]

Mẹ cho con bú có nên uống nước dừa không?

(53)
Cho con bú có nên uống nước dừa đang là mối lo lắng của bạn? Nếu bạn đang có suy nghĩ này, Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.Nước ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN