Triệu chứng chóng mặt buồn nôn đến từ đâu?

(3.96) - 23 đánh giá

Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng của một loạt tình trạng sức khỏe, bao gồm cả những vấn đề thường thấy như lo âu, say tàu xe… hay nghiêm trọng như tổn thương nội tạng hoặc não.

Mỗi người chúng ta đều đã từng trải nghiệm những cảm giác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hay buồn nôn… ít nhất một lần trong đời. Phần lớn trường hợp, những dấu hiệu trên có thể tự biến mất mà không cần đến sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong vài tình huống hy hữu, chóng mặt buồn nôn có thể là “báo động đỏ” từ cơ thể.

Vậy, bạn có biết triệu chứng chóng mặt buồn nôn biểu hiện cho bệnh lý nào chưa? Làm thế nào để đối phó với những dấu hiệu này? Hãy để Chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết sau nhé.

Chóng mặt buồn nôn là gì?

Một loạt cảm giác dưới đây xảy ra cùng lúc báo hiệu bạn đang bị chóng mặt, bao gồm:

  • Tầm nhìn mờ
  • Tâm trí rối loạn, không thể suy nghĩ
  • Tinh thần suy yếu hoặc không ổn định

Chóng mặt còn tạo ra ảo giác về chính bản thân bạn hoặc mọi thứ xung quanh đang xoay vòng hoặc chuyển động.

Không ít người trưởng thành tìm đến bác sĩ vì chóng mặt. Những cơn choáng váng xảy ra thường xuyên hoặc chóng mặt liên tục tạo tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và công việc của họ. Tuy triệu chứng này hoàn toàn vô hại trong phần lớn trường hợp, nhưng đôi khi chóng mặt cũng đại diện cho một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Mặt khác, buồn nôn còn liên quan đến sự khó chịu trong dạ dày trước khi nôn, tình trạng đẩy hết những gì đang có trong dạ dày ra ngoài cơ thể qua miệng.

Triệu chứng chóng mặt buồn nôn đến từ đâu?

Chóng mặt buồn nôn có thể đại diện cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả những tình huống nhẹ như lo lắng hoặc nghiêm trọng như dạ dày gặp vấn đề.

Việc chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt buồn nôn sẽ cần nhiều “bằng chứng” hơn thay vì chỉ chú trọng vào triệu chứng này. Bạn nên xem xét những yếu tố rủi ro cũng như các dấu hiệu khác có thể đang xảy ra cùng lúc với chóng mặt buồn nôn.

Bạn có thể quan tâm: 12 nguyên nhân gây buồn nôn bạn ít ngờ tới.

Triệu chứng chóng mặt buồn nôn thường xuất phát từ:

Lo âu và một số vấn đề sức khỏe tinh thần

Lo lắng thái quá có nguy cơ kích thích dạ dày, khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Một số người còn cảm thấy chóng mặt, bối rối và suy nghĩ dường như vượt ngoài tầm kiểm soát.

Sự lo âu này có xu hướng xuất hiện bởi tình trạng căng thẳng trước một sự kiện quan trọng, chẳng hạn như kỳ thi tốt nghiệp hoặc một thử thách khó khăn nào đó mà bạn bắt buộc phải vượt qua.

Lo âu gây chóng mặt buồn nôn có thể tạo thành một vòng tuần hoàn: bạn sẽ cảm thấy lo lắng, sau đó bắt đầu chóng mặt, buồn nôn và nôn. Tiếp đến, bạn lại lo lắng về nguyên nhân chóng mặt buồn nôn.

Một số yếu tố sức khỏe tinh thần khác cũng có thể đóng một vai trò xúc tác dẫn đến dấu hiệu này. Ví dụ như, nếu bạn vô cùng ác cảm với một loại thực phẩm bất kỳ, khi tiếp xúc với nó, bạn sẽ có xu hướng buồn nôn và chóng mặt.

Mặt khác, theo nhiều nhà nghiên cứu, trầm cảm cũng góp phần thúc đẩy các vấn đề dạ dày cấp và mãn tính.

Vấn đề về dạ dày

Nhiễm trùng dạ dày gây buồn nôn và nôn. Hệ quả viêm của các tình huống này được gọi là viêm dạ dày ruột. Các yếu tố chủ yếu gây nên vấn đề này gồm:

  • Virus: chẳng hạn như norovirus và rotavirus
  • Vi khuẩn: ví dụ như E. coli và Salmonella

Trong vài trường hợp hy hữu, viêm dạ dày ruột có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, đặc biệt là những đối tượng như:

  • Trẻ sơ sinh
  • Người cao tuổi
  • Người dễ bị mất nước

Nôn quá mức sẽ khiến bạn chóng mặt, đặc biệt khi dịch trong cơ thể hao hụt quá nhiều. Một số người cũng cảm thấy chóng mặt và buồn nôn xảy ra cùng lúc.

Viêm tai trong

Tai trong chịu trách nhiệm duy trì thăng bằng của cơ thể. Các vấn đề với tai trong, bao gồm viêm, nhiễm trùng và chấn thương vật lý, có thể gây chóng mặt. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy bản thân di chuyển bất thường trong không gian hoặc quay vòng dù thực tế cơ thể vẫn đang đứng yên. Một số người còn có khả năng gặp dấu hiệu buồn nôn do chóng mặt.

Viêm tai trong có thể phát triển chậm theo thời gian hoặc xảy ra đột ngột. Trường hợp một người gặp vấn đề với tai trong đột ngột gọi là hội chứng tiền đình cấp tính.

Theo thống kê, khoảng 4% những người bị đột quỵ thiếu máu có triệu chứng tiền đình cấp tính. Nếu cảm thấy cơn chóng mặt gây cản trở khả năng hoạt động bình thường, bạn nên mau chóng đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sức khỏe thần kinh bị tổn hại

Tình trạng bất thường trong não có nguy cơ gây chóng mặt buồn nôn, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng
  • U nang
  • Chấn thương vật lý
  • Đột quỵ
  • Xuất huyết
  • Khối u ác tính

Những người bị chóng mặt sau tai nạn xe hơi hoặc chấn động mạnh ở đầu nên đi xét nghiệm để kiểm tra toàn diện các thương tổn ở não.

Đau nửa đầu

Nhiều người trải nghiệm sự thay đổi về tầm nhìn và nhận thức ngay trước khi cảm giác đau nhức nửa đầu diễn ra. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: 11 biện pháp khắc phục chứng nhức nửa đầu tại nhà.

Say xe, say tàu hoặc say máy bay

Một số phương tiện giao thông như xe hơi, tàu thuyền hoặc tàu hỏa, máy bay rất dễ khiến cơ thể mất cân bằng, dẫn đến cảm giác chóng mặt buồn nôn. Đối với vài người, các triệu chứng say tàu xe còn gây đau đầu và nôn mửa.

Tuy nhiên, những dấu hiệu trên sẽ nhanh chóng biến mất sau khi bạn đứng vững trên mặt đất và ổn định lại tinh thần.

Hội chứng nôn ói chu kỳ

Những cơn chóng mặt và nôn thường xuyên có thể phát sinh do hội chứng nôn ói chu kỳ, một tình trạng sức khỏe hiếm gặp.

Đôi khi hội chứng nôn ói chu kỳ có thể cải thiện với sự thay đổi trong chế độ ăn uống. Thực tế, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra tình trạng này phát sinh từ đâu.

Mặc dù các bác sĩ không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho hội chứng nôn ói chu kỳ, thuốc trị buồn nôn, đau nửa đầu, trào ngược dạ dày – thực quản và căng thẳng có khả năng hỗ trợ thuyên giảm những dấu hiệu khó chịu.

Say rượu hoặc say thuốc

Một số loại thuốc không kê đơn, đặc biệt là thuốc bất hợp pháp, có nguy cơ gây tác dụng phụ là buồn nôn cũng như chóng mặt. Các triệu chứng này sẽ thường xuyên xuất hiện nếu bạn lạm dụng thuốc.

Bên cạnh đó, say rượu cũng dễ kéo theo một loạt triệu chứng bao gồm:

  • Chóng mặt buồn nôn
  • Nôn
  • Tâm trí mơ hồ
  • Nhức nửa đầu

Ngộ độc

Trường hợp đột ngột chóng mặt và nôn có thể đại diện cho vấn đề ngộ độc

Ngộ độc có khả năng bao gồm nhiều phương diện, chẳng hạn như:

  • Môi trường sinh sống bị ô nhiễm
  • Tính chất công việc yêu cầu tiếp xúc với các bức xạ hoặc hóa chất độc hại
  • Thực phẩm hoặc nước sinh hoạt bị ô nhiễm

Tổn thương nội tạng

Suy yếu chức năng nội tạng hoặc chấn thương vật lý ở những cơ quan này có thể gây nên những cơn đau dữ dội cùng các triệu chứng khó chịu như:

  • Buồn nôn và nôn
  • Chóng mặt

Nếu gần đây bạn chịu chấn thương vật lý hoặc nhiễm trùng nặng, hãy cân nhắc về khả năng nội tạng đang gặp vấn đề.

Thủng ruột, đau ruột thừa hoặc tổn thương tuyến tụy cũng dễ gây ra những dấu hiệu tương tự.

Mang thai

Hormone tăng lên trong thai kỳ có thể gây chóng mặt và nôn mửa, đặc biệt trong ba tháng đầu. Một số biện pháp có thể giúp hạn chế triệu chứng này như:

  • Tránh một số loại thực phẩm có mùi tanh như hải sản
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước
  • Không để bụng rỗng quá lâu

Đột quỵ

Các chuyên gia đánh giá đột quỵ là trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Hầu hết các cơn đột quỵ đều xuất phát từ sự hiện diện của huyết khối trong não. Một mạch máu trong não vỡ ra cũng có thể gây xuất huyết đột quỵ.

Một số người cảm thấy buồn nôn và nôn khi bị đột quỵ. Tuy nhiên, hầu hết những người bị đột quỵ đều trải qua nhiều triệu chứng khác. Cảm giác buồn nôn và nôn xuất hiện riêng lẻ không đồng nghĩa với việc bạn bị đột quỵ.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Bàn kỹ hơn về các triệu chứng đột quỵ.

Cách chữa chóng mặt buồn nôn: làm sao để hiệu quả?

Phần lớn trường hợp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để chữa chóng mặt và buồn nôn. Tuy nhiên, nếu chúng biểu hiện cho vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn sẽ cần đến sự chăm sóc y tế.

Cách chữa chóng mặt buồn nôn đơn giản mà hiệu quả có thể gồm:

  • Uống nhiều nước để duy trì lượng dịch trong cơ thể ổn định
  • Chọn nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và ổn định tinh thần
  • Tránh ánh sáng chói mắt, âm thanh lớn hoặc bất kỳ thứ gì ảnh hưởng tiêu cực đến não
  • Lưu ý vấn đề dinh dưỡng: hãy chọn những món dễ nuốt và dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo…
  • Sử dụng thuốc dạ dày không kê đơn

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến bệnh viện trong vòng 24 giờ nếu rơi vào những trường hợp sau:

  • Buồn nôn và nôn đi kèm với sốt
  • Cứ ăn vào là nôn
  • Chứng đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài liên tục

Đối với các tình huống dưới đây, bạn sẽ cần đến phòng cấp cứu ngay lập tức:

  • Có dấu hiệu đột quỵ, chẳng hạn như:
    • Mất thăng bằng
    • Suy nhược cơ thể
    • Thay đổi ý thức
    • Đau đầu dữ dội
    • Khó suy nghĩ
    • Khả năng nói gặp khó khăn
  • Nôn hoặc đi ngoài ra máu
  • Triệu chứng chóng mặt buồn nôn xuất hiện sau chấn thương đầu, tai nạn xe cộ hoặc dạ dày chịu tổn thương
  • Có dấu hiệu suy gan, chẳng hạn như vàng da hoặc đau ở vùng bụng trên, bên phải
  • Đau dạ dày với cường độ nghiêm trọng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 lời khuyên dành cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

(32)
Cách tăng ham muốn ở phụ nữ mãn kinh sẽ giúp cuộc yêu giữa bạn và chồng thêm nồng cháy hơn để sợi dây gắn kết hai bạn không bao giờ nhạt phai. Phụ nữ ... [xem thêm]

Chất thay thế đường

(30)
Chất thay thế đường là gì? Chất thay thế đường là những hợp chất hóa học hay hợp chất tự nhiên có khả năng tạo ngọt mạnh hơn nhưng chứa ít năng ... [xem thêm]

3 điều nên và không nên bạn cần lưu ý để có cơ ngực vạm vỡ

(99)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

Bà bầu nên ăn vặt những gì?

(94)
Không có gì ngon và hấp dẫn hơn đồ ăn vặt. Trong quá trình mang thai, cảm giác thèm ăn sẽ tăng cao hơn bình thường nên không ít mẹ bầu tiêu thụ rất nhiều ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên tránh xa thực phẩm có chất béo trans?

(64)
Trong chế độ dinh dưỡng của bé, chất béo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chất béo cũng được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. ... [xem thêm]

Chứng đau đầu do biến chứng bệnh tiểu đường

(28)
Tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chuyển hóa gây ra tình trạng đường huyết (glucose) bất thường. Tiểu đường kéo theo một loạt các ... [xem thêm]

Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

(54)
Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một phương pháp phòng ngừa tốt để phát hiện sự phát triển của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Mẹo để có chuyến đi dã ngoại không lo dị ứng

(53)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN