Dịch màu nâu khi mang thai: 10 nguyên nhân phổ biến nhất

(4.08) - 53 đánh giá

Ra dich màu nâu khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng vì sợ đây là dấu hiệu sẩy thai. Thực chất, tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra.

Xuất hiện dịch âm đạo là hiện tượng thường gặp khi mang thai. Theo các chuyên gia, khoảng 25% mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng này trong 12 tuần mang thai đầu tiên.

Nếu thấy dịch màu trắng đục thì chứng tỏ bạn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng nếu ra dịch âm dạo màu nâu sẽ như thế nào? Điều này liệu có bình thường hay không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề bà bầu ra dịch màu nâu khi mang thai nhé.

Nguyên nhân ra dịch màu nâu khi mang thai

Dịch màu nâu khi mang thai có thể xuất hiện khi lượng máu tăng lên, di chuyển về phía cổ tử cung trong thai kỳ và làm cho vùng kín trở nên nhạy cảm hơn.

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc ra dịch nâu trong thai kỳ, chẳng hạn như:

1. Quan hệ tình dục khiến bà bầu ra dịch màu nâu

Cổ tử cung sẽ trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Chính vì thế, quan hệ tình dục hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động mạnh nào khác cũng có thể dẫn đến kích ứng, gây ra tình trạng đau nhẹ đi kèm xuất huyết màu nâu nhạt.

2. Máu báo thai gây ra dịch màu nâu khi mang thai

Sau khi được thụ tinh, trứng sẽ di chuyển đến thành tử cung và làm tổ tại đây. Quá trình này có thể gây ra hiện tượng tiết dịch màu nâu hoặc hồng nhạt. Tình trạng này thường được gọi là máu báo thai.

Máu báo thai có thể xuất hiện từ 6 ngày sau khi rụng trứng cho đến vài tuần đầu của thai kỳ. Đôi khi máu báo thai cũng sẽ có màu hồng nhạt và xuất hiện vài ngày trước kỳ kinh nguyệt của bạn. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn nếu muốn phân biệt triệu chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai.

3. Ra dịch màu nâu khi mang thai là dấu hiệu mang thai giả

Mang thai giả là tình trạng xuất hiện mô bất thường có hình dáng giống hệt như bào thai phát triển ngay bên trong tử cung. Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng rất giống các dấu hiệu mang thai. Do đó, tình trạng này rất thường bị nhầm lẫn với việc mang thai thật.

4. Dấu hiệu sắp sinh

Dịch âm đạo màu nâu xuất hiện trong những tuần cuối của thai kỳ có thể là do tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Điều này thường xảy ra vào khoảng tuần 36 – 40, khi cổ tử cung mềm và mở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

5. Nhiễm trùng hoặc bệnh tình dục

Nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung có thể khiến dịch âm đạo có màu nâu bất thường. Ngoài ra, nhiễm trùng còn khiến âm đạo có mùi, ngứa và xuất huyết nâu.

Bên cạnh đó, dịch màu nâu khi mang thai cũng có khả năng là triệu chứng của bệnh HPV do mức độ estrogen và lưu lượng máu đến vùng âm đạo tăng lên.

6. Thai chết lưu làm cho bà bầu ra dịch màu nâu

Khi bào thai không thể phát triển thêm nữa, nhịp tim thai sẽ ngừng đập và từ đó khiến thai chết lưu. Hiện tượng này có thể dẫn đến việc tiết dịch màu nâu khi mang thai.

Thai chết lưu là một dấu hiệu nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu. Vậy nên, bạn hãy tìm đến bác sĩ ngay khi các dấu hiệu thai chết lưu xuất hiện nhé.

7. Sảy thai khiến dịch âm đạo màu nâu

Mọi tình trạng tiết dịch trong thai kỳ đều có thể là một dấu hiệu sảy thai, đặc biệt là nếu dịch màu nâu khi mang thai xuất hiện cùng lúc với các triệu chứng khác như:

  • Chuột rút;
  • Đau bụng;
  • Đau lưng dưới;
  • Xuất huyết, đôi khi có máu đông và kéo dài trong vài ngày.

Thông thường, quá trình sảy thai tự nhiên sẽ diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày. Nguyên nhân gây sảy thai không phải lúc nào cũng do mẹ bầu. Các nghiên cứu cho thấy, sảy thai là vấn đề phổ biến và 20% mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này.

8. Thai ngoài tử cung có thể gây dịch âm đạo màu nâu

Dịch màu nâu khi mang thai đôi khi là một triệu chứng của việc mang thai ngoài tử cung. Lúc này, trứng được thụ tinh sẽ làm tổ ở một nơi bên ngoài tử cung, chủ yếu là trong ống dẫn trứng. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như

  • Ngất
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu nhẹ
  • Đau vùng bụng, xương chậu hoặc đau môt bên cơ thể.

Tuy nhiên, theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đôi khi việc xuất huyết âm đạo là dấu hiệu duy nhất cảnh báo mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung là một vấn đề nguy hiểm vì có thể gây vỡ ống dẫn trứng và xuất huyết nội nghiêm trọng. Hãy đến bệnh viện ngay khi bạn phát hiện các triệu chứng này nhé.

9. Polyp cổ tử cung

Bệnh polyp cổ tử cung là tình trạng xuất hiện các khối u nhỏ trên bề mặt cổ tử cung. Những khối u này thường lành tính và rất dễ vỡ, đặc biệt là khi nồng độ estrogen của cơ thể tăng lên trong thai kỳ. Các khối u này cũng có thể dẫn đến đau bụng dưới, khó chịu và chảy máu bụng dưới.

10. Nhau thai ở vị trí bất thường

Một số bất thường về nhau thai như nhau tiền đạo hoặc nhau bong non đều có thể dẫn đến việc xuất hiện dịch màu nâu khi mang thai. Đối với nhau tiền đạo, cổ tử cung sẽ mở rộng khiến dịch màu nâu xuất hiện nhưng không hề gây đau cho mẹ bầu. Trong khi đó, nhau bong non gây ra tình trạng xuất huyết nâu kèm đau đớn, gây nhiều khó khăn cho mẹ bầu trong cuộc sống.

Dịch màu nâu khi mang thai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ ngay nếu hiện tượng dịch màu nâu khi mang thai đi kèm với các tình trạng sau:

  • Tiết dịch âm đạo quá nhiều thay vì chỉ là những đốm nhỏ
  • Ra máu sau khi quan hệ kéo dài hơn 7 ngày
  • Dịch âm đạo có mùi hôi hoặc khó chịu
  • Tiết dịch âm đạo kèm máu đông
  • Tiết dịch âm đạo đi kèm với sốt hoặc ớn lạnh
  • Tiết dịch âm đạo đi kèm với đau quặn bụng, đau dữ dội hoặc chóng mặt.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu gặp phải hiện tượng xuất hiện dịch màu nâu khi mang thai. Nếu bạn nhận thấy một trong những nguyên nhân trên, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để có được tư vấn kịp thời nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ nam giới

(13)
Không có một loại thuốc nào giúp con người trẻ mãi không già nhưng có chế độ và thói quen ăn uống giúp bạn “càng ăn càng khỏe”. Bạn có thể thay đổi ... [xem thêm]

4 câu hỏi bạn cần trả lời trước khi giảm cân

(33)
“Chọn đúng phương pháp giảm cân và một chút kiên trì, bạn sẽ thành công sở hữu một vòng eo thon!” Đúng là nói thì dễ hơn làm, có phải bạn đang nghĩ ... [xem thêm]

Bạn biết gì về phương pháp gây mê nội khí quản?

(93)
Phương pháp gây mê nội khí quản được sử dụng phổ biến trong các ca phẫu thuật kéo dài nhờ các ưu điểm như kiểm soát đường hô hấp, tuần hoàn, giãn ... [xem thêm]

Đổ mồ hôi nhiều có tốt không?

(86)
Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ra mồ hôi quá nhiều là một chuyện khác. Vậy ra mồ hôi nhiều có tốt ... [xem thêm]

Thực hư tác dụng của các loại vitamin cho não

(19)
Vitamin cho não có thật sự phát huy tác dụng như những gì nó được quảng cáo? Dù bạn đang mắc bệnh Alzheimer hoặc chỉ đơn giản là gặp vấn đề về khả ... [xem thêm]

Bà bầu thích hát: Mẹ vui mà con cũng được lợi

(81)
Nếu là một bà bầu thích hát thì hãy cứ tiếp tục vì điều này mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Vậy chần chờ gì mà không hát mỗi khi có thể bạn ... [xem thêm]

10 lời khuyên hữu ích dành cho sức khỏe nam giới

(18)
Khi thay tã cho bé, bố mẹ thường muốn nhanh chóng dọn đi phần phân và nước tiểu mà quên mất rằng chính nước tiểu và phân lại là gợi ý tốt nhất về ... [xem thêm]

Xơ gan ở trẻ em và những điều bạn nên biết

(20)
Nguyên nhân xơ gan ở trẻ em chủ yếu xuất phát từ những thương tổn ở gan, mật hoặc các bệnh lý di truyền. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề sức khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN