Cách xác định số đo áo ngực phù hợp

(3.55) - 48 đánh giá

Bạn có biết chọn sai kích cỡ áo ngực cũng gây ra một số vấn đề cho sức khỏe phụ nữ như đau ngực, đau lưng, khiến cho ngực chảy xệ và thay đổi kích thước. Kích cỡ áo ngực thường được đánh số theo số đo vòng ngực dưới và số đo bầu ngực. Ví dụ như kích cỡ áo ngực của bạn có số đo là 34D, tương đương với số đo vòng ngực dưới của bạn là 34, và cỡ bầu ngực là D. Vậy làm thế nào để tự đo vòng ngực và bầu ngực tại nhà? Rất dễ dàng, bạn có thể tự thực hiện tại phòng riêng của mình. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là thước đo dây.

Đo vòng ngực

Các chuyên gia đưa ra 2 cách tính số đo vòng ngực. Cách phổ biến nhất là vòng dây đo dưới phần bầu ngực, quanh lưng và lồng ngực. Thước đo nên nằm phẳng trên da bạn và thẳng ngang lưng – không quá chật đến mức ấn vào da nhưng cũng không quá rộng đến mức dây đo chùng xuống. Hãy ghi chép lại số con số đó và cộng thêm cỡ 12-13 cm. Đó là số đo vòng ngực của bạn.

Bạn cũng có thể ước lượng cỡ vòng ngực bằng cách đặt thước đo trên bầu ngực, vòng quanh lưng và bên dưới nách (cũng đo giống như cách phía trên). Cách đo này dễ hơn vì bạn không cần phải cộng thêm. Tuy nhiên, một số người vẫn thấy cách này không chính xác bằng cách thứ nhất.

Nếu con số bạn đo được hơi lẻ, bạn có thể áp dụng luật làm tròn xuống số hàng đơn vị. Áo ngực thường giãn ra khi sử dụng một thời gian và hầu hết đều có khóa cài có thể điều chỉnh được độ to nhỏ của vòng áo.

Đo bầu ngực

Cũng tương tự như đo vòng ngực, hãy nhớ vòng thước dây để đo bầu ngực, không để dây quá chật hay quá rộng. Nếu bạn đã có áo ngực không độn và nó vừa vặn, hãy mặc nó để đo vòng ngực. Tuy nhiên, hãy cẩn thận xem lại loại áo lót bạn đang mặc để đo bầu ngực. Áo ngực thể thao có thể làm ngực phẳng ra và số đo bầu ngực có thể quá nhỏ so với thực tế và áo có độn hay lót lại có số đo lớn hơn.

Lần này, khi vòng dây quanh ngực, hãy nhớ là bạn sẽ đo phần nhô ra cao nhất của ngực. Ghi lại số đo này, rồi trừ cho số đo vòng ngực. Nếu hiệu số dưới 3 cm thì cỡ bầu áo phù hợp với bạn là AA. Nếu hiệu bằng 2,5 cm thì cỡ bầu áo là A; 5 cm thì là B; 7,5 cm thì chọn C, tương tự với các trường hợp khác.

Bạn đã thực hiện cách đo như trên, chọn một chiếc áo ngực theo số đo mình, nhưng khi thử áo trong phòng thay đồ thì bạn lại thấy nó không vừa. Phải làm sao bây giờ?

Các hãng nội y khác nhau thì có cỡ và kiểu áo khác nhau. Vì thế, hãy mang theo nhiều cỡ áo vào phòng thử đồ. Hãy thử chỉnh cỡ áo nếu loại áo đó có khóa điều chỉnh được: loại móc có thể làm vòng áo ngắn đi hay dài ra bằng những móc cài có vị trí khác nhau; hoặc bạn có thể chọn loại khóa dán. Nếu một chiếc áo ngực phù hợp thì đuôi của dải vòng ngực phải nằm ngay giữa lưng và qua bên dưới xương vai để bảo vệ ngực đúng cách.

Dây áo ngực giúp bạn điều chỉnh cho bầu áo nâng lên và vừa với bầu ngực. Khi dây áo có độ dài phù hợp thì áo sẽ nâng ngực lên một cách thoải mái và phần phía sau của áo sẽ nằm thẳng ngang lưng (nếu áo ngực bị giật lên ở phía sau thì có thể là do dây áo quá chật). Bạn nên thử luồn một ngón tay dưới dây áo để tránh chúng ấn chặt vào vai. Tóm lại, một bạn gái nhỏ nhắn nên mặc dây áo ngắn hơn những bạn cao. Nếu bạn đã nới lỏng dây áo nhưng chúng vẫn ấn vào vai bạn thì bầu áo có thể quá chật so với bạn.

Nếu bạn thấy ngực bị ép phồng sang hai bên thì có thể là do bầu áo quá chật. Ngược lại, nếu bạn thấy bầu áo dúm dó hoặc có khoảng trống giữa ngực và áo thì bầu áo có thể quá rộng.

Xác định kích cỡ áo ngực thật đơn giản phải không bạn? Hãy dựa vào số đo này và chọn mua áo ngực thật vừa vặn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng phụ của hạt hạnh nhân mà bạn có thể chưa biết

(47)
Hạnh nhân từ lâu đã được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt. Hạt hạnh nhân chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như flavonoid, ... [xem thêm]

Nói dối gây ảnh hưởng đến não bộ

(60)
Có lẽ không có ai sống mà chưa từng nói dối một lần trong đời. Tuy nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng, bạn không nên nói dối bởi không những gây ảnh ... [xem thêm]

Đảm bảo an toàn trong trường hợp mẹ ngủ khi cho con bú

(69)
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đôi khi khiến các mẹ mất ngủ cũng như mệt mỏi nhiều hơn. Do đó, chúng ta cũng không mấy ngạc nhiên khi nhiều bà mẹ có xu hướng ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về bệnh á sừng

(80)
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Thực phẩm giàu vitamin K mẹ bầu không thể bỏ qua

(63)
Vitamin K quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, bạn nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin K trong chế độ ăn uống hàng ... [xem thêm]

Bất ngờ với bí quyết giảm cân vào buổi tối cực hiệu quả

(13)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì nếu nôn sau khi uống thuốc tránh thai?

(56)
Bạn cần phải uống thuốc tránh thai hàng ngày vào một giờ nhất định để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nếu bạn bị nôn sau khi uống thuốc ... [xem thêm]

Khi nào thai nhi quay đầu? Tầm quan trọng của vấn đề này

(18)
Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp hành trình chào đời trở nên dễ dàng hơn. Nếu không, cả mẹ lẫn con đều có thể gặp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN