Hành vi và phát triển
Bé phát triển như thế nào?
Hãy cố đừng chạnh lòng khi con tỏ ra thích bố mẹ của mẹ bè hơn là mẹ. Bé có thể tới một ngày bỗng dưng chỉ muốn bố đọc sách cho nghe trước khi đi ngủ thay vì mẹ. Đôi khi lí do là bởi bé thích thế. Nếu mẹ đã cho bé đi ngủ quen rồi thì nay bố làm sẽ lạ lẫm và biết đâu có chuyện gì thú vị xảy ra. Một ví dụ rõ ràng hơn là bậc cha mẹ nào hay đi công tác thường sẽ bị bé thờ ơ. Bé sẽ nói với mẹ những điều đại loại như: “Con nhớ bố/mẹ lắm và không muốn bố/mẹ đi. Bố/mẹ đừng đi nữa.”.
Với trẻ con độ tuổi này thì ranh giới giữa trí tưởng tượng và thực tế còn rất mơ hồ. Điều này sẽ giải thích vì sao bé hay nói dối vì thực sự thì bé không có ý định lừa gạt người lớn chúng ta.
Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?
Nếu mẹ cảm thấy chán nản khi liên tục cùng con chơi làm tiệc trà, xếp tháp trò chơi thì cũng đừng cảm thấy quá tội lỗi khi thỉnh thoảng khuyến khích bé chơi một mình bởi điều này cũng giúp bé xây dựng bản tính tự lập. Ngoài ra hãy kiếm những hoạt động nào mẹ có thể chơi cùng bé mà không bị nhàm chán như cùng nấu ăn, làm vườn, chơi ngoài trời hay cùng nhau đi dạo. Thậm chí mẹ cũng có thể để bé bắt chước mẹ khi làm việc bằng cách trang bị cho bé bàn làm việc riêng hoặc được chơi nấu ăn.
Khi bé nói dối tức là bé muốn mẹ cảm thấy vui vẻ và hài lòng – dù cho những gì bé nói không phải là sự thật. Hãy cho bé cảm giác không quá đáng sợ khi nói ra sự thật và rằng mẹ sẽ giúp con không nói dối nữa. Ví dụ như khi bé chối rằng bé không vẽ bậy lên tường, hãy bình tĩnh giúp bé chùi đi vết vẽ và nói rõ cho bé hiểu rằng màu chỉ dùng để vẽ trên sách và bút mà thôi. Ngoài ra thì sự hài hước của mẹ cũng có thể trở thành một lựa chọn khi phản ứng lại lời nói dối từ bé, hãy cứ hùa theo và thêu dệt câu chuyện sao cho thật vô lí và rồi con sẽ nhận ra sự bất ổn của những gì mình vừa nói.
Hầu hết trẻ em biết đi xe đạp ba bánh khi 2 – 3 tuổi vì hoạt động này đòi hỏi bé phải có sức khỏe cũng như khả năng điều khiển cơ thể tốt. Hãy cho bé tập đi bằng loại xe làm bằng nhựa có chiều cao thấp để bé có cảm giác an toàn và học được cách thức chuyển động chân. Sau đó thì mẹ có thể giúp bé đổi sang loại xe cao hơn. Bé không nhất thiết phải đi được bằng hai bánh vào thời điểm này (Một vài bé thì có thể, nhưng thường thì chúng làm được điều này khi sắp lên 4.)
Sức khỏe và an toàn
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Khi con hoạt động, chơi đùa, chưa kể bé còn có bản tính hiếu kì trước mọi thứ xung quanh thì thật khó để giữ vi khuẩn tránh xa khỏi tầm tay của bé. Con sẽ dễ dàng mắc phải các chứng như đau bao tử, ho, phát ban, nôn mửa hoặc thậm chí sốt nữa. Mẹ có thể quá quen với những chứng này, tuy vậy hãy nhớ rằng chỉ có bác sĩ thực thụ mới có thể tìm ra căn bệnh thật sự cho những triệu chứng ấy của bé.
Mẹ nên biết thêm những gì?
Vài trẻ từ 6 tháng tới 8 tuổi cần phải được tiêm 2 mũi vắc xin chống cúm. Sau lần đầu tiên bị tiêm thì phải cách ít nhất 28 ngày sau hẵng tiêm mũi thứ hai và lần này mẹ có thể đưa thuốc vào cho bé bằng cách tiêm hoặc phun thuốc vào mũi bé.
Trẻ trước đó đã có tiêm phòng cúm vẫn cần tiêm hai mũi và bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn về hai mũi tiêm của con.
Mối quan tâm của mẹ
Những điều mẹ cần quan tâm là gì?
Vào thời gian này giấc ngủ của bé sẽ là những giấc ngủ ngắn liên tục, vậy nên bé sẽ thức giấc nhiều lần hơn mẹ. Vì thế mẹ cần dạy cho bé biết cách tự ngủ lại. Hãy thử các cách sau đây để giúp bé ngủ ngon hơn:
- Chuyển con sang giường lớn và khen ngợi khi bé chịu ngủ trên giường lớn đó;
- Hãy mường tượng trước những gì con sẽ đòi hỏi và chuẩn bị ngay trong thời gian sắp ngủ;
- Hãy ôm hôn con trước khi ngủ nhiều hơn.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.