Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu có bình thường không?

(3.89) - 58 đánh giá

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu có thể đến từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bé quá nóng, hệ thần kinh chưa hoàn thiện, bé bị bệnh tim bẩm sinh…

Bạn ngắm con đang chìm vào giấc ngủ ngon cứ như một thiên thần nhỏ thật đáng yêu. Chợt bạn phát hiện đầu con rịn nhiều mồ hôi và tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày. Điều này khiến bạn không khỏi lo lắng vì sợ con đang gặp một tình trạng bệnh nào đó. Thật ra, đa số trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng đổ mồ đầu khi ngủ. Sau đây, Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu

Một tin vui dành cho bạn là trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu thực sự không có gì phải lo lắng. Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:

Hệ thần kinh chưa hoàn thiện

Hệ thần kinh là một mạng lưới phức tạp của các dây thần kinh và tế bào. Chúng có nhiệm vụ mang thông điệp từ não, tủy sống đến các bộ phận khác của cơ thể và ngược lại. Hệ thần kinh cũng kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Tuy nhiên, hệ thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn toàn sau khi bé chào đời. Do đó, bộ phận này không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé giống như người lớn, từ đó gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu.

Vị trí của tuyến mồ hôi

Đối với người lớn, các tuyến mồ hôi không hạn chế ở một phần trên cơ thể. Nhưng trẻ sơ sinh thì khác, bé không có nhiều tuyến mồ hôi ở nách và các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất lại nằm trên đầu. Điều này khiến bé bị đổ mồ hôi đầu những lúc ngủ do không có sự thông thoáng hoặc bé ít cử động.

Do đang được cho bú

Trong khi cho con bú, bạn luôn giữ đầu bé liên tục ở cùng một tư thế để con có thể bú tốt nhất. Khi ấy, cánh tay của bạn sẽ liên tục truyền hơi ấm sang cho bé, từ đó khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu.

Nhiệt độ phòng quá nóng

Bạn dễ dàng đổ mồ hôi khi cảm thấy quá nóng bức. Tương tự như vậy, trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là do cơ thể hoặc nhiệt độ trong phòng khá cao. Một số bố mẹ thích cho trẻ sơ sinh mặc những bộ đồ dày, che chắn cơ thể từ đầu đến chân. Hơn nữa, họ còn đắp thêm cho con chăn, từ đó khiến con cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi thay vì ấm áp.

Nếu đang có thói quen này, bạn hãy dừng lại và cho con mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi và không quá dày. Nếu sợ con lạnh, bạn có thể dùng thêm một chiếc chăn mỏng. Trong thời gian trẻ sơ sinh ngủ, bạn nên kiểm tra xem liệu con có đang đổ mồ hôi đầu hay không nhé. Nếu cho con nằm trong phòng máy lạnh, bạn điều chỉnh nhiệt độ phòng khoảng 26 – 27°C và không hướng thẳng vào người bé.

Khi nào trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là bất thường?

Tuy bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ thường không có gì phải lo lắng nhưng vẫn có một vài tình trạng bạn cần lưu ý để phòng các trường hợp xấu xảy ra:

Vấn đề về tim bẩm sinh

Ngoài dấu hiệu ra mồ hôi đầu khi ngủ, bạn còn thấy bé ra mồ hôi quá nhiều trong các hoạt động đơn giản như khi đang bú. Lúc này, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa, vì đây có thể là triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh. Bệnh này là kết quả của việc phát triển khiếm khuyết của tim ở thai nhi. Những em bé mắc bệnh này thường đổ mồ hôi nhiều hơn những em bé khác vì tim phải làm việc rất vất vả để hoàn thành nhiệm vụ bơm máu.

Tăng tiết tuyến mồ hôi

Nếu bạn thấy rằng ngay cả trong một căn phòng lạnh, có điều hòa, bé vẫn đổ mồ hôi đầm đìa thì có thể bé gặp tình trạng tăng tiết tuyến mồ hôi. Tăng tiết tuyến mồ hôi bao gồm quá trình trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều quá mức cần thiết cho việc duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường.

Ngoài ra, hiện tượng này rất phổ biến cho những người đổ mồ hôi tay và bàn chân. Đây không phải là vấn đề đặc biệt cần điều trị bằng thuốc. Khi bé lớn lên, bạn có thể dạy con cách kiểm soát tuyến mồ hôi (dùng lăn khử mùi, mặc áo thấm hút mồ hôi…) để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một lý do khác khiến bé ra mồ hôi. Tình trạng này phổ biến hơn đối với các bé sinh non, đi kèm cùng những hiện tượng như màu da hơi xanh, thở khò khè và ngừng thở đến 20 giây, từ đó khiến con yêu cảm thấy rất khó chịu.

Đột tử ở trẻ sơ sinh

Nhiều bố mẹ thường bỏ qua mối nguy hiểm khi để em bé quá nóng. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bé chìm vào một giấc ngủ sâu và rất khó đánh thức, từ đó dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Một số tình trạng khác

Dù hiện tượng trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu khá phổ biến và không phải là nguyên nhân gây lo ngại, nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều, bạn cũng không nên xem thường tình trạng này. Đổ mồ hôi đầu cũng có thể là dấu hiệu cho vấn đề với hệ thần kinh, hệ hô hấp, tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc rối loạn di truyền.

Nếu nghi ngờ, bạn nên cẩn thận và kiểm tra tình trạng của con. Các tình trạng được đề cập ở trên thường hiếm khi xảy ra. Vì vậy, đừng quá hoảng loạn nếu thấy trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu khi mới mang thai

(16)
Ra máu khi mới mang thai luôn khiến mẹ bầu liên tưởng đến nhiều điều không may. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng không phải tất cả đều ... [xem thêm]

Probiotic có trong thực phẩm nào?

(80)
Probiotic (men vi sinh) là những vi khuẩn hoặc nấm men khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa. Tác dụng của ... [xem thêm]

Cách sử dụng cây lạc tiên trị mất ngủ, an thần, suy nhược

(28)
Nếu thường căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể uống nước sắc từ cây lạc tiên để bồi bổ cơ thể. Không dừng lại ở đó, lạc tiên còn nhiều tác dụng ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của phẫu thuật độn cằm

(25)
Phẫu thuật độn cằm là một phương pháp hiệu quả giúp định hình khuôn mặt. Bên cạnh những ưu điểm, phẫu thuật độn cằm còn có một số nhược điểm ... [xem thêm]

11 công dụng của hàu đối với sức khỏe trẻ em

(91)
Công dụng của hàu mang lại cho sức khỏe trẻ em là điều không thể chối cãi. Nếu bạn muốn bổ sung dưỡng chất như kẽm, vitamin và giúp bé chắc xương, hàu ... [xem thêm]

Viêm niệu đạo không do lậu (NGU)

(93)
Tìm hiểu chungViêm niệu đạo không do lậu là bệnh gì?Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm (sưng đỏ) niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ... [xem thêm]

7 cách giảm ngứa khi bị thủy đậu

(24)
Thủy đậu là một bệnh nhiễm siêu vi do virus varicella-zoster gây ra. Triệu chứng của bệnh giống như cúm (mệt mỏi, sốt, nhức đầu, chán ăn…) và đặc biệt ... [xem thêm]

Sinh thiết vú, những tìm hiểu quan trọng

(51)
Sinh thiết vú là gì?Sinh thiết vú là một thủ thuật y tế đơn giản, trong đó một mẫu mô vú được lấy ra và gửi đến phòng thí nghiệm để làm các xét ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN