Cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ?

(3.58) - 42 đánh giá

Hẳn nhiều bà mẹ khi mới nuôi con, mới cho con tập ăn khá băn khoăn, không biết 1 ngày cho con ăn bao nhiêu là đủ? Tất nhiên sức ăn của mỗi bé là khác nhau. Bài viết ngắn sau đây nêu lên số lượng ăn thích hợp theo từng độ tuổi, chỉ có tính tham khảo. Dựa vào chỉ số phát triển: chiều cao, cân nặng, sự phát triển tâm thần, vận động của bé mà cha mẹ biết con mình ăn đã đủ hay chưa.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Bú mẹ hoàn toàn, theo nhu cầu. Vì lí do nào đó không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì dùng sữa công thức. Thường thì lượng sữa trung bình 1 ngày đối với bé là 150 ml/ kg/ngày chia ra 8 – 10 lần bú.

Trẻ từ 6 – 12 tháng

Bắt đầu ăn dặm (bột /cháo xay) + sữa với số lượng trung bình cho 1 ngày:

  • 6 tháng: 1 chén bột + bú sữa mẹ theo nhu cầu hoặc 800 ml sữa bình (nếu không có sữa mẹ)
  • 7 tháng: 2 chén bột + sữa mẹ hoặc 700 ml sữa bình.
  • 8 – 9 tháng: 3 chén bột + sữa mẹ hoặc 600 ml sữa bình.
  • 10 – 12 tháng: 4 chén bột + sữa mẹ hoặc 500 ml sữa bình.

Trẻ từ 12 – 24 tháng

1 ngày 4 – 5 cữ, mỗi cữ 1/2 đến 1 chén bột hoặc cháo đặc + bú mẹ hoặc 500 ml sữa bình (120 – 150 ml) 3 – 4 lần sữa bình sau ăn. Cách 3 tiếng ăn 1 lần.

Trẻ từ 24 tháng đến 5 tuổi

Trẻ có thể ăn cơm vì đã có đủ 8 răng hàm, tuy nhiên nếu trẻ thích ăn cháo thì cho ăn cháo đặc cũng không sao, nhưng cần tạo điều kiện để trẻ tập nhai nhé.

Trẻ cần ăn 3 bữa chính + 3 bữa phụ

  • Bữa chính: (sáng – trưa – chiều trùng với bữa ăn người lớn) 1 chén cơm + thức ăn (đủ thịt cá, đậu và rau)
  • Bữa phụ: là sữa và các sản phẩm từ sữa như : yaourt, phomai, sữa chua, váng sữa hay những món có cung cấp đạm và năng lượng như bánh Flan, chè đậu nước dừa…

Mỗi ngày trẻ vẫn cần 300 – 500 ml sữa.

Tài liệu tham khảo

  • “Biếng ăn, bí quyết giúp trẻ vượt qua” của Bs CKII Nguyễn Thị Hoa – Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng
  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/377274769136716
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bệnh hen suyễn ở trẻ em

    (39)
    Bệnh hen suyễn ở trẻ em Hen phế quản (suyễn) là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Thật vậy, đây chính là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp ... [xem thêm]

    Bệnh cúm, cảm cúm ở trẻ em

    (24)
    Cảm thông thường có thể không phải do vi rút cúm Ho ít, xổ mũi, sụt sịt. Có thể do dị ứng, có thể do sinh hoạt là sức đề kháng giảm các vi rút đường ... [xem thêm]

    Dị ứng đạm sữa bò

    (42)
    Nhiều người sẽ thắc mắc, sữa là thức ăn phổ biến nhất, lành vậy mà sao lại gây cho trẻ dị ứng….. Hãy cũng tìm hiểu về vấn đề này nhé Dị ứng ... [xem thêm]

    Sốt siêu vi ở trẻ em

    (21)
    Xuất phát từ tình hình thực tế là nhiều phụ huynh rất lăn tăn với chẩn đoán sốt siêu vi của bác sĩ, nhiều người còn tỏ ra hoang mang, lo lắng sợ con mình ... [xem thêm]

    Vaccine thủy đậu- tiêm 1 mũi hay 2 mũi

    (65)
    Vaccine thủy đậu – tiêm 1 mũi hay 2 mũi Tiêm mấy mũi thuỷ đậu chủ yếu là tuỳ vào hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine. Đi tiêm phòng, nhiều bạn cũng ... [xem thêm]

    Tiêm vaccine cần lưu ý

    (58)
    Trên thị trường có nhiều loại vaccine khác nhau, đường tiêm cũng khác nhau, một số lưu ý về tiêm vaccine: Các loại vaccine Vaccine sống giảm độc lực – là ... [xem thêm]

    Loét áp – tơ (aphthous) miệng

    (96)
    Loét áp-tơ là những vết loét ở miệng đau, khu trú, nông, hình tròn hoặc oval với đáy màu xám. Loét áp-tơ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong ... [xem thêm]

    Những lưu ý khi tắm cho trẻ

    (57)
    Tắm không đúng thì cảm lạnh là cái chắc Trẻ nên tắm nước ấm cho đến 5 tuổi, người lớn thỉnh thoảng cũng tắm nước ấm mà Khi tắm nên chuẩn bị ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN