Bệnh suy thận mạn là gì? Các cấp độ của bệnh suy thận và cách phòng tránh

(3.6) - 19 đánh giá

Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là tình trạng tổn thương thận kéo dài khiến thận bị suy giảm chức năng của thận. Dựa vào thời gian mắc bệnh, suy thận được chia thành: suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn).

Suy thận cấp diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng vài ngày và bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần. Trong khi đó, suy thận mạn là quá trình thận bị tổn thương và không thể phục hồi chức năng thận. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn suy thận cuối cần được chạy thận hoặc ghép thận. Cùng Chúng tôi tìm hiểu về bệnh suy thận mạn, các cấp độ nguy hiểm của bệnh và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn, hay còn gọi là bệnh thận mạn, là tình trạng suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường khi thận không thể loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này khiến các chất thải tồn đọng, gây hại cho người bệnh. Bệnh thận không quá nguy hiểm nếu được phát hiện ngay giai đoạn đầu. Tuy nhiên, do các triệu chứng của bệnh thận ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển đến giai đoạn suy thận.

Thực tế, đa phần bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tử vong vì không có thận phù hợp để thay thế hoặc không được chạy thận do không có đủ kinh phí. Điều này khiến họ không tránh khỏi biến chứng nguy hiểm của suy thận dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân suy thận mạn

Bạn bị chẩn đoán mắc bệnh thận mạn tính khi thận của bạn hoạt động không tốt trong hơn 3 tháng. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm sớm phát hiện các bất thường về sức khỏe (nếu có).

Hiện nay, các bác sĩ đều cho rằng bệnh đái tháo đường (tuýp 1 và 2) cùng với huyết áp cao là hai nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Nguyên do là theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây hại cho thận. Bên cạnh đó, tình trạng huyết áp cao thường khiến các mạch máu bị tổn thương, bao gồm cả những mạch máu đi đến thận.

Tình trạng huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận

Ngoài ra, còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch: Việc mắc bệnh lupus có thể khiến bạn bị bệnh thận gọi là viêm thận lupus.
  • Mắc các bệnh do virus: HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C.
  • Viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu… có thể khiến thận bị tổn thương dẫn đến suy thận nếu xảy ra nhiều lần.
  • Viêm cầu thận: Viêm cầu thận có thể xảy ra khi bạn nhiễm liên cầu khuẩn.
  • Bệnh thận đa nang: Đây là một tình trạng di truyền khi có nhiều túi chứa đầy chất lỏng hình thành trong thận.
  • Dị tật bẩm sinh liên quan đến loại van giữa bàng quang và niệu đạo khiến đường tiết niệu bị chặn cũng có thể ảnh hưởng đến thận.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: một số loại thuốc bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen…
  • Ngộ độc chì
  • Lạm dụng chất gây nghiện, ma túy…

Suy thận mạn có mấy cấp độ?

Theo Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kỳ (NKF), bệnh thận được chia thành 5 giai đoạn dựa trên chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR). Dưới đây là năm giai đoạn suy thận và chỉ số GFR tương ứng của từng giai đoạn:


Xem thêm: Chuyên gia Trần Đình Ngạn tư vấn về các cấp độ của bệnh suy thận

Phương pháp phòng ngừa bệnh thận tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối

Thực tế hiện nay, lượng bệnh nhân bị suy thận ngày càng gia tăng. Ngoài ra, chi phí để thực hiện phương pháp lọc máu suốt đời hay ghép thận là vô cùng lớn nên không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng được điều này. Do đó, người bị bệnh thận nên có phương án phòng ngừa tránh bệnh chuyển biến xấu sang giai đoạn suy thận.

Phương pháp điều trị theo Tây y

Để điều trị bệnh suy thận, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng một trong các loại thuốc như:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc để giảm mức cholesterol
  • Thuốc điều trị, kiểm soát huyết áp cao để bảo toàn chức năng thận
  • Thuốc trị thiếu máu nhằm kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu.
  • Thuốc để bảo vệ xương như canxi và vitamin D hoặc thuốc để giảm lượng phốt phát trong máu.

Kiểm soát chế độ ăn uống

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn đầu cần hạn chế lượng natri và protein trong chế độ ăn uống của họ. Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) thường được khuyến nghị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Đây là chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và giảm cholesterol.

Người bệnh suy thận mạn nên ăn các loại trái cây ngọt như đu đủ, nhãn…

Thêm một lưu ý là người mắc bệnh thận không nên ăn nhiều đạm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, thực phẩm có chứa phốt phát như gan, trứng… Lượng muối tiêu thụ nên hạn chế ở mức khoảng 2 – 4g/ngày.

Ngoài ra, người bệnh nên dùng các loại rau củ ít đạm, ít chua như các loại cải, dưa chuột, bầu bí, su hào… Với các loại trái cây, người mắc bệnh thận nên dùng các loại quả ngọt, ít chua như nhãn, na, đu đủ chín, thanh long…

Bên cạnh đó, người bị bệnh thận nên uống lượng nước vừa đủ, bằng lượng nước tiểu bài xuất hoặc ít hơn nếu bị phù và uống nhiều hơn nếu mất nước.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Người bị bệnh thận cần tránh tập luyện nặng cũng như làm việc căng thẳng. Bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp như đi bộ thong thả, đạp xe nhẹ nhàng.

Thăm khám định kỳ

Hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ cá nhân không chỉ đơn giản là phát hiện bệnh kịp thời mà còn là bản tổng kết khách quan nhất về các cột mốc sức khỏe, cũng như dự đoán những yếu tố nguy cơ gây bệnh nguy hiểm. Do đó, người bệnh suy thận nên tuân thủ chế độ khám sức khỏe định kỳ để quản lý bệnh một cách hiệu quả, ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu.

Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện bệnh suy thận độ 1 của ông Nguyễn Văn Quỳnh, Hà Nội, điện thoại 036 560 9785

Hỗ trợ điều trị suy thận bằng Ích Thận Vương – Giải pháp được nhiều người lựa chọn

Một lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thận hay suy thận là bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bị bệnh suy thận cần được điều trị bằng thuốc trong thời gian dài nên thường xuyên phải được kiểm tra chức năng gan, thận nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc.

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, có tác dụng lâu dài, tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài. Tiêu biểu trong số các sản phẩm thảo dược được tin dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương (*).

Ích Thận Vương – sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ quá trình điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành kết hợp với các dược liệu khác gồm: đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ… giúp hỗ trợ:

  • Tăng khả năng đào thải các chất độc ứ đọng ra ngoài cơ thể của thận
  • Phòng ngừa suy thận ở những người mắc các bệnh làm gia tăng nguy cơ như: đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận…
  • Kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, làm chậm tiến trình suy thận.

Công dụng của cây dành dành trong sản phẩm Ích Thận Vương:

Tác dụng của thảo dược dành dành trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận

Cơ chế tác động của Ích Thận Vương đối với tình trạng suy thận

Cơ chế tác động của Ích Thận Vương với bệnh suy thận

Để được giải đáp các thắc mắc về bệnh thận, bệnh suy thận hay cách sử dụng, đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương, bạn hãy liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi: 1800 6304 hoặc hotline (Zalo/Viber) 091 721 4851 – 097 528 4017.

(*) Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

(43)
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ có gì khác so với nam giới? Chúng tôi chia sẻ với bạn ngay dưới đây!Theo một nghiên cứu của tạp chí Annals of ... [xem thêm]

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà dành cho chị em

(31)
Khi bị trĩ, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì sự sưng đau ở vùng hậu môn. Nếu chỉ bị trĩ ở mức độ nhẹ, bạn có thể thử các cách chữa bệnh trĩ tại ... [xem thêm]

4 thói quen chăm sóc da nếu muốn có làn da như em bé

(63)
Bạn chỉ có duy nhất một làn da để giữ, vì vậy việc chăm sóc da vô cùng quan trọng đối với bạn. Làn da phản ánh sức khỏe của bạn. Da là lớp bao phủ ... [xem thêm]

8 loại hạt giúp giảm cân bạn nên ăn

(85)
Bạn nghĩ rằng các loại hạt ngũ cốc chứa carbohydrate có thể gây tăng cân nên thường tránh tất cả các loại hạt và ngũ cốc? Thật ra, có nhiều loại hạt ... [xem thêm]

Lợi ích và bất lợi khi cho trẻ đi học mầm non

(11)
Trẻ đi học mầm non nhận được nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bất cập. Nắm rõ những điều này giúp bạn cân nhắc kỹ hơn trước khi ... [xem thêm]

Bạn có thể phân biệt bệnh vẩy nến, chàm và viêm da?

(35)
Bạn có biết ba nguyên nhân thông thường gây ra phát ban da là bệnh vẩy nến, bệnh chàm và bệnh viêm da? Trong một số trường hợp rất khó khăn để phân biệt ... [xem thêm]

Bí quyết kiềm chế cơn giận mất khôn khi dạy con

(23)
Đã có khi nào bạn “nổi cơn tam bành” với con tại nhà không? Trẻ dường như là nguyên nhân của những cơn giận và hành động nóng nảy khi bố mẹ kiệt ... [xem thêm]

Bà bầu ăn lê có tốt không ? 13 lợi ích từ quả lê cho thai kỳ

(88)
Bà bầu ăn lê có tốt không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như số lượng quả lê cho mỗi lần thưởng thức. Quả lê là loại trái cây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN